Lo nghĩ căng thẳng quá độ làm đời sống mất bình thường. Bệnh tâm trí có thể đưa tới mất công ăn việc làm, mất bạn bè, và mất những người thân yêu. Lo nghĩ căng thẳng có thể làm xuống tinh thần, ghiền rượu, hay tự vẫn.
Có tới 19 triệu người tại Hoa Kỳ bị căng thẳng tâm trí. Số lượng bệnh nhân lo nghĩ, buồn bã, còn nhiều hơn cả hai thứ: dùng ma túy và ghiền rượu nhập lại. Bệnh nhân thường dấu không cho người khác biết mình đang bị mắc bệnh. Lúc đi gặp bác sĩ khám bệnh định kỳ, bệnh nhân cũng không cho bác sĩ biết mình có vấn đề lo nghĩ căng thẳng.
Có nhiều loại bệnh tâm trí căng thẳng:
.
Bệnh lo nghĩ thông thường như sợ mất việc làm. Triệu chứng gồm có thiếu
nghỉ ngơi, bắp thịt đau nhức, khó ngủ, mệt mỏi, và không tập trung trí óc được.
. Lên cơn bấn loạn (panic disorders), cơ thể hết sức sợ hãi.
Đôi khi chạy vi tới nhà thương cấp cứu, vì lầm tưởng đang bị cơn đau tim (heart attack). Nhưng khám bệnh xong thì lại chẳng thấy có gì!
Bệnh nhân thường có những triệu chứng sau đây:
- tim như bóp nghẹt.
- đổ mồ hôi.
- mặt nóng bầng, đôi khi ớn lạnh.
- chân tay run rẩy.
- khó thở, thở hổ hển.
- cảm thấy mắc nghẹn.
- đau ngực.
- ói, đau bao tử.
- chân tay mềm nhũn.
- chóng mặt, tái xanh mặt.
- sợ hãi, mất bình tĩnh, mất tự kiểm soát, sắp nổi điên.
- sợ như sắp chết đến nơi.
Trẻ
vị thành niên hay người còn ít tuổi thường dễ lên cơn bấn loạn, khiếp sợ. Bệnh nhân còn sợ thang máy, xe hơi, nhà hát, chớp bóng, máy bay, và ngay cả đi mall, sợ không được an toàn. Ba phần tư người bị bệnh là phụ nữ.
. Sợ đủ thứ như súc vật, nhện, côn trùng, sợ nước, đi trên cầu, lái xe trên xa lộ, và sợ thử nghiệm bệnh tật.
. Sợ xã hội, không giám nói chuyện ngoài công chúng, sợ gặp bạn, sợ đi làm và không giám rời chỗ ở.
.
Hậu chấn thương (post-traumatic stress), sợ hãi tuyệt độ. Thí dụ điển hình là cựu chiến binh Mỹ sau chiến tranh Việt Nam 1975. Thường bị triệu
chứng như không muốn lái xe, thấy cảm xúc tê cứng, dễ nổi giận, bứt rứt, khó ngủ, không tập trung trí óc được.
. Cảm giác ám ảnh, ép buộc (Obsessive-Compulsive). Chia làm bốn loại:
- thích rửa ráy vì sợ dơ, sợ bụi, bệnh tật, hay sâu bọ. Cả ngày chỉ rửa ráy cái này, lau chùi cái kia.
- Muốn coi lại đồ trong nhà, sợ chưa tắt lò hơi, chưa tắt bàn ủi, chưa khóa nước.
- Lẩm bẩm nhắc đi nhắc lại, để tâm hồn thư thả.
- Nhặt nhạnh giấy báo hay những vật vô dụng.
Muốn tránh tâm trí căng thẳng phải làm sao"
Nếu
biết mình có bệnh phải đi gặp bác sĩ khám định kỳ. Vì một số bệnh tim mạch hay bệnh liên hệ kích thích tố có thể phát sinh triệu chứng tương tự như bệnh tâm trí căng thẳng, lo nghĩ. Nếu không rõ mình bị căng thẳng
hay xuống tinh thần, có thể kêu Trung Tâm Phân Biệt bệnh tâm thần (National Anxiety Disorders Screening, 888-442-2022). Và nhất là đừng ngại ngùng, hãy cho bác sĩ gia đình biết.
Điều trị tâm trí căng thẳng, buồn bã:
.
Tâm lý trị liệu: Bệnh nhân học hỏi làm sao tự mình giúp mình và tự kiểm
soát được hoàn cảnh. Tất nhiên là qua những cuộc nói chuyện, hội thảo. Học tự giúp mình trầm tĩnh. Bác sĩ gia đình giúp tìm kiếm người chuyên môn tâm lý trị liệu. Chữa trị tùy theo những trường hợp bệnh lý khác nhau, thí dụ trường hợp tâm trí căng thẳng tổng quát, sợ hãi quá độ, bấn
loạn, có vấn đề khi ra ngoài xã hội. Đôi khi phải dùng thêm thuốc song song với tâm lý trị liệu.
. Trị liệu bằng thuốc: Có nhiều thuốc, nhưng thường phải 6 tuần lễ mới có hiệu nghiệm:
- Benzodiazepine.
- Buspirone Hydroclhoride và Venlafaxine Hydrochloride.
- Serotonine receptor inhibitors.
- và nhiều thuốc khác mới được FDA chấp thuận.
Thuốc cần toa và cần bác sĩ theo rõi.
. Những chất cần phải tránh:
- không nên dùng caffeine trong cà-phê, nước trà, chocolate, cocoa, và một vài đồ uống có hơi.
- tránh dùng thuốc giảm mập, thuốc xuyễn, thuốc cảm cúm có chất pseudoephedrine.
- tránh thuốc ghiền như Amphetamine, cocaine, hay marijuana.
Nói tóm lại, phần lớn bệnh tâm trí căng thẳng hay lo lắng đều có thể chữa được. Nhưng phần quan trọng nhất vẫn là bệnh nhân phải quyết tâm, biết mình có bệnh và phải đi chữa bệnh. Bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống bình thường và thoải mái.
(Ghi chú: Bài này viết với mục đích nâng cao kiến thức, không dùng để tự trị liệu. Nếu có thắc mắc về tình trạng sức khỏe hay thuốc men, xin hỏi bác sĩ gia đình).
Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., FAAFP; E-mail: nmtran@hotmail.com; Điện thoại: (714) 547-3915.