Nhiều người chỉ biết tới cây chanh là loại cây cho quả, nhưng đối với các bác sỹ Đông y, nó còn là cây thuốc; và ngoài tác dụng giải nhiệt, chứa nhiều vitamin C, chanh còn có nhiều tác dụng bất ngờ.
- Lá chanh tươi: nấu nước xông chữa cảm, cúm
- Lá, rễ, vỏ chanh: chữa ho, viêm họng, khó thở, nhức đầu, kém ăn, nôn mửa, đau nhức mắt, tắc tia sữa, rắn cắn... Vỏ chanh tươi dùng để ngậm, còn rễ, lá đem sắc uống.
- Nước cốt chanh: chữa bệnh hoại huyết, chảy máu chân răng, chảy máu cam..., do thiếu sinh tố C.
- Chống nhờn da: Da mặt thường xuyên bị nhờn sẽ gây khó chịu, mất thẩm mỹ, sau một lúc trang điểm da sẽ bóng, mỹ phẩm có thể bị trôi mất. Để khắc phục nhược điểm trên, bạn hãy thoa lên mặt một lớp nước chanh thật mỏng, để khô rồi hãy bắt đầu trang điểm.
- Chữa móng tay giòn, gẫy: Dùng chanh chà xát vào móng tay ngày 2 lần. Móng tay bạn sẽ vừa sáng và ít bị gẫy xước do va chạm.
- Giữ trắng đồ ăn: Khoai tây, chuối xanh, táo, lê hay hoa chuối khi cắt ra rất nhanh bị thâm. Một cách đơn giản là bạn hãy pha vào chậu nước một chút nước cốt chanh và ngâm chúng vào. Chúng sẽ không bị thâm đen mà vẫn giữ được độ tươi ngon, đẹp mắt.
- Lau chùi đồ đồng: Đồ đồng để lâu ngày sẽ bị ỗi hoá và bị đen. Bạn chỉ cần lấy nửa trái chanh chấm vào muối rồi chà mạnh lên mặt đồng. Sau đó rửa lại bằng nước cho thật sạch và dùng khăn khô, mềm đánh bóng.
- Lau vết dầu mỡ trong bếp: Các thành bếp gần khu vực nấu nướng rất dễ dính các vết dầu mỡ và các vết bẩn. Bạn hãy dùng một miếng chanh chà thật mạnh lên vết bẩn. Dùng giẻ có tẩm nước xà phòng lau qua một lượt rồi lau lại cho thật sạch. Các vết dầu mỡ sẽ biến mất trả lại cho bạn căn bếp sáng đẹp.