Friday
10
May
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22392)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13164)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16572)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32943)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28333)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 22017)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22844)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19837)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

ĐẾN MÀ XEM

Saturday, January 14, 201212:00 AM(View: 101284)

Có hai người bạn thân thiết cùng quyết chí lên đường tìm cho kỳ được điều quý giá nhất trên đời. Mỗi người đi một ngả và hẹn sẽ gặp lại nhau khi đã đạt được ước nguyện.

Người thứ nhất lặn lội đi tìm viên ngọc mà ông cho là quý giá nhất. Ông băng rừng vượt biển, đi đến bất cứ nơi đâu nghe nói có bán đá quý. Cuối cùng, ông đã thỏa mãn vì tìm mua được một viên ngọc tuyệt hảo. Trở lại quê hương, ông có ý chờ đợi người bạn thân, vừa để khoe viên ngọc của mình, vừa tò mò muốn biết điều quý giá của bạn mình là gì.

b02vsNhiều năm trôi qua mà người bạn vẫn bặt vô âm tín. Ông đi khắp nơi để mong thụ giáo với các bậc hiền nhân để hỏi xem: “Muốn tìm gặp được Thiên Chúa thì phải làm gì? ”. Ông cũng tìm đọc các sách đạo đức, nghiền ngẫm suy tư, nhưng rồi ông vẫn chưa gặp được Thiên Chúa... Một ngày kia, đang thơ thẩn đi dọc theo một con lạch nhỏ, ông bỗng thấy một con vịt mẹ và một đàn vịt con đang bơi lội. Đàn vịt con cứ muốn tách ra đi riêng để mò tôm tép, vì thế, vịt mẹ cứ phải kiên nhẫn lặn lội tìm hết đứa con này đến đứa con kia, muốn chúng phải quay về với đàn. Ngẫm nghĩ một lúc, ông chợt mỉm cười rạng rỡ và vội vã lên đường trở về quê hương với hai bàn tay trắng .

Vừa gặp lại nhau, người bạn tìm được ngọc quý đã buột miệng hỏi: "Nào, anh hãy cho tôi xem món đồ quý giá nhất mà anh đã tìm được. Tôi nghĩ đó phải là một cái gì tuyệt diệu, bởi vì trông anh thật hạnh phúc mãn nguyện !"

Người bạn trở về với hai bàn tay trắng nhưng tâm hồn thì tràn ngập hân hoan liền cất tiếng trả lời: "Tôi đã đi tìm Thiên Chúa, và cuối cùng tôi mới hiểu ra rằng: chính Thiên Chúa, Người đã đi tìm gặp tôi !"

(Trích từ "Như Lòng Chúa Khoan Dung")

***

Bạn thân mến! Bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay tường thuật hai môn đệ Anrê và Gioan cũng lên đường đi tìm kiếm những điều qúy giá nhất trên cuộc đời này. Hai ông đã nghe theo lời nói của thầy mình là Gioan Tẩy Giả nói về Đức Giêsu khi Ngài đi ngang qua. Gioan đã giơ cao tay chỉ về Đức Giêsu và giới thiệu Ngài cho môn đệ của mình được biết: "Đây là Chiên Thiên Chúa" (Ga.1:36). Anrê và Gioan nghe thấy thầy mình giới thiệu Đức Giêsu là Chiên Thiên Chúa, hai ông đã bỏ thầy mình lại phía sau lưng và lên đường bước đi theo Đức Giêsu. Không biết hai ông đã đi theo Ngài bao lâu và bao xa. Chỉ biết họ rụt rè không biết bắt đầu câu chuyện thế nào. Đức Giêsu thấy sự lúng túng dễ thương của họ. Chính Ngài đã mở đầu cuộc đối thoại: “Các anh tìm gì thế ?” Họ đáp: “Thầy ở đâu ?”. Đức Giêsu trả lời “ Đến mà xem” (Ga.1:38-39)

Các anh tìm gì thế ? Câu hỏi này bắt hai ông phải trở lại với lòng mình, phải ý thức về nỗi khát khao hy vọng trong lòng mình. Tôi đang tìm kiếm điều gì? Tiền bạc, tiếng tăm, danh vọng, thỏa mãn? Hay tôi đang tìm một “ai đó” cho đời tôi một hướng đi?

