Monday
6
May
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22296)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13134)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16537)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32921)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28293)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21988)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22815)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19812)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Nếu Có Thiên Chúa, Tại Sao Có Sự Dữ ?

Thursday, January 5, 201212:00 AM(View: 115029)

Nếu Có Thiên Chúa, Tại Sao Có Sự Dữ?

 

Vấn đề Sự Dữ là vấn đề nan giải từ trước đến nay. Nếu nói rằng Thiên Chúa là Đấng Nhân Lành vô cùng, thì tại sao Ngài lại để cho sự dữ lan tràn thế gian. Nếu nói rằng sự dữ là do tội lỗi gây ra, thì tại sao nó lại cũng xảy ra cả cho những trẻ em hoàn toàn vô tội, như các thai nhi trong bụng mẹ? Chính vì thế mà nhiều người không còn tin rằng có Thiên Chúa. Để trả lời câu hỏi này, Thiên Chúa đã sai Con Một Ngài là Đức Kitô xuống trần. và chính Đức Kitô đã trả lời thắc mắc này cách vẹn toàn khi dùng cái chết của Người mà chiến thắng Sự Dữ trên Thánh Giá.

 


Nếu Có Thiên Chúa, Tại Sao Có Sự Dữ ?


Thân trần truồng tôi đến từ lòng mẹ,

 và tôi cũng sẽ trần trụi trở về;

Chúa đã cho và Ngài đã lấy lại;

 xin chúc tụng thánh danh Ngài.

Gióp 1:21

Đương nhiên lý luận thông thường nhất để bác bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa dựa vào một câu hỏi cố hữu: "Nếu thật sự có một Thiên Chúa tốt lành, thì tại sao lại có sự dữ trên thế gian?" Lý luận này thường được trình bày thế này: "Vì thế gian đầy sự dữ, một Thiên Chúa tốt lành và toàn năng không bao giờ cho phép sự dữ xuất hiện, như vậy thì không có Thiên Chúa!" Lý luận này liên quan đến tình cảm nhiều hơn lý trí, nhưng nó quan trọng và đáng cho chúng ta quan tâm. Nó có thể được đặt ra dưới nhiều hình thức và một số sẽ được đưa ra ở đây.

Trước hết chúng ta phải tìm hiểu ý nghĩa của sự dữ. Có hai loại sự dữ là sự dữ luân lý và vật lý. Sự dữ luân lý là cố tình phạm tội, và sự dữ vật lý là những tai ương tự nhiên. Thí dụ giết người, ngoại tình, dâm dật, ăn cắp, phù thủy, phá thai... là những sự dữ luân lý (Didache 2:2). Còn nạn đói, bệnh tật, tai họa thiên nhiên và sự chết là sự dữ tự nhìên. Sự dữ tự nó không là gì, nhưng là thiếu điều gì đáng lẽ phải có, thí dụ nói dối là thiếu chân thật. Thiên Chúa không dựng nên sự dữ vì nó không phải là điều cần được dựng nên. Sự dữ là điều bất toàn, thiếu, hay không có trong việc tạo dựng của Thiên Chúa.

Đầu tiên hãy chú tâm đến sự dữ luân lý, câu hỏi có thể được đặt ra là: "Nếu có một Thiên Chúa nhân lành, sao Ngài lại tạo nên người ác?" Để trả lởi câu hỏi này, chúng ta phải ý thức rằng Thiên Chúa không dựng nên người ác (STK 1:26-31). Là một Thiên Chúa thông biềt mọi sự, Thiên Chúa biết rằng Ngài dưng nên những người sẽ trở nên người tội lỗi, nhưng biết và điều khiển là hai việc khác nhau. Thiên Chúa dựng nên chúng ta với ý chí tự do, là khả năng cố tình chọn lựa chuabidongdinh-contenthay chối bỏ Ngài của chúng ta. Chúng ta đã chọn phạm tội - chối bỏ Thìên Chúa - bằng cách cố tình bất tuân. Sự bất tuân này là một lỗ hổng trong chương trình của Thiên Chúa đối với chúng ta.

