Saturday
4
May
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22280)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13130)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16522)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32907)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28289)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21979)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22802)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19811)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Chút cảm nghiệm về đau khổ

Tuesday, March 4, 201412:00 AM(View: 11400)
Ai trong đời cũng có ít lần hoặc nhiều lần gặp phải những biến cố đau buồn. Những biến cố ấy có khi gây thương tổn nặng nề cho tâm hồn – một thứ tổn thương khó chữa lành, hoặc khi lành vẫn để lại vết sẹo nhức nhối. Chưa kể nhiều khi quá đau đớn, bản thân đương sự khao khát được chết còn hạnh phúc hơn là sống trong tình trạng liên miên đau buồn khắc khoải. Thế nhưng, sau các trận cuồn phong – bão táp thấm thía như vậy, người ta bắt đầu lắng đọng; với một trạng thái khó diễn tả, tâm hồn nảy sinh nhiều nghi vấn: tại sao tôi đau khổ? Ai gây đau khổ cho tôi? Tại sao là tôi mà không phải người khác? Đau khổ đem lại gì cho tôi? Tôi phải làm gì với những người dã tâm – gian ý, gây đau khổ cho tôi? Khi đối diện với đau khổ tôi có thái độ nào? v.v…
blank
Đau khổ vốn dĩ là một mầu nhiệm khó lý giải. Không ai dám nghĩ mình có khả năng trình bày trọn vẹn những vấn đề và ý nghĩa liên quan đến đau khổ. Tuy nhiên, nếu giới hạn trong phạm vi cảm nghiệm, ai trong chúng ta cũng có thể chia sẽ cảm nghiệm sâu ẩn trong trái tim của mình sau những biến cố đau khổ đã xảy ra.

Những câu hỏi: “Tại sao tôi đau khổ? Ai gây đau khổ cho tôi? Tại sao là tôi mà không phải người khác?”, thường là những vấn nạn khởi đầu khi người ta bị nỗi đau hành hạ. Nhưng khi đau khổ tạm lắng dịu, thì câu hỏi “đau khổ đem lại gì cho tôi?” xem ra là cần thiết hơn cả.

Thông thường, người ta rọi vào một trong ba thái độ sau đây khi gặp phải những biến cố đau khổ: một là căm ghét oán hận, tìm cách báo thù; hai là thái độ khiêm tốn, tri ân vì nhờ đau khổ mà bản thân được biến đổi và trưởng thành vững vàng; ba là tình trạng hững hờ, buông trôi, không oán thù cũng không khiêm tốn tri ân.

Ở đây chỉ xin chia sẻ thái độ khiêm tốn tri ân, còn hai thái độ kia xin để các nhà tâm lý chuyên môn bàn đến. Có điều khá đơn sơ, thực tế và gần gũi với con người, là sự thành công có thể mang lại niềm vui tươi phấn khích trong một giai đoạn ngắn, sau đó người ta lại nỗ lực tìm kiếm thành công tiếp theo để tạo niềm vui mới. Điều này tự nó không xấu, nhưng thử hỏi nó có thể giúp con người trưởng thành và tự do hay không? Riêng với đau khổ, quà tặng lớn nhất của nó là mang lại cho con người nhiều kinh nghiệm xương máu cuộc sống; và đặc biệt là trạng thái lớn lên trong tự do.

Không ai trong đời thích đi tìm đau khổ(trừ khi có ai đó mắc phải căn bịnh kỳ quái!). Dù vậy, đau khổ vẫn xảy ra trong cuộc đời của mỗi người; và khi buồn đau ập đến, tình cảm tự nhiên là ưu sầu phiền não. Tình cảm này tưởng chừng là thuốc đắng tai hại, nhưng thật ra ta có thể nhìn nó như “món ăn bổ dưỡng” cho đời sống nội tâm. Bởi đằng sau đau khổ thường ẩn chứa những bài học quý báo, tựa kích thích tố mang lại sức mạnh lớn lao, thúc đẩy con người hiểu rõ mình đang tăng trưởng và làm chủ bản thân.

