Friday
3
May
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22248)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13105)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16502)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32892)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28279)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21934)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22757)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19766)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Nếu Có Thiên Chúa, Tại Sao Có Sự Dữ ?

Thursday, January 5, 201212:00 AM(View: 115007)

Nếu Có Thiên Chúa, Tại Sao Có Sự Dữ?

 

Vấn đề Sự Dữ là vấn đề nan giải từ trước đến nay. Nếu nói rằng Thiên Chúa là Đấng Nhân Lành vô cùng, thì tại sao Ngài lại để cho sự dữ lan tràn thế gian. Nếu nói rằng sự dữ là do tội lỗi gây ra, thì tại sao nó lại cũng xảy ra cả cho những trẻ em hoàn toàn vô tội, như các thai nhi trong bụng mẹ? Chính vì thế mà nhiều người không còn tin rằng có Thiên Chúa. Để trả lời câu hỏi này, Thiên Chúa đã sai Con Một Ngài là Đức Kitô xuống trần. và chính Đức Kitô đã trả lời thắc mắc này cách vẹn toàn khi dùng cái chết của Người mà chiến thắng Sự Dữ trên Thánh Giá.

 


Nếu Có Thiên Chúa, Tại Sao Có Sự Dữ ?


Thân trần truồng tôi đến từ lòng mẹ,

 và tôi cũng sẽ trần trụi trở về;

Chúa đã cho và Ngài đã lấy lại;

 xin chúc tụng thánh danh Ngài.

Gióp 1:21

Đương nhiên lý luận thông thường nhất để bác bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa dựa vào một câu hỏi cố hữu: "Nếu thật sự có một Thiên Chúa tốt lành, thì tại sao lại có sự dữ trên thế gian?" Lý luận này thường được trình bày thế này: "Vì thế gian đầy sự dữ, một Thiên Chúa tốt lành và toàn năng không bao giờ cho phép sự dữ xuất hiện, như vậy thì không có Thiên Chúa!" Lý luận này liên quan đến tình cảm nhiều hơn lý trí, nhưng nó quan trọng và đáng cho chúng ta quan tâm. Nó có thể được đặt ra dưới nhiều hình thức và một số sẽ được đưa ra ở đây.

Trước hết chúng ta phải tìm hiểu ý nghĩa của sự dữ. Có hai loại sự dữ là sự dữ luân lý và vật lý. Sự dữ luân lý là cố tình phạm tội, và sự dữ vật lý là những tai ương tự nhiên. Thí dụ giết người, ngoại tình, dâm dật, ăn cắp, phù thủy, phá thai... là những sự dữ luân lý (Didache 2:2). Còn nạn đói, bệnh tật, tai họa thiên nhiên và sự chết là sự dữ tự nhìên. Sự dữ tự nó không là gì, nhưng là thiếu điều gì đáng lẽ phải có, thí dụ nói dối là thiếu chân thật. Thiên Chúa không dựng nên sự dữ vì nó không phải là điều cần được dựng nên. Sự dữ là điều bất toàn, thiếu, hay không có trong việc tạo dựng của Thiên Chúa.

Đầu tiên hãy chú tâm đến sự dữ luân lý, câu hỏi có thể được đặt ra là: "Nếu có một Thiên Chúa nhân lành, sao Ngài lại tạo nên người ác?" Để trả lởi câu hỏi này, chúng ta phải ý thức rằng Thiên Chúa không dựng nên người ác (STK 1:26-31). Là một Thiên Chúa thông biềt mọi sự, Thiên Chúa biết rằng Ngài dưng nên những người sẽ trở nên người tội lỗi, nhưng biết và điều khiển là hai việc khác nhau. Thiên Chúa dựng nên chúng ta với ý chí tự do, là khả năng cố tình chọn lựa chuabidongdinh-contenthay chối bỏ Ngài của chúng ta. Chúng ta đã chọn phạm tội - chối bỏ Thìên Chúa - bằng cách cố tình bất tuân. Sự bất tuân này là một lỗ hổng trong chương trình của Thiên Chúa đối với chúng ta.