Thiên Chúa muốn chúng ta kính mến Ngài, nhưng nếu không có ý chí tự do, chúng ta không thể yêu Chúa cách chân thành được. Không ai có thể bắt chúng ta yêu họ được. Nếu Thiên Chúa dựng nên chúng ta không có ý chí tự do, chúng ta sẽ là những cái máy sống và đã không được dựng nên theo hình ảnh Ngài và giống Ngài. Thiên Chúa cho phép sự dữ luân lý xảy ra trong phạm vi Ngài cho chúng ta ý chí tự do. Sự dữ luân lý trên đời là kết quả của sự tự do chọn lựa của chúng ta.

Kế đến chúng ta xét đến sự dữ vật lý, câu hỏi có thể được bắt đầu như sau: "Nếu có một Thiên Chúa tốt lành, tại sao đau đớn, khổ cực, và chết chóc lại có trên thế gian?" Câu hỏi hóc búa hơn là: "Nếu có một Thiên Chúa công bằng, sao những người tốt phải chịu đau khổ?" Trong thế giới vật chất đau khổ có một mục đích. Đau đớn ngăn trở việc chúng ta làm tổn thương thân xác. Tôi không cho tay vào lửa chính vì sợ đau. Chứng đau ngực có thể báo hiệu cho chúng ta sắp đến cơn đau tim. Các lực sĩ phải chịu đựng những khó khăn mệt nhọc kinh khủng mà rèn luyện thân thể để có thể chơi các môn thể thao cách điêu luyện hơn, vì họ biết rằng không có đau khổ thì không đạt được gì. Dù cho những người tốt, chịu đau khổ như thế không hoàn toàn là phi lý.

Vật chất hoạt động theo luật vật lý. Thí dụ, lửa hoạt đông theo luật nhiệt động học. Cũng luật này cho phép chúng ta sưởi ấm nhà trong mùa đông, nhưng đồng thời cũng cho phép chúng ta thiêu hủy nhà chúng ta. Để tránh việc thứ hai cần phải có phép lạ - một sự tạm ngưng của luật vật lý. Thiên Chúa cho phép sự dữ vật lý xảy ra vì Ngài không làm hết phép lạ này đến phép lạ khác để chặn đứng chúng, như vậy là làm cho những gì thông thường trở nên phi thường. Những định luật vật lý được áp dụng cho cả người lành lẫn người dữ (Matt 5:45).

Câu hỏi thực sự đương nhiên không phải là tại sao Thiên Chúa cho phép sự dữ vật lý xảy ra, nhưng tại sao Thiên Chúa dựng nên chúng ta trong thế giới vật chất? Có những người cho rằng Thiên Chúa dựng nên chúng ta trong thế giới vật chất bất toàn này để chúng ta không cậy sức mình, nhưng để chúng ta yêu mến và dựa vào một Thiên Chúa thiện hảo (2 Cor 1:8-9). Chúng ta được dựng nên với những ước muốn và khao khát chỉ được thỏa mãn bởi Thiên Chúa. Sự trống vắng hạnh phúc này mời gọi chúng ta đến cùng Ngài. 

Theo lời Thánh Augustinô: "... Vì Chúa đã tạo dựng nên chúng con cho Chính Chúa, Lạy Chúa, tâm hồn chúng con không bao được yên hàn cho đến khi được nghỉ ngơi trong Chúa". [Tự Thú I,1,1].

Thánh Irênê thành Lyon (190 Tr. CN) có một tư tưởng khác:

...nơi nào không có sự cố gắng thì cũng không có giá trị. Chúng ta không cần nhãn quan nếu chúng ta không biết rằng bị mù khổ sở thế nào. Cũng thế, sức khỏe trở nên quý giá hơn sau khi chúng ta bị ốm; ánh sáng so với tối tăm; sự sống so với cái chết. Cũng vậy, Nước Thiên Chúa trở nên quý giá hơn cho những ai đã nếm mùi trần thế. Nhưng nó càng quý giá, thì chúng ta càng yêu nó nhiều; và càng yêu nhiều thì chúng ta càng được nhiều vinh quang trước mặt Thiên Chúa. Vì thế, Thiên Chúa cho phép tất cả những điều đó, để chúng ta học từ chúng và biết khôn ngoan yêu mến Thiên Chúa, để chúng ta được sống trong tình yêu hoàn hảo ấy. [Chống Lạc Giáo IV, 37,7].