Thưa Thầy, Thầy ở đâu? Câu trả lời này cũng là một câu hỏi mà khi nghe thoáng qua ta thấy thật nhớ ngẩn, vì chẳng liên hệ đến câu hỏi “các anh tìm gì thế”. Nhưng khi để ý và lắng nghe câu nói ta mới hiểu ra được ý muốn của hai ông: “Chúng tôi muốn biết nhà của Thầy, muốn đến thăm Thầy”. Đến nhà một người là đi vào thế giới của người đó. Hai ông không chỉ muốn biết Đức Giêsu qua lời giới thiệu của Gioan, qua kinh nghiệm gặp gỡ Đức Giêsu của Gioan… nhưng hai ông còn muốn đích thân gặp gỡ Ngài trong riêng tư thân mật, trong kinh nghiệm gặp gỡ của riêng mình

Hãy đến mà xem. Đức Giêsu không giấu hai ông về thế giới của Ngài. Ngài không dùng lý thuyết dài dòng mà rất cụ thể, rất thực tế: "Đến mà xem" "Trăm nghe không bằng một thấy".

Hai ông đã nhận lời mời ngay lập tức. Họ đã đến xem và đã ở lại. Ta chẳng rõ chi tiết của cuộc gặp gỡ hạnh ngộ này: Đức Giêsu đã nói gì với họ? Họ đã nhìn thấy điều gì trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Đức Giêsu? Chắc chắn đây phải là một kỷ niệm không quên của hai ông với Đức Giêsu, một kinh nghiệm gặp gỡ hết sức riêng tư và độc đáo với Đức Giêsu…Vì kết quả của cuộc gặp gỡ hạnh ngộ này là: "Chúng tôi đã thấy Đấng Mêsia".(Ga.1:41)

Nếu ta muốn gặp gỡ Đức Giêsu, chỉ có một cách duy nhất là hãy tìm đến với Ngài và ở lại bên Ngài trong tình thân mật. Kinh nghiệm gặp gỡ Đức Giêsu của Anrê và Gioan phải là kinh nghiệm của mọi người Kitô. Ta phải tìm đến với Ngài và ở lại bên Ngài, phải đích thân mặt đối mặt với Ngài.

Tuyệt đỉnh ơn gọi của người Kitô trước hết không phải là làm việc cho Chúa, nhưng là được mời gọi để sống thân mật với Ngài trong tình Cha-Con thắm thiết, được mời gọi để ở bên cạnh Ngài, để Ngài uốn nắn dạy dỗ rồi sau đó mới là làm việc cho Ngài, để Ngài sai đi lên đường rao giảng Tin Mừng trong Nước của Ngài.

Nhiều lúc ta tưởng đến Nhà Thờ vào ngày Chúa Nhật là đã đáp lại tiếng Chúa mời gọi, nhưng không phải thế. Chúa không mời gọi ta chỉ đi Lễ như trả nợ. Chúa muốn ta thực sự gặp gỡ Người, tiếp xúc thân mật với Người, sống thân thiết với Người trong tình con thảo.

Xin mời bạn cùng với tôi, chúng ta cùng nhau đi vào lòng mình để nhìn ra “Hành Trình Đức Tin” của ta . Đó phải là một hành trình đi về và gặp gỡ Thiên Chúa. Sau bao nhiêu năm giữ đạo, tôi đã đi đến đâu ? Đã bao nhiêu lần tôi được gặp gỡ Thiên Chúa? Hôm nay tôi có sống gần Chúa hơn ngày hôm qua không ? Hãy đến với Chúa, Ngài đang chờ đợi ta. Ngài đang mời gọi ta. Ngài đang mở rộng vòng tay, mở rộng trái tim để đón ta đến sống trong tình yêu của Ngài. Tình yêu ấy là hạnh phúc muôn đời và là tất cả của đời ta.

***

Lạy Chúa! Sau khi gặp gỡ Chúa, Anrê đã vội vã đi tìm em là Phêrô và dẫn em mình đến với Đức Giêsu. Từ đó, Anrê luôn bước theo Đức Giêsu. Ông đã đem chính mạng sống của mình làm chứng cho tình yêu Đức Giêsu. Ông đã đổ máu ra để chứng thực cho tình yêu ấy.