Thiên Chúa muốn chúng ta kính mến Ngài, nhưng nếu không có ý chí tự do, chúng ta không thể yêu Chúa cách chân thành được. Không ai có thể bắt chúng ta yêu họ được. Nếu Thiên Chúa dựng nên chúng ta không có ý chí tự do, chúng ta sẽ là những cái máy sống và đã không được dựng nên theo hình ảnh Ngài và giống Ngài. Thiên Chúa cho phép sự dữ luân lý xảy ra trong phạm vi Ngài cho chúng ta ý chí tự do. Sự dữ luân lý trên đời là kết quả của sự tự do chọn lựa của chúng ta.

Kế đến chúng ta xét đến sự dữ vật lý, câu hỏi có thể được bắt đầu như sau: "Nếu có một Thiên Chúa tốt lành, tại sao đau đớn, khổ cực, và chết chóc lại có trên thế gian?" Câu hỏi hóc búa hơn là: "Nếu có một Thiên Chúa công bằng, sao những người tốt phải chịu đau khổ?" Trong thế giới vật chất đau khổ có một mục đích. Đau đớn ngăn trở việc chúng ta làm tổn thương thân xác. Tôi không cho tay vào lửa chính vì sợ đau. Chứng đau ngực có thể báo hiệu cho chúng ta sắp đến cơn đau tim. Các lực sĩ phải chịu đựng những khó khăn mệt nhọc kinh khủng mà rèn luyện thân thể để có thể chơi các môn thể thao cách điêu luyện hơn, vì họ biết rằng không có đau khổ thì không đạt được gì. Dù cho những người tốt, chịu đau khổ như thế không hoàn toàn là phi lý.

Vật chất hoạt động theo luật vật lý. Thí dụ, lửa hoạt đông theo luật nhiệt động học. Cũng luật này cho phép chúng ta sưởi ấm nhà trong mùa đông, nhưng đồng thời cũng cho phép chúng ta thiêu hủy nhà chúng ta. Để tránh việc thứ hai cần phải có phép lạ - một sự tạm ngưng của luật vật lý. Thiên Chúa cho phép sự dữ vật lý xảy ra vì Ngài không làm hết phép lạ này đến phép lạ khác để chặn đứng chúng, như vậy là làm cho những gì thông thường trở nên phi thường. Những định luật vật lý được áp dụng cho cả người lành lẫn người dữ (Matt 5:45).

Câu hỏi thực sự đương nhiên không phải là tại sao Thiên Chúa cho phép sự dữ vật lý xảy ra, nhưng tại sao Thiên Chúa dựng nên chúng ta trong thế giới vật chất? Có những người cho rằng Thiên Chúa dựng nên chúng ta trong thế giới vật chất bất toàn này để chúng ta không cậy sức mình, nhưng để chúng ta yêu mến và dựa vào một Thiên Chúa thiện hảo (2 Cor 1:8-9). Chúng ta được dựng nên với những ước muốn và khao khát chỉ được thỏa mãn bởi Thiên Chúa. Sự trống vắng hạnh phúc này mời gọi chúng ta đến cùng Ngài. 

Theo lời Thánh Augustinô: "... Vì Chúa đã tạo dựng nên chúng con cho Chính Chúa, Lạy Chúa, tâm hồn chúng con không bao được yên hàn cho đến khi được nghỉ ngơi trong Chúa". [Tự Thú I,1,1].

Thánh Irênê thành Lyon (190 Tr. CN) có một tư tưởng khác:

...nơi nào không có sự cố gắng thì cũng không có giá trị. Chúng ta không cần nhãn quan nếu chúng ta không biết rằng bị mù khổ sở thế nào. Cũng thế, sức khỏe trở nên quý giá hơn sau khi chúng ta bị ốm; ánh sáng so với tối tăm; sự sống so với cái chết. Cũng vậy, Nước Thiên Chúa trở nên quý giá hơn cho những ai đã nếm mùi trần thế. Nhưng nó càng quý giá, thì chúng ta càng yêu nó nhiều; và càng yêu nhiều thì chúng ta càng được nhiều vinh quang trước mặt Thiên Chúa. Vì thế, Thiên Chúa cho phép tất cả những điều đó, để chúng ta học từ chúng và biết khôn ngoan yêu mến Thiên Chúa, để chúng ta được sống trong tình yêu hoàn hảo ấy. [Chống Lạc Giáo IV, 37,7].