Nghĩ xa hơn, đau khổ và hy sinh có thể giúp chúng ta chế ngự tính ích kỷ của chúng ta. Lại nữa, Thiên Chúa là Đấng Thánh, vì tạo vật ly tách khỏi Ngài nên trở thành bất toàn.

Sách Ông Gióp trong Kinh Thánh đối phó với vấn đề này một cách thơ mộng và tuyệt vời. Ông Gióp là một người công chính, kính sợ Thiên Chúa (Gióp 1:1); tuy thế, Ngài cho phép Satan gây cho ông những tai nạn và bệnh tật kinh khủng để thử lòng trung thành của ông. Satan muốn chứng minh cho Thiên Chúa rằng ông Gióp sẽ ngã lòng (Gióp 2:3-7). Trong đau khổ cùng cực, ông Gióp đã tranh luận với "các bạn" về sự đau khổ của người vô tội. Cuối cùng Thiên Chúa nhập cuộc tranh luận và trả lời:

Ai là kẻ dám dùng những lời thiếu hiểu biết để làm u tối kế hoạch của Thiên Chúa? Giờ đây, hãy thắt lưng như một nam nhân; Ta sẽ hỏi ngươi và ngươi hãy trả lời Ta! Ngươi ở đâu khi Ta đặt nền móng địa cầu? Hãy nói cho ta, nếu ngươi thật hiểu biết... [Gióp 38:2-4]

* Kẻ tranh luận với Đấng Toàn Năng có chịu thua không, và kẻ kêu trách Thiên Chúa, hãy trả lời Ngài?

Thiên Chúa trả lời bằng cách bảo ông Gióp rằng sự khôn ngoan và quyền năng của Ngài vượt trên sự hiểu biết của loài người. Con người cũng không làm chủ vũ trụ, và nhân đức của con người mà thôi cũng không đảm bảo được hạnh phúc trần thế. Ông Gióp khiêm nhường kết thúc cuộc tranh luận bằng những lời này:

Con đã đối phó với những điều cao trọng mà con không hiểu; những điều quá kỳ diệu cho con, mà con không biết... Cho nên con rút lại những gì con đã nói, và ăn năn thống hối trong đống bụi tro [Gióp 42:2-6].

Ở đây Kinh Thánh đề nghị chúng ta rằng chúng ta phải chấp nhận đau khổ và tín thác vào Thiên Chúa. Chính Chúa Giêsu đã trả lời thắc mắc này cách vẹn toàn khi dùng cái chết của Người mà chiến thắng Sự Dữ trên Thánh Giá.

Đối với Kitô hữu, đau khổ đời này có thể trở nên niềm vui và vinh quang đời sau. Trong Kinh Thánh, Thánh Phaolô đưa ra sự liên hệ giữa sự dữ vật lý (sự chết) và sự dữ luân lý (tội lỗi):

Như vậy, vì một người (Adong) mà tội lỗi xâm nhập vào thế gian, và qua tội lỗi là sự chết, cho nên sự chết lan tràn đến mọi người vì tất cả mọi người đều phạm tội [Rom 5:12].

Qua ông Adong (tội Tổ Tông), tất cả chúng ta đều có tội và phải chết; tuy nhiên, Thiên Chúa là Đấng từ bi, qua Kitô Giáo Ngài đã đem đến cho chúng ta niềm hy vọng:vinh_quang_phuc_sinh-content

Như vì một người mà sự chết đã đến, thì nhờ một người mà sự kẻ chết sống lại cũng đến. Vì mọi người đều chết nơi Adong, thì tất cả sẽ được cho sống lại trong Đừc Kitô [1 Cor 15:21-22].

