Saturday
4
May
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22282)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13131)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16523)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32908)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28290)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21980)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22803)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19811)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

ĐI TÌM DIỆN MẠO CHÚA GIÊSU KITÔ

Tuesday, March 27, 201212:00 AM(View: 95577)
Bài Tin Mùng Chúa Nhật hôm nay mời gọi chúng ta cùng nhau đi tìm diện mạo Chúa Giêsu, một khuôn mẩu linh mục tư tế đau khổ, đầy lòng trắc ẩn, đồng cảm và kết hợp nhân loại.
 
THIÊN CHÚA QUA CỰU ƯỚC
 
 Qua toàn thể các Tin Mừng, ta thấy mọi người cả nam lẫn nữ ai cũng đều mong ước được gặp chúa Giêsu, ngắm nhìn diện mạo, vẻ đẹp huy hoàng và vinh quang của Thiên Chúa. Trong các Ca Vịnh đã bao nhiêu lần chúng ta xin được gặp mặt Chúa ?
 chua_0 « Xin dung nhan Chúa hãy tỏa chiếu sáng trên tôi tớ Chúa » (Cv 119 :135).
 
 Không phải chỉ chúng ta cầu khẩn để được gặp mặt Chúa mà chính Chúa cũng thúc dục, nhắc nhở thâm tâm chúng ta đi tìm kiếm Chúa:
 « Hãy tìm kiếm mặt ta và dung nhan ta » (Cv 27: 8).
 
 Nhưng có lẽ chúng ta không thể kiếm ra được gương mặt mà Chúa muốn chúng ta đi tìm, nên đã có lời than van :
  « Xin Chúa đừng lánh mặt tôi » (Cv 102:2)
 « Tại sao Chúa cứ lánh mặt tôi »(Cv 88:14).
 « Chúa còn lánh mặt tôi đến bao lâu nữa » (Cv13:2).

 
 Chúng ta cầu khẩn, chúng ta tìm tòi nhưng chúng ta không thể kiếm ra được diên mạo Chúa. Lúc đó chúng ta cảm thấy bối rối. Ông Maisen, với tính cách bạn nói với bạn, xin được gặp mặt Chúa, thì Chúa nói với ông:
 «Ngươi không thể nhìn được mặt ta, vì không ai nhìn thấy ta mà sống được» (Xh 33:20).
 
THIÊN CHÚA TRONG TÂN ƯỚC
 
 Nhưng trong Tân Ước thì khác, Thiên Chúa đã thay đổi, đã xuống thế làm người như chúng ta để cứu chuộc muôn dân. Chúng ta hãy coi câu chuyện Tin Mừng thánh Gioan (chương 12) nói về sứ vụ công khai của Đức Giêsu đến hồi cực điểm. Đây là hành động chính thức và sau cùng trước khi xẩy ra những biến cố khổ nạn của Chúa. Có rất nhiều người là dân ngoại, không phải là Do Thái lần đầu tiên đi tìm kiếm Chúa Giêsu. Họ đến không phải chỉ để xem mặt hoặc tham dự một cuộc ra mắt của Chúa, nhưng để «gặp» Người. Theo Tin Mừng thánh Gioan, « gặp » Đức Giêsu tức là «tin» vào Người. Một yêu cầu đơn giản và lạ lùng: «Thưa ông, chúng tôi muốn gặp Đức Giêsu» (Ga12:21).
 
 Trong ca vịnh, khi chúng ta cầu khẩn để gặp mặt Chúa, chúng ta xin được gặp Chúa là Chúa thực để ngắm nhìn xâu thẳm trong Chúa. Ở chương chót của sách Tin Mừng Khải Huyền có viết : «Họ sẽ được nhìn thấy dung nhan Người» (Kh 22: 4). Chúng ta đã nhìn thấy dung mạo Chúa thể hiện qua con người Giêsu thành Nazareth. Biết bao nhiêu lần chúng ta thèm muốn được nhìn thấy dung nhan Chúa Giêsu ? Chúng ta sẽ làm gì khi chúng ta « gặp » được mặt Chúa Giêsu Kitô?
 