Nghĩ xa hơn, đau khổ và hy sinh có thể giúp chúng ta chế ngự tính ích kỷ của chúng ta. Lại nữa, Thiên Chúa là Đấng Thánh, vì tạo vật ly tách khỏi Ngài nên trở thành bất toàn.

Sách Ông Gióp trong Kinh Thánh đối phó với vấn đề này một cách thơ mộng và tuyệt vời. Ông Gióp là một người công chính, kính sợ Thiên Chúa (Gióp 1:1); tuy thế, Ngài cho phép Satan gây cho ông những tai nạn và bệnh tật kinh khủng để thử lòng trung thành của ông. Satan muốn chứng minh cho Thiên Chúa rằng ông Gióp sẽ ngã lòng (Gióp 2:3-7). Trong đau khổ cùng cực, ông Gióp đã tranh luận với "các bạn" về sự đau khổ của người vô tội. Cuối cùng Thiên Chúa nhập cuộc tranh luận và trả lời:

Ai là kẻ dám dùng những lời thiếu hiểu biết để làm u tối kế hoạch của Thiên Chúa? Giờ đây, hãy thắt lưng như một nam nhân; Ta sẽ hỏi ngươi và ngươi hãy trả lời Ta! Ngươi ở đâu khi Ta đặt nền móng địa cầu? Hãy nói cho ta, nếu ngươi thật hiểu biết... [Gióp 38:2-4]

* Kẻ tranh luận với Đấng Toàn Năng có chịu thua không, và kẻ kêu trách Thiên Chúa, hãy trả lời Ngài?

Thiên Chúa trả lời bằng cách bảo ông Gióp rằng sự khôn ngoan và quyền năng của Ngài vượt trên sự hiểu biết của loài người. Con người cũng không làm chủ vũ trụ, và nhân đức của con người mà thôi cũng không đảm bảo được hạnh phúc trần thế. Ông Gióp khiêm nhường kết thúc cuộc tranh luận bằng những lời này:

Con đã đối phó với những điều cao trọng mà con không hiểu; những điều quá kỳ diệu cho con, mà con không biết... Cho nên con rút lại những gì con đã nói, và ăn năn thống hối trong đống bụi tro [Gióp 42:2-6].

Ở đây Kinh Thánh đề nghị chúng ta rằng chúng ta phải chấp nhận đau khổ và tín thác vào Thiên Chúa. Chính Chúa Giêsu đã trả lời thắc mắc này cách vẹn toàn khi dùng cái chết của Người mà chiến thắng Sự Dữ trên Thánh Giá.

Đối với Kitô hữu, đau khổ đời này có thể trở nên niềm vui và vinh quang đời sau. Trong Kinh Thánh, Thánh Phaolô đưa ra sự liên hệ giữa sự dữ vật lý (sự chết) và sự dữ luân lý (tội lỗi):

Như vậy, vì một người (Adong) mà tội lỗi xâm nhập vào thế gian, và qua tội lỗi là sự chết, cho nên sự chết lan tràn đến mọi người vì tất cả mọi người đều phạm tội [Rom 5:12].

Qua ông Adong (tội Tổ Tông), tất cả chúng ta đều có tội và phải chết; tuy nhiên, Thiên Chúa là Đấng từ bi, qua Kitô Giáo Ngài đã đem đến cho chúng ta niềm hy vọng:vinh_quang_phuc_sinh-content

Như vì một người mà sự chết đã đến, thì nhờ một người mà sự kẻ chết sống lại cũng đến. Vì mọi người đều chết nơi Adong, thì tất cả sẽ được cho sống lại trong Đừc Kitô [1 Cor 15:21-22].