Đức Kitô chết trên Thánh Giá để lấp đầy khoảng trống gây nên bởi tội lỗi. Mặc dầu chúng ta chịu đau khổ và chết vì tội lỗi chúng ta, Thiên Chúa là Đấng vô tội đã chấp nhận đau khổ và chết trên Thánh Giá như một con người để cứu chuộc chúng ta. Tình yêu đòi hỏi hy sinh, và Đức Kitô đã làm gương cho chúng ta trước:

Mặc dầu là Con Thiên Chúa, Người đã học vâng phục qua những đau khổ Người phải chịu; và khi đã trở nên hoàn hảo, Người trở thành nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai vâng phục Người [Heb 5:8-9].

"Nếu ai muốn đi theo Thầy, hãy bỏ mình đi và vác thập giá mình (hàng ngày) mà theo Thầy" [Marcô 8:34; cũng xem Phr 2:20-21; Phil 1:29].

Là Kitô hữu chúng ta có thể hy vọng vào hạnh phúc vĩnh cửu - nhờ Thập Giá Đức Giêsu Kitô. Như Thánh Pholô đã hứa:

...chúng ta là con cái Thiên Chúa, mà đã là con cái, thì cũng là người thừa tự của Thiên Chúa và đồng thừa tự với Đức Kitô, miễn là chúng ta cùng chịu đau khổ với Người để chúng ta cũng được vinh quang với Người. Tôi cho là những đau khổ ở đời này không đáng để so sánh với vinh quang sẽ được tỏ ra cho chúng ta [Rom 8:16-18].

Trong đau khổ, chúng ta chia sẻ sự đau khổ của Đức Kitô (Col 1:24) để trên thiên đàng chúng ta được chia sẻ vinh quang của Người (1 Phr 4:19).

Thế giới tội lỗi của chúng ta chẳng may là kết quả của sự lựa chọn của chúng ta; ngay cả Satan cũng không ép chúng ta phạm tội được. Đau đớn, khổ cực và sự chết là một phần của thế giới vật chất vì tội Adong, nhưng Kitô Giáo đem lại cho chúng ta niềm hy vọng qua sự Thương Khó của Đức Giêsu Kitô. Sự dữ trong thế gian này không phải là một bằng chứng là không có Thiên Chúa, nhưng là một nhắc nhở liên tục cho chúng ta rằng chúng ta cần đến Thiên Chúa toàn hảo trong Kinh Thánh (2 Cor 1:8-9).

Kết luận của người dịch:

Nơi nào không có Tình Yêu Thiên Chúa thì nơi đó có sự dữ, giống như nơi nào không có ánh sáng thì nơi đó có tối tăm. Hãy cùng nhau làm nhân chứng cho Chúa khắp nơi thì sự dữ sẽ biến đi như ánh sang đẩy lui tăm tối.