Dù đau khổ do chính mình gây ra, hoặc do ngẫu nhiên ập đến, hoặc bởi kẻ ác cố tình tạo nên… chúng ta đều có tình cảm(ít ra trong lúc ban đầu) là: mất bình an, oán trách, căm hận… Điển hình, còn đau khổ nào bằng khi người thân nhất của mình qua đời; hay còn đau khổ nào gây bức xúc hơn khi bị bề trên hiểu lầm, chẳng những không cho cơ hội để mình giải bày, mà ngược lại còn bị kết án và gánh chịu những hậu quả oan nghiệt; hay còn nỗi khổ nào nhức nhối hơn khi vì lòng đố kỵ, mà anh em mình loại trừ và sát phạt mình một cách tàn nhẫn không chút xót thương; v.v… Nhưng các đau khổ ấy lại có khả năng giúp đương sự nhận thức được giá trị cuộc đời và ý nghĩa phẫm giá của con người.

Ở đời, người ta thường khao khát đi tìm sự hoàn hảo, nhưng bản chất con người vốn ẩn chứa nhiều khuyết điểm, tội lỗi, sai lầm và đau khổ. Dù vậy, nếu nhìn mọi sự cách tích cực, thì những điều ấy cũng góp phần rất lớn trong tiến trình phát triển của con người. Nói cách nào đó, đau khổ cũng là “thầy giáo” truyền thụ nhiều bài học có giá trị. Vấn đề là ở chỗ, ta có đủ can đảm đón nhận đau khổ như “nhà giáo dục” cho bản thân hay không? Hoặc ta có dám nhìn đau khổ là người bạn mang lại những ý nghĩa tốt đẹp và cần thiết cho đời người hay không?

Với nhãn quan Ki-tô hữu, tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa, ta sẽ nhận ra sau những đau khổ thất bại, điều mà mình nhận được nhiều hơn điều mà mình mất. Nói rốt ráo hơn, mọi sự là do Chúa, ta chẳng có gì để mất; và như vậy, mình chỉ có được chứ không mất. Nếu lấy con tim để đảm nhận đau khổ, ta như bừng tỉnh khi hiểu rằng, đằng sau đau khổ thử thách là các bài học đức tin vô cùng quý giá mà Thiên Chúa muốn đào tạo con cái yêu dấu của Người. Thực tế, con người thường có tâm lý tránh né đau khổ, thậm chí không thích đặt vấn đề về nó, vì sợ phải giải quyết. Vẫn biết rằng đau khổ có cần thiết hay không là tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người. Có điều người Ki-tô hữu nào không có đức tin, nội tâm trống rỗng, tất nhiên họ rất khiếp sợ đau khổ, họ sống lệ thuộc vào những niềm vui giả tạo bên ngoài, nhằm thỏa mãn những nhu cầu – cảm giác tạm thời.
blank
Khi cảm nghiệm đau khổ bằng đức tin, ta sẽ thấy được Thiên Chúa quan phòng trong từng biến cố và khoảnh khắc của cuộc đời; đồng thời ta “ngộ” ra rằng, ngang qua đau khổ, thậm chí ngang qua những lận đận truân chuyên bởi người đời gian ác, Thiên Chúa dẫn ta đến mục đích mà Người muốn. Nói cụ thể hơn, dù khi ta phải đối diện với những người mà trái tim họ chứa đầy những độc ác, nhưng Thiên Chúa sẽ biến nó thành những gì tốt lành cho ta. Giả như ta bị đau khổ cách nghiệt ngã, bị người đời hiểu lầm, khinh miệt, dè bĩu… ta sẽ có trải nghiệm để chiêm ngắm Chúa Giê-su - Đấng Vô Tội đã cầu nguyện cho những kẻ ác đóng đinh Người vào khổ giá.

Đỉnh cao là ở chỗ “lấy ơn báo oán”, nghĩa là giống Chúa Giê-su cầu nguyện cho những ai gây đau khổ cho mình; đặc biệt là không ngưng chúc phúc cho họ. Thiết nghĩ, không có phương cách “trả đũa” nào thấm thía cho bằng việc cầu nguyện và tha thứ cho người thích gieo đau khổ cho người khác. Nếu họ đã làm điều ác, mà mình cũng làm như họ, thì đâu còn gì để nói nữa!

