Theo
giai thoại của người Trung Hoa thì ngày xưa có một người tên là Vinh Khải Kỳ tỏ ra là một bậc tiên ông đạo cốt, mình mặc áo lông cừu, lưng thắt dây, ngày ngày giao du ở sơn thuỷ, vui thú cầm ca chậm rãi rảo bước... tay đánh đàn miệng ca hát không ngừng. Một hôm, Đức Khổng Tử đi dạo gặp Vinh Khải Kỳ, ngài mới hỏi ông: "tiên sinh làm thế nào mà thường
vui vẻ ca hát thế?".
Khải Kỳ thưa: "Trời
sanh muôn vật, loài người cao quí nhất. ta đã được làm ngươi, đó là điều đáng vui. Người ta sinh ra có người đui què, có người non yếu... mà
ta thì khoẻ mạnh sống lạu, thế là hai điều đáng vui. Còn cái nghèo là sự thường của thế gian, cái chết là hết sự đời. Ta này biết vơi với cảnh
đời để đợi cái chết thì còn gì lo buồn nữa?".
Trong tất cả mọi sự, hãy nghĩ đến cùng đích
Một
ngày nọ, triết gia Diogene của Hy Lạp đã đến giữa chợ Athène và dựng lên một căn lều có ghi đậm hàng chữ như sau: "Tại đây có bán sự khôn ngoan".
Một
bậc khoa cử tình cở đi qua căn liều đọc được lời rao báo, mới cười thầm
trong bụng... Muốn biết đằng sau căn lều ấy có những gì, ông mới sai người đầy tớ cầm tiền để dò là và mua cho được cái mà người bán gọi là sự khôn ngoan.
Người
đầy tớ cầm tiền ra đi làm theo lời căn dặn của chủ... Anh đưa cho Diogene 3 hào và nói rằng chủ của anh muốn có sự khôn ngoan. Cầm lấy 3 hào bỏ vào túi, triết gia Diogene nói với người đầy tớ một cách trang trọng như sau: "Anh hãy về đọc lại cho chủ anh nghe câu này: Trong tất cả mọi sự, hãy nghĩ đến cùng đích".
Vị
kho cử thành Athène vô cùng thích thú về lời khôn ngoan này. Ông đã cho
biết trước cửa nhà như khuôn vàng thước ngọc để chính ông suy niệm mỗi ngay và tất cả những ai đi qua trước nhà ông đều có thể đọc thấy...
Trong tất cả mọi sự, hãy nghĩ đến cùng đích
Có
lẽ đó cũng là khuôn vàng thước ngọc mà Giáo Hội muốn ngỏ với mọi ngời chúng ta trong những ngày cuối cùng của năm phụng vụ này. Một năm qua đi: đó là hình bóng của đời người và lịch sử của thế giới này.
"Trong
tất cả mọi sự, hãy nghĩ đến cùng đích". Người lực sĩ nghĩ đến phần thưởng đang chờ đợi mình. Người học sinh nghĩ đến ngày đỗ đạt thành tài... Điểm đến thúc đẩy con người hăng say làm việc.
Thời
Noe, mọi người ăn uống, vui chơi và cười nhạo khi ông cho đóng tàu để p[hòng nạn Hồng Thuỷ. Đối với họ, chuẩn bị để đương đầu với tai nạn, chuẩn bị để làm một cuộc hành trình dài là một chuyện viển vông, là điều
ngu xuẩn...
Hãy
vui hưởng cuộc sống, hãy sống như thể con người sẽ không bao giờ chết: đó là thái độ của nhiều người trong chúng ta. Sống như thế là sống không
định hướng, sống như thế là sống không mục đích. Thánh Phaolô đã gọi những người đó là những người chỉ biết nhờ cái bụng của mình...
Cái
chết là cửa để bước vào cuộc sống mai hậu. VÀ cuộc sống mai hậu ấy tuỳ thuộc vào những tích chứa, những xây dựng của chúng ta trong cuộc sống tại thế này. Nếu trong cuộc sống này, chúng ta hướng tất cả mọi hoạt động của chúng ta vào cùng đích ấy, nếu chúng ta hành động, suy nghĩ như
thể chúng ta sẽ ra đi tức khắc, thì chắc chắn khi bước qua ngưỡng cửa ấy, chúng ta sẽ không ngỡ ngàng, thất vọng...
Nhưng
dĩ nhiên, không phải tự sức mình, chúng ta có thể xây dựng cho mình tương lai vĩnh cửu ấy. Sự sống trường sinh là ân ban nhưng không của Chúa. Thiên Chúa chỉ chờ đợi nơi chúng ta sự ưng thuận và đáp trả tích cực mà thôi... Ước gì từng suy nghĩ, từng hành động, từng gặp gỡ, từng hơi thở của chúng ta đều là một đáp trả tích cực của chúng ta với lời mời gọi vào sự sống bất diệt của Chúa. Ước gì trong tất cả mọi sự, sự khôn ngoan hướng dẫn chúng ta chính là cõi phúc trường sinh mà Chúa đã hứa ban cho chúng ta. Ước gì trong từng bước lữ hành về cõi phúc ấy, chúng ta có thể nếm được niềm vui và hạnh phúc đích thực ngay trong cuộc
sống này...
Nguồn sưu tầm
Nguồn sưu tầm