(View: 97235)
Lạy Chúa Giêsu, Tạ ơn Chúa đã cho con ánh sáng mặt trời, mặt trăng, và ánh sáng từ những nguồn năng lượng trên mặt đất. Tạ ơn Chúa vì Chúa đã gọi con là ánh sáng. Đó là vinh dự và cũng là một trách nhiệm nặng nề Chúa trao ban cho con. Xin ban ơn giúp sức cho con để con biết đẩy lui bóng tối của hận thù; của bất công; của buồn phiền và thất vọng. Xin cho con biết giữ gìn ngọn lửa mà Chúa đã thắp lên trong lòng con, và nhất là biết trở lại với Ánh Sáng, để Ánh Sáng dẫn đưa con đi vào sâu thẳm trong Tình Yêu. Amen
(View: 102493)
,… Đôi khi chúng con còn mắc những bệnh trầm kha trong cách nhìn, trong nếp nghĩ, và trong lối sống, thế nên chúng con vẫn bỏ mặc những người sống bên lề xã hội, mặc họ bị bóc lột, bị áp bức, bị khinh miệt, bị tước đoạt nhiều thứ… Chúng con xin lỗi Chúa. Xin Ngài thương giúp chúng con nhận ra chính mình để có thể nhìn rõ tha nhân mà chạnh lòng thương họ bằng chính trái tim của Đức Kitô, đồng thời giúp chúng con dám chấp nhận mọi thứ dù phải thiệt thân. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa của chúng con. Amen.
(View: 97005)
... Phần đông tôi nhận thấy những tội tôi dễ vấp phải đều do ở lời nói. Hèn gì Thánh Giacôbê mới nói: “Ai không vấp ngã về lời nói, ấy là người hoàn hảo, có khả năng kiềm chế toàn thân”(Gc 3,2). Chúa ơi! vậy thì con còn xa lắc xa lơ con đường hoàn hảo rồi. Xin cho con biết hãm mình hy sinh noi theo gương thánh Piô Năm Dấu, để mỗi ngày Chúa phải được lớn lên, còn tôi nhỏ đi. (Ga 3, 30). Lạy Mẹ Maria là gương mẫu đức khiêm nhu, xin dạy con biết sống khiêm nhường để được nên giống Giêsu Con Mẹ, hầu mong được gặp Mẹ trên Nước Thiên Đàng.
(View: 96995)
... Họ đã thắng được trong sự giao tranh quyết liệt nhờ tử thần giúp đỡ ! Một cách nào đó tử hần đã nhắc cho họ rằng : mọi giá trị trần gian chỉ là tạm bợ, rất may là ngươi đã không bị trần gian níu kéo mãi. Và nhờ đó họ được trông thấy khuôn mặt của Thiên Chúa vô hình. Kể như là đã thỏa mãn. Do đấy không có ân ban nào lớn hơn nữa. Tự hỏi rằng một niềm xac tín như vậy đã đủ để bảo đảm cho sự hạnh phúc đối với một ân ban chưa ?
(View: 97678)
Lạy Chúa, lúc đầu chúng con chỉ muốn cầm tay nhau để làm thành một vòng tròn khép kín. Sau đó chúng con hiểu rằng cần phải buông tay nhau để nhận những người bạn mới, để vòng tròn được mở rộng đến vô cùng và trái tim được lớn lên mãi. Lạy Chúa, chúng con biết rằng cần phải nối vòng tay lớn xuyên qua các đại dương và lục địa vòng tay người nối với người, vòng tay con người nối với Tạo Hóa. Chúng con thích Chúa đứng chung một vòng tròn với tất cả loài người chúng con, nắm lấy tay chúng con và đưa chúng con lên cao. Ước gì việc Chúa giang tay trên thập giá giúp chúng con biết cầm lấy tay nhau và nhận nhau là anh em. Amen
(View: 101442)
... Con người cần thời gian để phát triển và trưởng thành. Cần thời gian để học hành và trau dồi trí thức. Cần thời gian dài để tu tâm luyện tính. Cần thời gian để tạo mối liên hệ bạn bè. Cần thời gian để quan sát và học hiểu tính tình của con cái. Cần thời gian miệt mài tìm hiểu lẫn nhau để xây dựng đời sống gia đình hạnh phúc. Chúng ta không thể đốt giai đoạn muốn làm giầu mau chóng như chơi bài bạc, cá độ hay mua bán đồ quốc cấm. Chúng ta biết rằng bất cứ ai cũng có thể vẽ đường cong queo, người say cũng có thể vẽ được, nhưng để vẽ một đường thẳng, chúng ta phải luyện tập thường xuyên. Muốn có thành công, phải kiên trì phấn đấu. Muốn nên người, phải học làm người.