TƯ TẾ TRONG CỰU ƯỚC
 
 Tác giả của thư gửi tín hữu Do Thái mang nặng tư tưởng và tính thần học của thánh Phaolo và Gioan, nhưng tác giả cũng chiêm ngưỡng và nhìn thấy sự khổ nạn và hấp hối của chúa Giêsu trong vườn cây dầu có liên quan đến những hiến tế trong đền thánh và chức tư tế. Trong Cựu Ước không bao giờ thấy đòi hỏi thầy cả thượng tế phải tự mình trở nên giống như những người anh em mà trái lại ông ta còn cố gắng để trở nên khác với họ. Thái độ đồng cảm với những kẻ tội lỗi đã tỏ ra không thích hợp với chức tư tế của thời Cựu Ước. Ngoài ra không thấy có bản văn nào đòi hỏi vị thượng tế phải là người không vướng mắc tội lỗi gì cả.
 
TƯ TẾ TRONG TÂN ƯỚC: ĐỨC KITO KHỔ NẠN
 
 Trái lại chức tư tế trong Tân Ước thì khác. Thư gửi tín hữu Do Thái (5 :7-9) cho chúng ta thấy Chúa Giêsu là một tư tế rất khác biệt, có đầy lòng trắc ẩn phi thường, tính đồng cảm và tình liên đới bền chặt. Trong những ngày còn ở dương thế, chúa Giêsu đã chia sẻ với chúng ta một con người bằng xương bằng thịt như chúng ta. Ngài cũng cầu nguyện, cũng đau khổ, sầu muộn và khóc than như chúng ta. Chúa Giêsu cũng bị thử thách, bị cám dỗ bằng mọi cách như chúng ta nên Chúa thấu hiểu những khó khăn của chúng ta cả trong lẫn ngoài, do đó ngài có lòng trắc ẩn, cảm thông và đồng cảm rất sâu đậm với chúng ta. Đức Giêsu là tư tế độc nhất, rất đặc biệt, có đầy đủ ý nghĩa và là mẫu mực từ đó cho đến giờ.
 
TƯ TẾ/LINH MỤC GIÊSU LÀ CHÚA, LÀ THẦY VÀ BẠN CỦA CHÚNG TA
 
 Chúng ta rút ra được bài học gì qua những hình ảnh đó của chúa Giêsu? Những thử thách hàng ngày và những yếu đuối của chúng ta, thay vì tạo ra hố xâu ngăn cách giữa Chúa Giêsu và chúng ta thì nó lại trở thành điểm hội tụ, nơi gặp gỡ giữa chúng ta và Chúa, không phải chỉ với một mình chúa Giêsu Kitô mà còn với chính Thiên Chúa nữa. Hiệu quả là từ nay về sau, không một ai trong chúng ta khi bị rơi vào tình huống đau khổ mà không cảm nhận được –do thực tế này- có Chúa Kito cũng luôn luôn ở bên cạnh chúng ta trong mọi hoàn cảnh, vui cũng như buồn. Chúng ta lắng nghe lời Chúa Giêsu vì Chúa là đấng « đáng kính và đáng tuân phục ». Chúng ta cũng sẽ được Chúa nghe lời và an ủi bởi vì chúng ta biết cầu nguyện Chúa liên lỉ, kính thờ Chúa, phục tùng và lắng nghe lời Chúa thúc dục trong lòng. Chúa Giêsu thực là một linh mục, là Thầy, là Bạn và là Chúa chúng ta.
 
CƠN HẤP HỐI CỦA CHÂN PHƯỚC GIOAN PHAOLO II
 
 Trong bài Phúc Âm hôm nay, ta thấy những người lên Jerusalem thờ phượng Thiên Chúa có những người Hy Lạp đến nói với ông Philipê là người đến từ làng Bethsaida, miền Galilea là họ muốn gặp Đức Giêsu: « Ông Philipe đi nói với ông An Rê rồi ông An Rê cùng ông Philipe đến nói với Chúa Giêsu » (Ga 12: 20-22).
 
 Để gặp Chúa Giêsu, người ta phải được một môn đệ dẫn tới gặp. Lời giới thiệu của những người đã từng sống với Ngài, ở bên cạnh Ngài, cho chúng ta biết về Ngài và chúng ta không thể biết về Ngài nếu không có sự giới thiệu ấy.
 
