Friday
20
September
2024
(View: 9144)
Đây là những kỹ thuật photoshop đơn giản và dễ dàng dành cho các bạn yêu nhiếp ảnh chân dung. Đơn giản và dễ dàng là vì những kỹ thuật này chỉ hậu kỳ nhẹ lên chủ đề và gây cảm tưởng tốt cho người được chụp khi họ xem ảnh. Bạn chỉ cần bỏ ra 2 tới 3 phút là có thể hoàn thành một kỹ thuật. Bạn không cần phải có kiến thức cơ bản về photoshop (nhưng nếu có thì càng tốt) và chỉ tuần tự làm theo từng bước hướng dẫn.
(View: 10729)
Về cơ bản, ảnh chân dung gồm 3 loại: chụp cận mặt, chụp bán thân (demi thân trên) và chân dung ngoại cảnh. Trong loại ảnh chân dung thứ 3, người cầm máy nhắm vào chủ thể và hậu cảnh xung quanh chủ thể nhằm thể hiện tính cách của chủ thể - đây cũng là thể loại ảnh thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
(View: 10247)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
(View: 8860)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Khó ngủ

Sunday, March 20, 201112:00 AM(View: 18146)

Ai hay khó ngủ?Thường thường thì cứ ba (3) bệnh nhân đi khám bệnh, lại có một người bị khó ngủ. Trong số đó, 10 phần trăm bị khó ngủ kinh niên. Bệnh nhân ít khi đi khám bệnh chỉ vì bị khó ngủ, mà là vì bệnh khác. Bệnh nhân thường than phiền: khó ngủ, không ngủ yên giấc, thức dậy sớm, khó ngủ lại được. Bị bệnh khó ngủ, ban ngày thấy mệt mỏi, hết năng lực, kém tập trung, đôi khi thấy thấy bứt rứt. (National Institutes of Health, 1998).

Ai hay khó ngủ?
khongu_copyTại Hoa Kỳ, có 30-35 phần trăm bị bệnh khó ngủ, 17 phần trăm bị nặng. Đàn bà bị khó ngủ nhiều hơn đàn ông. Người lớn bị bệnh nhiều hơn người ít tuổi. Mười lăm phần trăm bệnh nhân phải uống thuốc. Bệnh nhân khó ngủ, bị xuống tinh thần (depression), lên cơn buồn phiền (panic disorder), và hay uống rượu (10 phần trăm). Người bị bệnh khó ngủ không làm việc có hiệu quả, hay nghỉ làm, hay vào nhà thương, hay bị tai nạn nặng, và có tử vong cao. Mỗi năm thuốc men tiêu tốn một tỉ mỹ kim (GE Simon, et al., Amer. J. of Psychiatry 154: 1417, 1997).
Những loại bệnh khó ngủ:

Khó ngủ cấp tính: Thường là do cảm xúc, hay cơ thể thấy khó chịu, ray rứt, căng thẳng, và bị bệnh (bệnh tim mạch, dị ứng, nghẹt phổi, nóng sốt, bệnh tuyến hạch, viêm rut-inflammatory bowel disease, bệnh dinh dưỡng, ung thư, đau nhức, ngứa, bệnh đường tiểu, hay bệnh ngáy-apsnea. Đôi khi, bởi vì môi phòng ngủ không thoải mái, nhiều tiếng động, nhiều ánh sáng, nhiệt độ không điều hoà trong phòng ngủ.

Khó ngủ kinh niên: Có nhiều nguyên nhân, nhưng phần lớn là do bệnh tật. Đôi khi, lúc thức lúc ngủ thất thường.

Khó ngủ vì bệnh tâm thần: chiếm 50 phần trăm bệnh mất ngủ. Do nhiều nguyên nhân như: tâm lý thay đổi, đau nhức, bị nằm yên một chỗ hơi lâu, khó thở, bệnh già hay quên-dementia, khi có bầu kích thích tố thay đổi, đàn bà sắp tắt kinh hay đã hết kinh.
Những loại bệnh khó ngủ khác do chân tay bất chợt co ruỗi thường xuyên trong lúc ngủ, thỉnh thoảng chân tay bị co giật làm mất giấc ngủ.
Nếu nguyên nhân bệnh ngủ không kiếm ra, thì có thể do buồn rầu, căng thẳng, không ngủ đều đặn, hay do vấn đề tâm lý.

Điều trị bệnh khó ngủ:
- Khi bị khó ngủ cấp tính thì cần đi chữa bệnh, nếu không sẽ thành khó ngủ kinh niên. Nếu bị khó ngủ liên tục một vài đêm, bạn nên đi gặp bác sĩ. (American Academy of Family Physicians, 1995).