Xin cho con biết noi gương bắt chước Anrê: luôn khát khao gặp gỡ Chúa, luôn hăng say giới thiệu Chúa cho anh chị em của con, và nhất là biết can đảm để đứng lên làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa. Amen

(Tổng hợp từ R. Veritas)

(View: 106371)
.... Chính vì xác tín mạnh mẽ về sự chết, Đức Thánh Cha Gioan 23 đã rất an bình và bình tĩnh đón nhận cái chết. Tình yêu mạnh hơn sự chết, tình yêu nối kết con ngừơi còn sống với người đã chết. Và trong sức mạnh của tình yêu, cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá gây chú ý cho mọi người vì nhờ cái chết của Ngài, mọi người đều được lôi kéo đến với Ngài, Ngài đã qui tụ mọi người không phân biệt bất cứ một ai.
(View: 118399)
..... Điều quan trọng là khi thời giờ đến, lúc ta phải ra đón Đức Kitô như mười cô trinh nữ ra đón chàng rể, ngọn đèn tình yêu của ta, tức là lòng kính mến Thiên Chúa có còn cháy sáng hay không? Nếu luồng gió tội lỗi làm tắt ngọn đèn yêu mến trước giờ chết, ta còn có cơ hội thắp sáng lại bằng tâm tình thống hối. Nhưng nếu khi ta bước qua ranh giới sự chết mà đèn tắt, thì thời giờ đã chấm dứt!
(View: 109781)
..... Cầu nguyện là để Thánh Thần Chúa đưa mình vươn lên tới Đức Chúa Cha trong Đức Chúa Con ~ Cầu nguyện là yên lặng nhìn ngắm Chúa, không cầu nói năng, là nói với Chúa bằng ánh mắt và bằng suy tư ~ Cầu nguyện là tiếng rên xiết lo âu, là lời khẩn cầu ơn cứu trợ, là việc chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa
(View: 108249)
..... Ai ơi, nếu còn thương nhau, chớ có thử lòng nhau. Và hãy hiểu, lòng con người là giấy. Ai không động lòng trước một cử chỉ ân cần? Ai vô cảm bởi một lời khen? Ai vắng nhau lâu ngày mà không hề ham muốn? Chẳng phải lòng mình cũng vậy ư? Vậy nên, nâng niu bao nhiêu vẫn chưa đủ. Một chút nghi kỵ đã là thừa.
(View: 99553)
..... “[Nếu anh chị em là] những người giàu ở trần gian này… [thì hãy lo] làm việc thiện và trở nên giàu có về các việc tốt lành, [hãy] ăn ở rộng rãi, sẵn sàng chia sẻ. Như vậy [là anh chị em đang] tích trữ cho mình một vốn liếng vững chắc cho tương lai, để được sự sống thật” (1 Tm 16:17-19). Cuối cùng, xin bạn đừng quên rằng THIÊN CHÚA MỚI LÀ CHỦ của tất cả mọi sự mà chúng mình đang sở hữu như: tài sản, tiền bạc, trí tuệ, tài năng... Bạn và tôi chỉ là quản lý của Ngài mà thôi. Bạn quản lý mà không khéo thì coi chừng! Có ngày Ngài sẽ nói nhỏ với bạn rằng: “Công việc quản lý của anh [có vấn đề lớn] anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa!” (Mt 16:2), thì kể như…toi mạng! Hãy quản lý cho khéo khéo một chút! Sống keo kiệt mất chức ráng chịu!
(View: 100134)
.... Thiên Chúa không muốn con người đau khổ, tại sao Ngài lại bắt linh hồn người chết phải thanh luyện cho hoàn hảo mới được vào thiên đàng? .... Đau khổ chỉ là ngọn, còn tội lỗi mới là gốc. Muốn tránh khổ thì phải tránh tội lỗi. Diệt khổ thì chỉ là diệt ngọn, khổ vẫn có thể tiếp tục phát sinh. Diệt tội lỗi mới là diệt khổ tận gốc.
(View: 96132)
... Giữ đạo đã khó còn sống đạo lại càng khó hơn. Làm sao để người tin đạo biết sống đạo? ... sống cầu nguyện trong đời sống hằng ngày. Sống cầu nguyện là phó thác mọi sự cho Chúa, chấp nhận mọi thử thách, vui buồn như là Hồng Ân Chúa ban. Khi làm bất cứ việc gì, mỗi phút giây đều nghĩ đến sự quan phòng của Chúa, sự soi sáng của Chúa Thánh Thần. Mỗi sáng thức dậy, bạn hãy dành ít phút để dâng và phó thác cho Chúa ngày hôm đó. Có Chúa đồng hành, bạn sẽ được gắn bó với Thiên Chúa và “sống đạo” tốt hơn.
(View: 95508)