(View: 96827)
... con người của chúng ta khi được tác tạo làm con người thì luôn biết mình có hai phần; phần hồn và phần xác. Tôi sẽ đi về đâu, hỡi linh hồn tội lỗi của tôi?. Cuộc đời của chúng ta bao nhiêu năm trời sống trong bon chen, tranh dành, để người thù ghét, tạo được một chút công danh sự nghiệp, nay chỉ tạo được sự sợ hãi tột cùng như thế này hay sao??. Ôi lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của Lòng Thương Xót!.
(View: 95218)
Nhìn vào đức tin trong sáng của 4 người khiêng, ta thấy đức tin của mình đang còn bị tê liệt, không hoạt động. Ta bị tê liệt vì những đam mê dục vọng trói buộc. Ta bị tê liệt vì những lười biếng thiếu cố gắng. Ta bị tê liệt vì những ước muốn nửa vời. Ta bị tê liệt vì lòng nguội lạnh thiếu nhạy cảm trước những nhu cầu thiêng liêng. Hôm nay, ta hãy noi gương 4 người khiêng bệnh nhân. Hãy ra khỏi tình trạng tê liệt tâm hồn. Hãy lên đường, ra đi đừng ngại ngùng, do dự. .... Lạy Chúa, xin hãy thêm đức tin cho con. Amen.
(View: 92987)
.... Điều ác chỉ giản dị là Sự Vắng Bóng của Đức Chúa Trời. Là sự vắng mặt của Thượng Đế. Cũng giống như bóng tối, sự lạnh lẽo, chỉ là những từ ngữ người ta đặt ra để diễn tả sự vắng mặt của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã không tạo ra điều ác. Điều ác chỉ là hậu quả xảy ra, khi con người không có tình yêu của Chúa trong trái tim họ. Nó giống như sự lạnh lẽo chỉ đến khi không có sự hiện diện của sức nóng, và bóng tối chỉ đến khi nào không có ánh sáng.
(View: 96098)
... “Một tay níu lấy Chúa, một tay nắm lấy anh chị em.” Nắm lấy Chúa để làm bạn với Chúa. Nắm lấy anh chị em để làm bạn với anh chị em. Trong tình bạn chúng ta giới thiệu, giúp đỡ nhau, nâng đỡ nhau trung thành với Thầy Chí Thánh. Khởi đi từ tình bạn nên có giai đoạn tiền Cursillo để giới thiệu bạn mình cho phong trào, rồi bước vào khóa ba ngày cũng gói ghém nhau trong tình bạn qua việc phục vụ, cầu nguyện, nâng đỡ nhau gặp gỡ Chúa Kitô. Ngày Thư Tư là giai đoạn cùng với bạn mình nắm tay nhau bước đi trong cuộc hành trình đức tin để trung thành với Chúa.
(View: 92040)
Tìm lại được giây phút sám hối, hồi tâm là dịp may cho chúng ta trở về với Tình yêu Thiên Chúa. Nhận biết mình bị sa ngã chính là giây phút sám hối, là giây phút giúp chúng ta hồi tâm để trở về với chính mình, với tình yêu Thiên Chúa theo năm bước thực hành linh đạo của Thánh Inhaxiô: 1. Tạ ơn Thiên Chúa. 2. Xin ơn soi sáng. 3. Nhìn lại ngày qua. 4. Xin ơn tha thứ. 5. Quyết tâm hối cải. Đừng hỏi rằng: Tại sao Chúa ràng buộc tôi, ngăn cấm tôi không để cho tôi sống theo ý thích của tôi mà lại ép tôi phải sống theo ý muốn của Chúa, lại bắt tôi phải sám hối và sống theo Tin Mừng?... Xin Chúa tha thứ những giây phút lỡ lầm đã phản nghịch lại tình yêu thương của Chúa. Đây, con hối hận, ăn năn.
(View: 94015)
Nhìn nhận mình là bụi cát, ta noi gương Chúa Giêsu sống tín thác, tự khiêm và kính sợ Thiên Chúa. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta trở nên một tạo vật mới. Ngài muốn tái tạo và ban ơn cứu độ cho chúng ta. Song Ngài chỉ có thể tái tạo và cứu độ chúng ta khi nào ta tự hạ để nhìn nhận thân phận cát bụi của mình. Chỉ lúc đó, như Thánh Vương Đavít nói, Thiên Chúa sẽ: “Cất nhắc tôi lên từ đống phân tro.” Mùa Chay trao tặng cho chúng ta cơ hội để thay đổi và hoán cải cuộc đời. Tro là dấu chỉ nhắc nhở chúng ta thực tại Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa.