Đức Kitô chết trên Thánh Giá để lấp đầy khoảng trống gây nên bởi tội lỗi. Mặc dầu chúng ta chịu đau khổ và chết vì tội lỗi chúng ta, Thiên Chúa là Đấng vô tội đã chấp nhận đau khổ và chết trên Thánh Giá như một con người để cứu chuộc chúng ta. Tình yêu đòi hỏi hy sinh, và Đức Kitô đã làm gương cho chúng ta trước:

Mặc dầu là Con Thiên Chúa, Người đã học vâng phục qua những đau khổ Người phải chịu; và khi đã trở nên hoàn hảo, Người trở thành nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai vâng phục Người [Heb 5:8-9].

"Nếu ai muốn đi theo Thầy, hãy bỏ mình đi và vác thập giá mình (hàng ngày) mà theo Thầy" [Marcô 8:34; cũng xem Phr 2:20-21; Phil 1:29].

Là Kitô hữu chúng ta có thể hy vọng vào hạnh phúc vĩnh cửu - nhờ Thập Giá Đức Giêsu Kitô. Như Thánh Pholô đã hứa:

...chúng ta là con cái Thiên Chúa, mà đã là con cái, thì cũng là người thừa tự của Thiên Chúa và đồng thừa tự với Đức Kitô, miễn là chúng ta cùng chịu đau khổ với Người để chúng ta cũng được vinh quang với Người. Tôi cho là những đau khổ ở đời này không đáng để so sánh với vinh quang sẽ được tỏ ra cho chúng ta [Rom 8:16-18].

Trong đau khổ, chúng ta chia sẻ sự đau khổ của Đức Kitô (Col 1:24) để trên thiên đàng chúng ta được chia sẻ vinh quang của Người (1 Phr 4:19).

Thế giới tội lỗi của chúng ta chẳng may là kết quả của sự lựa chọn của chúng ta; ngay cả Satan cũng không ép chúng ta phạm tội được. Đau đớn, khổ cực và sự chết là một phần của thế giới vật chất vì tội Adong, nhưng Kitô Giáo đem lại cho chúng ta niềm hy vọng qua sự Thương Khó của Đức Giêsu Kitô. Sự dữ trong thế gian này không phải là một bằng chứng là không có Thiên Chúa, nhưng là một nhắc nhở liên tục cho chúng ta rằng chúng ta cần đến Thiên Chúa toàn hảo trong Kinh Thánh (2 Cor 1:8-9).

Kết luận của người dịch:

Nơi nào không có Tình Yêu Thiên Chúa thì nơi đó có sự dữ, giống như nơi nào không có ánh sáng thì nơi đó có tối tăm. Hãy cùng nhau làm nhân chứng cho Chúa khắp nơi thì sự dữ sẽ biến đi như ánh sang đẩy lui tăm tối.