... chúng con lắm khi tự hỏi rằng chúng con cum cúp giữ đạo, chịu nhiều thua thiệt ở đời này so với rất nhiều bà con khác đạo và bà con không tôn giáo để rồi lại cũng sẽ lãnh mỗi người một đồng tiền lương sao? Nói gì đến bà con lương dân hay bà con khác đạo sống ngay lành, người thu thuế Chúa kể chuyện chỉ đấm ngực và xin: Lạy Chúa xin thương xót con là kẻ có tội, chưa hết, cái anh tử tội năm nào bị treo trên thập giá cạnh Chúa, chỉ với lời cầu xin: “lạy Ngài khi nào về Nước Ngài, xin nhớ đến tôi” thì đều được công chính hóa, được phúc thiên đàng. Thế thì sự công bình ở đâu? ....
(View: 93126)
.... Hàng ngày, tôi vẫn luôn yêu thương, trân trọng, quý giá người bạn “sống” của tôi. Với niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa là Chúa tôi tôn thờ, sự sống đối với người công giáo với riêng tôi còn có một giá trị thiêng liêng vì sự sống của tôi được trả bằng gía máu của con Thiên Chúa. Chúa tôi đã chết cho tôi để tôi được bước vào ngưỡng cữa nước hằng sống, ngưỡng cửa của yêu thương, nhưng người bạn “chết” vẫn luôn đồng hành với tôi. Một ngày nào đó, khi tôi đưa tay ra, người bạn “chết” sẽ ân cần nắm tay tôi như tôi đang được người bạn “sống” ân cần với tôi vậy. Amen.
(View: 93425)
.... Đây là những phản ứng tự nhiên. Hãy dịu dàng với bản thân thay vì chỉ trích các phản ứng của mình. Cuộc sống của bạn đã có đủ đau khổ, nên đừng bắt mình phải chịu đựng thêm nữa. Ngoài ra có một số người không thể bày tỏ cãm xúc, sự đau buồn cho bất cứ ai, cố gắng vượt qua nổi đau mất mát bằng đời sống thường nhật, luôn thường tìm đến nơi thinh lặng, cam chịu ... hãy tôn trọng khoảng thời gian, không gian này, lúc này đây chỉ có tình yêu chân thành, sự quan tâm đúng mức, nghiã cử nhân hậu chấp nhận của người thân mới vực họ đứng dậy sau khủng hoảng mất mát.
(View: 95805)
... Lehman and Wortman (1987) nghiên cứu 39 người có bạn đời (spouse) tử vong và 54 người có có con tử vong do tai nạn xe cộ. Họ thấy rằng cần ít nhất một năm để có thể lập lại “nhịp sống bình thường hàng ngày” (a pattern of daily care) – có thể ngắn hơn đối với người mất con cái và dài hơn đối với người mất bạn đời. Phục hồi cảm xúc có thể kéo cần 4 – 7 năm sau tử vong; và thực sự không bao giờ hoàn toàn. Hầu hết mọi người ở năm thứ bảy cũng giống như khi họ còn ở năm thứ tư. Điều này có nghĩa là những người đó thường đã hồi phục ở mức mà họ sẽ có thể hồi phục sau 4 năm.
(View: 98049)
.... Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ, cho (các) linh hồn mới qua đời được lên chốn nghỉ ngơi” hoặc là” “Chúa ơi, xin thương xót thứ tha cho những người mới chết, nếu họ chưa kịp ăn năn tội mình”. -“ Biết họ có đạo không mà đọc, biết linh hồn gì mà cầu”, Cô ta khó chịu. -“Chúa ban ơn cứu độ cho người công chính mà em, biết đâu, họ còn công chính hơn mình!”.... Thiên Chúa thấy lòng thương xót của chúng ta dành cho các Linh Hồn một cách chân thành, với lời khẩn cầu tha thiết, với lòng bác ái bao dung không phán xét, không phân biệt, với niềm tin tưởng vào ước muốn đầy lòng thương xót của Chúa Giêsu
(View: 103488)
... Đạo chúng ta là đạo suy tưởng và thẳng thắn nhìn vào sự chết không khiếp sợ, tránh né. Ngày nào, Giáo Hội cũng dạy con cái mình lặp đi lặp lại lời cầu nguyện xa xưa nhất, do từ cửa miệng các bổn đạo đầu tiên trong Giáo Hội: " Xin cho các linh hồn được nghỉ ngơi bằng an ".
(View: 92829)
..... "Jane đã mất rồi và chúng tôi thương nhớ nó kinh khủng. Nhưng nói hay làm gì thì có mang Jane về được đâu. Trong khi đó Amy còn cả một cuộc đời trước mặt. Làm sao nó có thể sống một cuộc đời hạnh phúc nếu cứ cảm thấy rằng chúng tôi oán trách nó vì nó đã gây ra cái chết của chị gái?"