(View: 95300)
Ta cao ngâm giọng vô cùng thanh thoát Khiến châu thân rung động thể tơ trăng. Toan ngất đi trong cơn mê khoái lạc Mẹ dấu yêu liền vội đến tay nây... - .Đây thi sĩ của đạo quân Thánh giá, Nửa đêm này vùng dậy để tung hô, Để sớt cho cả xuân xuân thiên hạ Hương mến yêu là lộc của lời thơ ...
(View: 96316)
... Chính tình yêu thương của mẹ Juetta, nữ tu người Pháp, phụ trách nhà thương Nam bệnh phong cùi ở Quy Hòa, đã tạo nên nghị lực mạnh mẽ cho Hàn Mặc Tử tự phấn đấu trong đau khổ và đã chắp đôi cánh cho thơ của anh bay lên trời cao. Sự săn sóc đặc biệt của mẹ Juetta trong trại phong đã giúp cho người bệnh sống giữa hối thối ung nhọt lại cảm thấy “Thơm tho bay cho đến cõi thiên đàng”, giữa đau khổ mà lại cảm nghiệm “Hương xông lên lời ca ngợi sum hòa.” Qua tình yêu của các nữ tu, đặc biệt là mẹ Juetta, đã chữa lành tâm hồn của nhà thơ: “Run như run hơi thở chạm tơ vàng… Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến.” Sau cùng đã giúp nhà thơ “bay cho đến cõi thiên đàng
(View: 97029)
.... Cô gái chỉ có thể hiểu được lòng tốt của người chủ khi cô nhận ra giá trị của món quà... Lắm khi Thiên Chúa cũng gửi đến cho chúng ta những món quà được bao bọc bằng hình thù của thập giá. Sự sần sù và dáng vẻ thê thảm của thập giá làm ta không thể hiểu được lòng tốt của Thiên Chúa.
(View: 93917)
... Người hiểu đời rất quí trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghiã của nó làm cho cuộc sống vui hơn, giầu ý nghiã hơn. Hoàn toàn khoẻ mạnh, đó là thân thể khoẻ mạnh, tâm lý khoẻ mạnh và đạo đức khoẻ mạnh…Tâm lý khoẻ mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao tiếp; Đạo đức khoẻ mạnh là có tình yêu thương, sẳn lòng giúp người, có lòng khoan dung. Người thích làm điều thiện sẽ sống lâu. Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai, bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong xã hội, thể hiện giá trị cuả mình đó là cách sống lành mạnh.
(View: 96247)
... Trong chúng ta, mỗi người có một hoàn cảnh, xuất thân, có một hoàn cảnh sống, có thể là vui, có thể là khổ, nhìn chung là như thế, song nếu xét cho kỹ thì không ai hoàn toàn hạnh phúc, chỉ khác nhau là ít, nhiều những nỗi vui, khổ mà thôi.Khổ và vui đan xen, chồng chéo nhau như một mạng lưới vô hình giăng bủa cuộc đời chúng ta, không một ai thoát cả. Người trẻ có những cái khổ của người trẻ, người già có những cái khổ của người già; người giàu có cái khổ của người giàu, người nghèo có cái khổ của người nghèo, dù trong hoàn cảnh nào cũng có những điều không như ý, cũng có những nỗi khổ thân, khổ tâm, hoặc cả thân tâm đều khổ
(View: 93927)
Đến Thánh Đường hoang lặng Mà hôn con đau thương. Hay lòng con "khép kín"? Khiến lòng Chúa buồn thương !
(View: 90914)
Được biết sinh nhật Huyền trùng với ngày Lễ Tình Yêu, bài viết này thân tặng Huyền - cô gái Việt Nam đẹp cả người lẫn nết. Món quà nhỏ, như một lời nhắn nhủ, rằng hai em “hãy khoan, đừng tuyệt vọng”: Mỗi vết thương lành một nỗi vui Hy vọng mong manh giữa khe bàn tay Dù em khẽ khóc không thành tiếng Vẫn ở trong anh nỗi đau dài...
(View: 95208)
Thiếu Ngài mắt đọng sương mai, Lòng buồn khôn xiết có ai hiểu mình. Thiếu Ngài một cõi u minh, Đời không ý nghĩa nhục vinh chẳng màng.