- Không nên mua thuốc ngủ tự do ở ngoài quầy thuốc, phải hỏi bác sĩ gia đình. Nếu đã lớn tuổi thì lại càng phải thận trọng hơn, vì dễ bị lẫn ln thuốc. Người lớn tuổi uống thuốc ngủ, dễ bị té ngã, cho nên nếu nửa đêm phải trở dậy tiểu tiện, haỹ ngồi dậy chầm chậm, nghỉ một phút cạnh giường ngủ, rồi từ từ đi vào phòng tắm, cần phải có đèn sáng để thấy lối đi.

- Nếu bác sĩ cho thuốc ngủ, thì chỉ nên dùng theo đúng cách đã được chỉ dẫn. Không được uống qúa liều chỉ định. Nếu uống thuốc quá hai tuần liên tục mà vẫn không ngủ được thì phải đi gặp bác sĩ, vì đôi khi có thể làm mất ngủ thêm. Khó ngủ kinh niên sẽ khó chữa hơn, vì có nhiều nguyên nhân. Chữa bệnh khó ngủ rất phức tạp, đôi khi phải dùng những phương pháp tâm lý tân tiến, phải dùng thuốc, phải được chữa chạy và theo rõi cẩn thận. Nếu có gì thắc mắc bạn nên hỏi bác sĩ gia đình, nhưng nhiều khi cũng cần phải gặp những bác sĩ chuyên môn trị bệnh tâm trí. (psychiatry).

Vài lời khuyên giúp dễ ngủ:
* Đi ngủ đúng giờ
* Thức dậy đúng giờ
* Tập thể dục mỗi ngày
* Điều chỉnh nhiệt độ điều hoà trong phòng ngủ
* Giữ phòng ngủ yên tịnh
* Không để ánh sáng trong phòng ngủ
* Khi lên giường ngủ, nằm thoải mái
- Những điều nên tránh:
* Khi vừa tập thể dục xong, không đi ngủ ngay
* Không chơi bài hay coi truyền hình kích động trước khi đi ngủ
* Không dùng caffeine (có nhiều trong cà-phê, nước trà, chocolate..)
* Không vừa nằm vừa coi truyền hình trước khi đi ngủ
* Không uống rượu
* Không uống thuốc ngủ cuả người khác
* Nếu ngủ không được trong vòng nửa tiếng đồng hồ, nên ngồi từ từ trở dậy, làm một việc gì nhẹ, rồi trở lại giường, khi buồn ngủ. Nếu cần, có thể làm nhiều lần cho đến khi ngủ được.


Bác Sĩ Trần-Mạnh-Ngô, M.D

(View: 23834)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
(View: 13839)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
(View: 17239)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
(View: 33689)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
(View: 29021)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 16821)
uống đều đặn aspirin bảo vệ một phần nào chống sa sút trí tuệ (dementia). Theo Tổ chức Alzheimer’s Research and Prevention Foundation thì loại huốc rẻ tiền này có thể cắt giảm rủi ro phát triển bệnh lú lẫn ( Alzheimer) với một tỷ lệ lớn không ngờ (55 phầm trăm) Trong lúc mà người dân Mỹ đang tìm cách cắt tỉa bớt chi phí về chăm sóc sức khoẻ, nhiều người đã hướng về loại thuốc cổ xưa này như là một thần dược.
(View: 13725)
Mỗi năm có khoảng 50.000 người chết vì ung-thư ruột già và 150.000 trường-hợp mới về bệnh này. Phần lớn những người bị bệnh ung-thư ruột già ở tuổi 50, và 20% có bố mẹ, anh chị em, ông bà hay chú bác cô dì đã mắc phải bệnh này. Tại Hoa kỳ người da đen có tỉ-lệ bị bệnh ung-thư ruột già cao nhất ở bất cứ nhóm tuổi nào.
(View: 13348)
Giáo-sư Kurth nói “Các kết quả thâu lượm đươc gợi ý là asprin có thể làm chậm sự phát-triển của bệnh hen đối với người lớn”. Khả năng này của aspirin có thể là do tính- chất chống viêmcủa thuốc.
(View: 14339)
aspirin giảm rủi ro tử vong về ung thư xuống được 15 phần trăm--lợi ích này rõ thấy đối với những người uống aspirin với liều lượng cao (300mg/ngảy) trong ba năm hoặc với liều lượng thấp hơn (300mg/ngày) trong năm năm
(View: 15360)
Mỗi năm có hai thời điểm dễ ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Đó là tháng cực lạnh hay cực nóng. Những năm có mùa đông với nhiều đợt lạnh kéo dài, số bệnh nhân nội trú tại viện tăng cao, tỷ lệ tử vong cũng tăng. Thời tiết lạnh sâu thường khiến sức đề kháng giảm, tinh thần dễ trầm cảm, trao đổi chất chậm. Thời tiết nắng nóng kéo dài lại dễ gây các bệnh lý tiêu hóa, tim mạch (trời nóng dễ mất nước, không bù đủ nước, máu có thể bị cô đặc lại tăng gánh nặng cho tim và dòng máu khó lưu thông).