(View: 106300)
.... Chính vì xác tín mạnh mẽ về sự chết, Đức Thánh Cha Gioan 23 đã rất an bình và bình tĩnh đón nhận cái chết. Tình yêu mạnh hơn sự chết, tình yêu nối kết con ngừơi còn sống với người đã chết. Và trong sức mạnh của tình yêu, cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá gây chú ý cho mọi người vì nhờ cái chết của Ngài, mọi người đều được lôi kéo đến với Ngài, Ngài đã qui tụ mọi người không phân biệt bất cứ một ai.
(View: 118359)
..... Điều quan trọng là khi thời giờ đến, lúc ta phải ra đón Đức Kitô như mười cô trinh nữ ra đón chàng rể, ngọn đèn tình yêu của ta, tức là lòng kính mến Thiên Chúa có còn cháy sáng hay không? Nếu luồng gió tội lỗi làm tắt ngọn đèn yêu mến trước giờ chết, ta còn có cơ hội thắp sáng lại bằng tâm tình thống hối. Nhưng nếu khi ta bước qua ranh giới sự chết mà đèn tắt, thì thời giờ đã chấm dứt!
(View: 109728)
..... Cầu nguyện là để Thánh Thần Chúa đưa mình vươn lên tới Đức Chúa Cha trong Đức Chúa Con ~ Cầu nguyện là yên lặng nhìn ngắm Chúa, không cầu nói năng, là nói với Chúa bằng ánh mắt và bằng suy tư ~ Cầu nguyện là tiếng rên xiết lo âu, là lời khẩn cầu ơn cứu trợ, là việc chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa
(View: 108189)
..... Ai ơi, nếu còn thương nhau, chớ có thử lòng nhau. Và hãy hiểu, lòng con người là giấy. Ai không động lòng trước một cử chỉ ân cần? Ai vô cảm bởi một lời khen? Ai vắng nhau lâu ngày mà không hề ham muốn? Chẳng phải lòng mình cũng vậy ư? Vậy nên, nâng niu bao nhiêu vẫn chưa đủ. Một chút nghi kỵ đã là thừa.
(View: 99489)
..... “[Nếu anh chị em là] những người giàu ở trần gian này… [thì hãy lo] làm việc thiện và trở nên giàu có về các việc tốt lành, [hãy] ăn ở rộng rãi, sẵn sàng chia sẻ. Như vậy [là anh chị em đang] tích trữ cho mình một vốn liếng vững chắc cho tương lai, để được sự sống thật” (1 Tm 16:17-19). Cuối cùng, xin bạn đừng quên rằng THIÊN CHÚA MỚI LÀ CHỦ của tất cả mọi sự mà chúng mình đang sở hữu như: tài sản, tiền bạc, trí tuệ, tài năng... Bạn và tôi chỉ là quản lý của Ngài mà thôi. Bạn quản lý mà không khéo thì coi chừng! Có ngày Ngài sẽ nói nhỏ với bạn rằng: “Công việc quản lý của anh [có vấn đề lớn] anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa!” (Mt 16:2), thì kể như…toi mạng! Hãy quản lý cho khéo khéo một chút! Sống keo kiệt mất chức ráng chịu!
(View: 100079)
.... Thiên Chúa không muốn con người đau khổ, tại sao Ngài lại bắt linh hồn người chết phải thanh luyện cho hoàn hảo mới được vào thiên đàng? .... Đau khổ chỉ là ngọn, còn tội lỗi mới là gốc. Muốn tránh khổ thì phải tránh tội lỗi. Diệt khổ thì chỉ là diệt ngọn, khổ vẫn có thể tiếp tục phát sinh. Diệt tội lỗi mới là diệt khổ tận gốc.
(View: 96057)
... Giữ đạo đã khó còn sống đạo lại càng khó hơn. Làm sao để người tin đạo biết sống đạo? ... sống cầu nguyện trong đời sống hằng ngày. Sống cầu nguyện là phó thác mọi sự cho Chúa, chấp nhận mọi thử thách, vui buồn như là Hồng Ân Chúa ban. Khi làm bất cứ việc gì, mỗi phút giây đều nghĩ đến sự quan phòng của Chúa, sự soi sáng của Chúa Thánh Thần. Mỗi sáng thức dậy, bạn hãy dành ít phút để dâng và phó thác cho Chúa ngày hôm đó. Có Chúa đồng hành, bạn sẽ được gắn bó với Thiên Chúa và “sống đạo” tốt hơn.
(View: 95438)