 Sự giới thiệu ấy thế nào? Đó là những bản văn viết của các tông đồ, nhất là những bản Tin Mừng được lưu truyền cho chúng ta do truyền thống, tập tục, qua cha mẹ, các linh mục, phó tế, thầy giáo, giáo lý viên, những nhà giảng thuyết và những tín hữu là những chứng nhân và người mang Tin Mừng của Chúa. Nhận biết ra những vị then chốt này quả là quan trọng và cần thiết! Họ là những chứng nhân sống động và có liên kết với truyền thống và Tin Mừng về Chúa Giêsu Kitô.
 
 Một người trong hàng triệu người như vậy trên khắp thế giới là Karol Wojtyla, Đức Chân Phước Gioan Phaolo II. Cả thế giới chứng kiến một cách công khai cuộc hấp hối và khổ nạn của đấng nối nghiệp thánh Phêro. Sắp đến ngày mừng kỷ niệm lễ giỗ của Ngài vào ngày 2 tháng 4, chúng ta không thể không nhớ lại cái ngày đầy sống động ấy. Cử chỉ của ngài đã khiến chúng ta nhớ lại gương mặt Thiên Chúa với những hình ảnh chúa Giêsu chịu đóng đanh trên thập giá.
 
 Một trong những bài học đáng ghi nhớ nhất mà Ngài đã dạy cho chúng ta vào những giờ phút cuối cùng của triều đại ngài là tất cả mọi người đểu phải chịu đau khổ, ngay cả vị đại diện của Chúa Kitô. Thay vì che dấu những tật nguyền của mình như đa số những vị thủ lãnh trên thế giới, Ngài để cho cả thế giới nhìn biết những điều Ngài đã và đang hứng chịu. Cử chỉ cuối cùng của đời Ngài cho thấy dù là lực sĩ rồi cũng phải bất động, tiếng nói trước kia có âm vang sang sảng thì nay cũng phải bặt tắt và bàn tay đã viết lên biết bao tông thư vĩ đại giờ này cũng không còn động đậy được nữa. Tuy nhiên không có gì làm cho Ngài phải ngập ngừng, e ngại, ngay cả những yếu ớt bệnh hoạn ẩn dấu bên trong căn bệnh Parkinson của Ngài, và cuối cùng Ngài đã không thể nói và cử động được nữa. Nhiều người tin rằng thông điệp mãnh liệt nhất mà Ngài đã truyền giảng lúc đó là khi Ngài không còn nói và cử động được nữa.
 
 Một trong những khoảnh khắc giảng dạy trong thinh lặng khó quên của những ngày cuối cùng đó đã xẩy ra vào đúng đêm thứ Sáu Tuần Thánh năm 2005 khi Đức Thánh Cha đang ngồi trong nhà nguyện riêng của ngài ở Vatican coi truyền hình cuộc khổ nạn đoạn đường thánh giá được diễn lại ở đấu trường Colosseum tại Rome. Đến chặng đường Chúa chịu chết, ống kính truyền hình trong nhà nguyện chiếu Đức Thánh Cha giữ cứng Cây Thánh Giá trong tay, ôm vào ngực, má ngài đè chặt lên phiến gỗ. Ngài chấp nhận đau khổ và cái chết không cần nói. Hình ảnh đó tự nó đã nói nên lời.
 
 Trước khi ra đi mấy tiếng đồng hồ, Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II đã nói : « Hãy đề cho tôi đi về nhà Cha.» Trong khi những lời kinh thân thiết nhất được vang lên, thánh lễ được cử hành ngay dưới chân giường của Ngài và hàng ngàn vạn người đang hát vang dưới công trường thánh Phêro thì ngài nhắm mắt lìa đời lúc 9:37 chiều tối ngày 2 tháng 4 năm 2005. Qua cuộc khổ nạn công khai, nỗi đau khổ và sự chết của ngài, vị tư tế thánh thiêng này, người nối nghiệp các thánh tông đồ và là đầy tớ của Thiên Chúa đã chỉ cho chúng ta thấy dung nhan Chúa Giêsu bằng một phương cách rất đặc biệt và sống động.
 