(View: 93588)
"Life After Life" của bác sĩ Raymond Moody. Có một điều lạ là, những người chết đi sống lại đều nói đến một luồng ánh sáng, hay 1 người sáng. Người ánh sáng được diễn tả trong cuốn sách của bác sĩ Moody không nói mình là ai. Vị này dường như thương mến tất cả mọi người và dạy mọi người rằng làm người phải biết thương thân mình và thương người khác; rằng hành trang mà người chết có thể mang theo chỉ là tình thương thôi, một thứ tình thương vô vị kỷ.
(View: 99311)
Điều đó không lạ gì, vì mỗi cái chết của người ra đi đều để lại dang dở cho những người còn lại trên thế trần, bao lâu còn sống trên trần thế bấy lâu con người không thể được hoàn toàn hạnh phúc như lòng mong muốn. Cuộc đời con người thăng trầm có khi vui lúc buồn, lúc gặp thời khi trái thời, lúc gặp mặt khi phải chia tay, khi giận hờn lúc yêu thương, cũng có khi được thanh thản vô lo v.v. Nhưng rồi một khi đau khổ, buồn bực qua dần đi bạn sẽ tìm được nguồn bình an, an ủi vì bạn biết rằng cho dù hoàn cảnh nào đi nữa bạn đã được thực sự yêu thương và bạn đã yêu thương .
(View: 92320)
Hãy chấp nhận việc sinh ly tử biệt là chuyện thường tình sẽ xảy ra trong cuộc sống. Những người chúng ta yêu thương ôm ấp đều sẽ qua đi theo thời gian. Ai cũng phải già đi, mang bệnh, rồi qua đời. Chấp nhận sự mất mát là liều thuốc tinh thần giúp chữa lành những nỗi đau và đem lại cho chúng ta sự bình an khi phải đối diện với những nghiệt ngã trong cuộc sống .... . Có rất nhiều giải pháp giúp chúng ta vượt qua sự đau buồn, biết sống chấp nhận, không mặc cảm, lướt thắng những khó khăn để tiếp tục tích cực đi trọn con đường còn lại và sống một cách có ý nghĩa hơn.
(View: 91394)
Đừng nói với tôi rằng tôi sẽ ổn. Tôi biết mình sẽ ổn, nhưng lúc này đây, tôi rất không ổn. Nói rằng tôi sẽ ổn hoặc mọi thứ rồi sẽ tốt đẹp chính là xem nhẹ những gì tôi đang trải qua. Tôi đang ở tận cùng vực thẳm, tôi không nhìn thấy chút ánh sáng nào. Tôi đang bị bóng tối bao trùm. Tôi biết mình sẽ thoát ra .... Hãy nhìn lên Ngài. Hãy lại HY VỌNG vào BÌNH AN của Ngài. Nó sẽ đến.
(View: 95817)
... Lời sau cùng của Đức Giêsu trên Thập Giá: “Lạy Cha, xin hãy tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Đó là Lời đúc kết tất cả mọi Lời rao giảng của Người và cũng là mục tiêu của công cuộc Nhập Thể và Cứu Chuộc ... tha thứ, và Người truyền cho những kẻ theo Người phải thực hành một giới răn mới: phải tha thứ. “Thầy không bảo con là đến bảy lần,nhưng đến bảy mươi lần bảy” (Mt 18,21-22), nghĩa là phải luôn tha thứ. Dường như có một mối liên hệ sâu xa giữa lời răn dạy này và lời truyền của Đức Giêsu: “Thầy để lại bình an cho các con. Thầy ban cho các con bình an của Thầy” (Ga. 14,27). Lý do là khi tha thứ cho anh em, người ta sẽ cảm được sự bình an sâu thẳm trong đáy lòng mình.
(View: 93888)
Chúng ta phải ca ngợi người phụ nữ ngoại giáo này. Bà là một tấm gương về sự kiên trì trong sự cầu xin, là một mẫu mực mạnh mẽ trong đức tin, là một tấm lòng can đảm trong tình yêu. Đức tin đòi buộc chúng ta phải kiên trì, phải chiến đấu. Đức tin phát huy lòng khiêm nhường, can đảm, kiên nhẫn và tình yêu thương của chúng ta. Đức tin và tình yêu được liên kết khăng khít với nhau. Nếu đức tin chúng ta mạnh mẽ, kiên trì cậy trông thì mọi lo âu, mọi lời cầu xin, mọi bối rối lo toan sẽ không ra vô ích trước tình thương bao la của Thiên Chúa. Tại sao chúng ta còn do dự, không tin vào lời Chúa đã phán: “ Ai xin, thì sẽ được. Ai gõ sẽ mở cho.”