... chúng con lắm khi tự hỏi rằng chúng con cum cúp giữ đạo, chịu nhiều thua thiệt ở đời này so với rất nhiều bà con khác đạo và bà con không tôn giáo để rồi lại cũng sẽ lãnh mỗi người một đồng tiền lương sao? Nói gì đến bà con lương dân hay bà con khác đạo sống ngay lành, người thu thuế Chúa kể chuyện chỉ đấm ngực và xin: Lạy Chúa xin thương xót con là kẻ có tội, chưa hết, cái anh tử tội năm nào bị treo trên thập giá cạnh Chúa, chỉ với lời cầu xin: “lạy Ngài khi nào về Nước Ngài, xin nhớ đến tôi” thì đều được công chính hóa, được phúc thiên đàng. Thế thì sự công bình ở đâu? ....
(View: 93046)
.... Hàng ngày, tôi vẫn luôn yêu thương, trân trọng, quý giá người bạn “sống” của tôi. Với niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa là Chúa tôi tôn thờ, sự sống đối với người công giáo với riêng tôi còn có một giá trị thiêng liêng vì sự sống của tôi được trả bằng gía máu của con Thiên Chúa. Chúa tôi đã chết cho tôi để tôi được bước vào ngưỡng cữa nước hằng sống, ngưỡng cửa của yêu thương, nhưng người bạn “chết” vẫn luôn đồng hành với tôi. Một ngày nào đó, khi tôi đưa tay ra, người bạn “chết” sẽ ân cần nắm tay tôi như tôi đang được người bạn “sống” ân cần với tôi vậy. Amen.
(View: 93334)
.... Đây là những phản ứng tự nhiên. Hãy dịu dàng với bản thân thay vì chỉ trích các phản ứng của mình. Cuộc sống của bạn đã có đủ đau khổ, nên đừng bắt mình phải chịu đựng thêm nữa. Ngoài ra có một số người không thể bày tỏ cãm xúc, sự đau buồn cho bất cứ ai, cố gắng vượt qua nổi đau mất mát bằng đời sống thường nhật, luôn thường tìm đến nơi thinh lặng, cam chịu ... hãy tôn trọng khoảng thời gian, không gian này, lúc này đây chỉ có tình yêu chân thành, sự quan tâm đúng mức, nghiã cử nhân hậu chấp nhận của người thân mới vực họ đứng dậy sau khủng hoảng mất mát.
(View: 95715)
... Lehman and Wortman (1987) nghiên cứu 39 người có bạn đời (spouse) tử vong và 54 người có có con tử vong do tai nạn xe cộ. Họ thấy rằng cần ít nhất một năm để có thể lập lại “nhịp sống bình thường hàng ngày” (a pattern of daily care) – có thể ngắn hơn đối với người mất con cái và dài hơn đối với người mất bạn đời. Phục hồi cảm xúc có thể kéo cần 4 – 7 năm sau tử vong; và thực sự không bao giờ hoàn toàn. Hầu hết mọi người ở năm thứ bảy cũng giống như khi họ còn ở năm thứ tư. Điều này có nghĩa là những người đó thường đã hồi phục ở mức mà họ sẽ có thể hồi phục sau 4 năm.
(View: 97937)
.... Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ, cho (các) linh hồn mới qua đời được lên chốn nghỉ ngơi” hoặc là” “Chúa ơi, xin thương xót thứ tha cho những người mới chết, nếu họ chưa kịp ăn năn tội mình”. -“ Biết họ có đạo không mà đọc, biết linh hồn gì mà cầu”, Cô ta khó chịu. -“Chúa ban ơn cứu độ cho người công chính mà em, biết đâu, họ còn công chính hơn mình!”.... Thiên Chúa thấy lòng thương xót của chúng ta dành cho các Linh Hồn một cách chân thành, với lời khẩn cầu tha thiết, với lòng bác ái bao dung không phán xét, không phân biệt, với niềm tin tưởng vào ước muốn đầy lòng thương xót của Chúa Giêsu
(View: 103384)
... Đạo chúng ta là đạo suy tưởng và thẳng thắn nhìn vào sự chết không khiếp sợ, tránh né. Ngày nào, Giáo Hội cũng dạy con cái mình lặp đi lặp lại lời cầu nguyện xa xưa nhất, do từ cửa miệng các bổn đạo đầu tiên trong Giáo Hội: " Xin cho các linh hồn được nghỉ ngơi bằng an ".
(View: 92743)
..... "Jane đã mất rồi và chúng tôi thương nhớ nó kinh khủng. Nhưng nói hay làm gì thì có mang Jane về được đâu. Trong khi đó Amy còn cả một cuộc đời trước mặt. Làm sao nó có thể sống một cuộc đời hạnh phúc nếu cứ cảm thấy rằng chúng tôi oán trách nó vì nó đã gây ra cái chết của chị gái?"