 Đến đây, tất cả mọi hình ảnh, công đức, sự nghiệp của Ngài lại hiện ra trong tâm trí tôi. Những việc Ngài đã làm cho Giáo Hội, cho Ba Lan, cho con người, cho cả thế giới…dù không nói lên, nhưng vẫn còn âm vang đâu đó. Đặc biệt câu nói tuy bình thường nhưng bất hủ: Các Con Đừng Sợ…
 
ĐÔI LỜI KẾT
 
 Như chúng ta đã biết, khi đoàn người đi lên Jerusalem thờ phượng Chúa, có những người Hy Lạp, đến xin ông Philiphê cho gặp Chúa Giêsu thì Chúa Giêsu trả lời:”…Thật vậy, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh sôi nhiều hạt lúa khác. Ai yêu quí mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ được sự sống đời đời. Ai phục vụ Thầy thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quí trọng người ấy….” (Ga 12: 20-26).
 
 Chúa Giêsu là tư tế, là linh mục và là Thiên Chúa. Một hình ảnh đau khổ, hấp hối, chịu cực hình, chịu đóng đanh chết trên thập giá vì tội lỗi nhân loại. Các thánh tông đồ như Phêro, Phaolồ…đều chịu cực hình và chịu chết như Thầy mình là Đức Giêsu Kitô. Những gương sáng, hình ảnh, dung nhan diện mạo đầy lòng trắc ẩn, đồng cảm và kết hợp nhân loại của chúa Kitô, của các thánh tông đồ đã để lại cho tất cả chúng ta, cho những ai là môn đệ của Chúa.
 
 
Fleming Island , Florida
23-3-2012
Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

(View: 94093)
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con dám hành động theo những đòi hỏi khắt khe nhất của Chúa. Xin dạy con biết theo Chúa vô điều kiện, vì xác tín rằng Chúa là Đấng khôn ngoan, và Chúa yêu con hơn cả chính con yêu con. Lạy Chúa Giêsu trên thập giá, xin cho con theo Chúa mà không tính toán thiệt hơn, sống cam đãm vượt trên mọi nỗi sợ, can đảm lướt thắng sự yếu đuối của con người , sống trọn vẹn cho sự quan phòng của Chúa. Ước gì khi dâng lên Chúa những hy sinh , con cảm nghiệm được niềm vui bất diệt của người một lòng theo Chúa. Xin ban thêm sức cho con. Amen
(View: 93843)
Trên hành trình Đức Tin, tôi đã gặp những cuộc đời xem ra nghịch thường, đến độ có lần một người hỏi tôi : “ Chúa ở đâu ?”. Câu hỏi khó trả lời với suy tư theo tâm lý thông thường, giữa một thế giới nghiêng về hưởng thụ, sung mãn vật chất, hạnh phúc được định nghĩa là những gì thủ đắc được, nhìn thấy được, chạm tới được. Đi theo chiều hướng tâm lý của thế gian, con người không bao giờ hiểu được những nghịch thường của Chân Lý Kitô, trừ phi chính họ phải cất bước trên hành trình Thập Giá với Ngài.
(View: 93492)
Chúng ta có thể ví đau khổ và phiền muộn trong kiếp người như con rắn rượt đuổi mỗi chúng ta. Nếu chúng ta không dừng lại và can đảm đối diện với nó, thì một lúc nào đó chúng ta sẽ bị kiệt sức với trò rượt bắt này. Chỉ có phương cách là chấp nhận nó, đón nhận nó và sống với nó từng ngày như là một phần của đời ta.
(View: 96489)
.... Xin dạy chúng con thinh lặng nơi miệng lưỡi, để biết ca tụng Chúa và đem lại an vui cho muôn người, tránh cho mọi lời nói gây đau đớn đổ vỡ. - Xin dạy chúng con thinh lặng nơi trí khôn, để mở ra trước sự thật và khép lại trước dối trá. - Cuối cùng xin dạy chúng con thinh lặng nơi quả tim, để tránh xa mọi ích kỷ, thù hằn, ghen ghét, để yêu mến và ước ao Thiên Chúa trên hết mọi sự. Amen.
(View: 88255)
Những ân sủng Chúa ban cho là thời gian, vật chất, sức khoẻ, khả năng, người thân, bạn hữu… Hãy trân trọng, quý mến chứ đừng hoang phí, tận dụng chứ đừng lạm dụng hoặc coi thường. Hãy luôn coi đó là những nén bạc quý, là những cơ hội tốt để phát huy bản thân cho tốt đẹp mọi bề. Thanh tẩy nhiều thì sạch nhiều, thanh tẩy ít thì sạch ít. Hãy phấn đấu để thoát ra khỏi dòng thác của hưởng thụ, tự tôn và ích kỷ, để ta có một cuộc sống hạnh phúc. Tất cả tuỳ thuộc vào lựa chọn và quyết định của ta.
(View: 88554)
Tôi có ít thời gian, nhưng lại có nhiều điều phải làm, có thể tôi còn có ít thời gian hơn tôi tưởng,” tôi sẽ ngợi ca Chúa đã lôi kéo tôi ra nơi đây để nghĩ đến việc ăn năn thống hối, và tôi sẽ thu xếp công việc của tôi, để nghĩ đến việc xưng tội, đến những việc đạo đức cách nghiêm chỉnh, với nhiều can đảm và cần mẫn; suy nghĩ không phải đến những gì qua đi, mà đến những gì còn tồn tại. Amen
(View: 87930)
Phụng vụ lời Chúa hôm nay nhắc nhở cho ta điều mà ta không bao giờ được quên là ta tuỳ thuộc vào Chúa từng hơi thở. Chúa là Chúa các tạo vật. Người nắm quyền ban sự sống và đem lại cái chết. Người cầm vận mạng mọi loài trong tay.
(View: 87484)
Lạy Chúa tâm hồn chúng ta có khác gì một tảng đá cứng lạnh đã rạn nứt đáng bị bỏ đi, nhưng Chúa vẫn không bỏ mặc cho chúng ta thành những hình tượng hoang phế đặt trước mồ mả. Chúa muốn biến chúng ta thành những tuyệt tác được trưng bày trong lâu đài. Nhưng chúng ta phải cho phép ngài đục đẽo tâm hồn chai đá của chúng ta bằng chiếc búa yêu thương của Ngài. Mùa Chay chính là thời điểm cho chúng ta trở thành những David của Chúa vậy.
(View: 89523)
Đức Giêsu có nói rằng : "Nếu con người được cả thế giới mà phải thiệt mất linh hồn, thì nào có lợi gì ? Vậy thì người lấy chi mà đổi linh hồn mình lại ?" (Mt 16, 26). Là một Kitô hữu; chúng ta chọn làm-tôi-Thiên-Chúa hay chọn làm-tôi-tiền-của !? Nếu chọn... nếu chọn "làm tôi Thiên Chúa". Hãy quẳng gánh lo đi và : "Hãy cứ tin yêu, Cha quan phòng là Thiên Chúa". Trước hết hãy "lo tìm, tìm vui công chính Cha. Lo tìm, tìm cho ta nước Cha".
(View: 90170)