(View: 93520)
"Life After Life" của bác sĩ Raymond Moody. Có một điều lạ là, những người chết đi sống lại đều nói đến một luồng ánh sáng, hay 1 người sáng. Người ánh sáng được diễn tả trong cuốn sách của bác sĩ Moody không nói mình là ai. Vị này dường như thương mến tất cả mọi người và dạy mọi người rằng làm người phải biết thương thân mình và thương người khác; rằng hành trang mà người chết có thể mang theo chỉ là tình thương thôi, một thứ tình thương vô vị kỷ.
(View: 99199)
Điều đó không lạ gì, vì mỗi cái chết của người ra đi đều để lại dang dở cho những người còn lại trên thế trần, bao lâu còn sống trên trần thế bấy lâu con người không thể được hoàn toàn hạnh phúc như lòng mong muốn. Cuộc đời con người thăng trầm có khi vui lúc buồn, lúc gặp thời khi trái thời, lúc gặp mặt khi phải chia tay, khi giận hờn lúc yêu thương, cũng có khi được thanh thản vô lo v.v. Nhưng rồi một khi đau khổ, buồn bực qua dần đi bạn sẽ tìm được nguồn bình an, an ủi vì bạn biết rằng cho dù hoàn cảnh nào đi nữa bạn đã được thực sự yêu thương và bạn đã yêu thương .
(View: 92217)
Hãy chấp nhận việc sinh ly tử biệt là chuyện thường tình sẽ xảy ra trong cuộc sống. Những người chúng ta yêu thương ôm ấp đều sẽ qua đi theo thời gian. Ai cũng phải già đi, mang bệnh, rồi qua đời. Chấp nhận sự mất mát là liều thuốc tinh thần giúp chữa lành những nỗi đau và đem lại cho chúng ta sự bình an khi phải đối diện với những nghiệt ngã trong cuộc sống .... . Có rất nhiều giải pháp giúp chúng ta vượt qua sự đau buồn, biết sống chấp nhận, không mặc cảm, lướt thắng những khó khăn để tiếp tục tích cực đi trọn con đường còn lại và sống một cách có ý nghĩa hơn.
(View: 91304)
Đừng nói với tôi rằng tôi sẽ ổn. Tôi biết mình sẽ ổn, nhưng lúc này đây, tôi rất không ổn. Nói rằng tôi sẽ ổn hoặc mọi thứ rồi sẽ tốt đẹp chính là xem nhẹ những gì tôi đang trải qua. Tôi đang ở tận cùng vực thẳm, tôi không nhìn thấy chút ánh sáng nào. Tôi đang bị bóng tối bao trùm. Tôi biết mình sẽ thoát ra .... Hãy nhìn lên Ngài. Hãy lại HY VỌNG vào BÌNH AN của Ngài. Nó sẽ đến.
(View: 95705)
... Lời sau cùng của Đức Giêsu trên Thập Giá: “Lạy Cha, xin hãy tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Đó là Lời đúc kết tất cả mọi Lời rao giảng của Người và cũng là mục tiêu của công cuộc Nhập Thể và Cứu Chuộc ... tha thứ, và Người truyền cho những kẻ theo Người phải thực hành một giới răn mới: phải tha thứ. “Thầy không bảo con là đến bảy lần,nhưng đến bảy mươi lần bảy” (Mt 18,21-22), nghĩa là phải luôn tha thứ. Dường như có một mối liên hệ sâu xa giữa lời răn dạy này và lời truyền của Đức Giêsu: “Thầy để lại bình an cho các con. Thầy ban cho các con bình an của Thầy” (Ga. 14,27). Lý do là khi tha thứ cho anh em, người ta sẽ cảm được sự bình an sâu thẳm trong đáy lòng mình.
(View: 93804)
Chúng ta phải ca ngợi người phụ nữ ngoại giáo này. Bà là một tấm gương về sự kiên trì trong sự cầu xin, là một mẫu mực mạnh mẽ trong đức tin, là một tấm lòng can đảm trong tình yêu. Đức tin đòi buộc chúng ta phải kiên trì, phải chiến đấu. Đức tin phát huy lòng khiêm nhường, can đảm, kiên nhẫn và tình yêu thương của chúng ta. Đức tin và tình yêu được liên kết khăng khít với nhau. Nếu đức tin chúng ta mạnh mẽ, kiên trì cậy trông thì mọi lo âu, mọi lời cầu xin, mọi bối rối lo toan sẽ không ra vô ích trước tình thương bao la của Thiên Chúa. Tại sao chúng ta còn do dự, không tin vào lời Chúa đã phán: “ Ai xin, thì sẽ được. Ai gõ sẽ mở cho.”