"Muốn diệt hết cỏ dại ở bãi hoang, chỉ có một cách hay nhất, đó là hãy trồng cấy mùa màng lên đấy". Cũng như vậy, muốn để linh hồn không phải buồn lo tản mạn, thì cách duy nhất là hãy chiếm cứ nó bằng những đức tính tốt". Đọc câu chuyện vừa rồi, ai mà chẳng khâm phục sự vĩ đại của nhà hiền triết và sự thông minh của các học trò của ông. Hãy thử nghĩ nếu cuộc sống của chúng ta mà thiếu những bài học sau cùng như thế này, thì dẫu có học đến hàng núi sách cũng không có ý nghĩa.
(View: 87110)
Lạy Chúa khi coi được bài viết trên con nhớ tới lời Chúa dạy ngày nào ...“Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho.” Tạ ơn Chúa đã luôn mời gọi con tìm nước công chính của Người, bời vì yêu thương con Chúa đã ban chính Người làm qùa tặng cho con, nhưng đã bao lần con dững dưng trước món qùa chính Chúa, mỗi lần con phạm tội , con rước Chúa bất xứng là mỗi lần con không trân trọng Tình Yêu của Chúa cho con . Lạy Chúa Thiên Chúa của con, xin tha lổi cho con . Amen
(View: 83915)
Mẹ yêu con đủ để cho con thấy sự tức giận , thất vọng và nưóc mắt của mẹ, để con thấy rằng mẹ cũng không phải là người hoàn hảo. Mẹ yêu con đủ để buộc con phải chịu trach nhiệm cho những hành động của mình, dù đôi khi con phải trả giá đắt, dến mức làm mẹ đau lòng.
(View: 89349)
" Giây phút đẹp nhất là giây phút hiện tại... Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đuờng dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt đời sẽ thánh. Đường hy vọng do mỗi chấm hy vọng. Đời hy vọng do mỗi phút hy vọng '' ( Đường Hy Vọng ).
(View: 87014)
Trong cuộc sống, chúng ta va chạm nhau rất nhiều qua lời nói vô tình, cử chỉ vô ý, một câu truyện bịa đặt thêm nếm cũng có thể là nguyên nhân của chuyện thù ghét oán hờn. Chúng ta cố gắng xây dựng hòa bình bằng sự chân thật và tình yêu thương tha thứ. Thánh Phaolô khuyên dạy chúng ta: Anh em nổi nóng ư? Đừng phạm tội: chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn (Eph. 4,26).
(View: 78367)
Nhiều yếu tố đã làm suy giảm cộng đoàn bao gồm cả các trận động đất vào tháng Mười Hai năm 1812 đã làm sụp đổ hoàn toàn Nhà Thờ Đá Lớn .(Trận động đất 7.5 đã làm sụp đổ hoàn toàn nhà thờ Đá Lớn và lấy đi tính mạng 40 người đang cử hành Thánh Lể)
(View: 82520)
Lạy Chúa! Xin cho con biết chuẩn bị cho ngày cuối cùng của cuộc đời con, cho con biết sẵn sàng đón chờ ngày đó, cho dù ngày đó đến bất cứ lúc nào cũng được. Cho con biết khao khát Chúa, luôn sống liên kết mật thiết với Chúa, biết phó thác mọi sự trong tay Chúa, vì Chúa là cùng đích của đời con . Amen
(View: 83840)
Ta có thể mất nhiều thứ, nhưng đừng đánh mất chính mình. Vì Thiên Chúa dựng nên ta với tất cả mọi sự tuyệt mỹ của Ngài ban cho. Ta trở thành tác phẩm có một không hai trên vũ trụ. Vậy hãy tự hỏi về mình rằng: tôi là ai, tôi là gì, và tôi đang hiện diện với cái độc đáo của mình, hay có mặt với lớp áo của người khác, khiến tôi không còn là tôi nữa, bởi cái tôi đáng ghét đã làm cho ta ra như vậy.
(View: 84329)
Hãy cúi xuống nhìn đời, nhìn người mà xem. Họ có phải là cùng đích, là tuyệt đối hay không? Giàu sang phú quý, quyền chức cao trọng, bằng cấp sáng giá, sắc đẹp tuyệt vời, sức khoẻ phi thường ư ? Cũng đau khổ, cũng chết, sau vài ngày là thối rữa, không ai muốn nhìn, mọi người bịt miệng bịt mũi vì hôi thối đó thôi. Hãy cúi xuống nhìn mình để thấy rõ bản chất mỏng giòn, mong manh chóng qua, nay còn mai mất để đừng kiêu căng tự phụ cho mình là nhất, dù bất cứ phương diện nào.
(View: 92491)
Hoa nở để tàn. Mây hợp để rồi tan. Trăng tròn để rồi lại khuyết. Người sống để mà chết. Rồi chết để mà sống mãi. Nhìn vào thực tế của kiếp người thì: Đời người như hoa sớm nở tối tàn, nay còn mai mất, chỉ một cơn gió thoảng, đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích. Vậy thì có lý do gì để ta quá bám bíu, tin tưởng vào những thứ chóng qua ở đời này, khi chúng đâu có trung thành với ta luôn mãi.
(View: 83779)
Nếu Chúa đã dạy: “Phúc cho những ai có tâm hồn trong sạch” “Phúc cho những ai khao khát công chính, “Phúc cho những ai xây dựng hòa bình”, Phúc cho những ai xót thương người”...Hiến Chương Nước Trời