Thật ra, đau khổ không phải là thứ để người ta chỉ đi tìm lý giải, mà nó còn là đối tượng cần được đón nhận. Bởi khi biết đón nhận khổ đau, cuộc sống của mỗi người trở nên kiên vững; trái tim sẽ luôn nảy nở tình yêu cảm thông; và nhất là biết trân quý sự sống ngay lành và chân thật. Dĩ nhiên, không ai phủ nhận việc nỗ lực chữa lành những vết thương lòng do đau khổ gây ra, nhưng vết thương thẳm sâu ấy có lành hay không lại là một chuyện khác. Với người môn đệ theo gót Thầy Giê-su, nên chăng sau những đau khổ, ta thành tâm khiêm nhượng để các đòi hỏi của Chúa ray rứt – khắc khoải trong lòng? Bởi vì ray rứt, nhức nhối và đau khổ giống như vết thương không bao giờ lành, giúp cho chúng ta không khi nào dám an tâm trong thái độ thờ ơ, ỷ lại và ích kỷ.

Còn nhiều nữa, giống như Chúa Giê-su sau cái chết đau khổ là phục sinh vinh hiển, chúng ta sau khi trải qua đau khổ sẽ tìm lại được niềm vui đích thực. người xưa vẫn nói “hết hồi bĩ cực đến hồi thái lai”. Nếu chúng ta cứ hoài cố chấp, oán hận khi gặp đau khổ, chúng ta không giải quyết và cũng chẳng cứu vãn được gì. Tốt hơn hết là tận dụng nó như phương tiện rèn luyện ý chí bản thân; đồng thời biến đau khổ thành niềm vui sống lạc quan và hy vọng. Việc biến đau khổ thành niềm vui không có nghĩa là cố tình tạo ra đau khổ cho mục đích tiêu khiển, mà ở đây phải hiểu là một cuộc thăng hoa từ tình trạng tiêu cực sang tình trạng tích cực; biến một điều tưởng chừng vô nghĩa trở nên ý nghĩa và có giá trị hiện sinh.

Để cảm nếm được ơn bình an, người ta cần biết mình đã đau khổ, đã từng chạm vào chiều sâu nội tâm khắc khoải và thấm thía những nỗi đau không diễn đạt được bằng lời. Dẫu biết rằng, con người yếu đuối, mọi bất toàn bám sâu trong từng ngóc ngách của kiếp nhân sinh. Nhưng một khi chúng ta kinh qua đau khổ, thất bại và khắc khoải vì chính sự yếu đuối của bản thân, cũng chính là lúc chúng ta đang trỗi dậy và cảm nếm sâu sắc niềm vui mới mẻ.

Xin không kết luận những cảm nghiệm bên trên, nghĩa là xin được mở ra với nhiều ý nghĩa – đa dạng nơi cảm nghiệm của từng con người cụ thể khi gặp đau khổ. Nhưng chắc chắn có một mẫu số chung cho những ai biết khiêm tốn đón nhận đau khổ bằng thái độ tri ân, là họ sẽ được bình an và sống đúng căn tính – nhân phẩm đích thực của con người; hoặc ít ra, họ cũng học được cách kiên nhẫn chịu đựng đau khổ, dù khi biết mình bị lãng quên trong khi mình đang sống.

P.X. TRẦN VĂN HÒA

* Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong riêng của tác giả P.X. Trần Văn Hòa, một độc giả của dongten.net. Bài viết do tác giả gửi trực tiếp cho truyền thông Dòng Tên Việt Nam.
http://dongten.net/noidung/30526
(View: 36159)
Thế nhưng tất cả chúng ta lại mang nơi mình thứ tình yêu quá ích kỷ, chỉ tập trung vào bản ngã mình. Không dễ dàng để bước ra khỏi quỹ đạo của sự ích kỷ. Thật vậy, có thể xem cả cuộc đời ta như một nỗ lực không ngừng để ngày càng vươn đến tình yêu đích thực, bớt ích kỷ hơn và biết hướng đến tha nhân hơn.
(View: 40000)
... Như vậy ngày tận thế sắp đến rồi sao? Về vấn đề này thì không ai biết cả, bởi vì chính Chúa Giêsu đã khẳng định: “Về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay người Con cũng không…” (Mc 13:32).
(View: 37109)
... “việc đến lần thứ hai của Đức Ki-tô” và ngày tận thế. Ngài trả lời rằng Kinh Thánh không phải là cuốn sách dùng để tính toán ngày tận cùng của thế giới. Đồng thời, Đức Thánh Cha cũng nói rằng con người đừng bao giờ quên rằng có một ngày họ sẽ được phán xét.
(View: 36890)
* Thánh Kinh: “Tôi thấy một số rất đông không thể đếm được, được triệu tập từ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai Chiên Con, mặc áo trắng, với cành lá vạn tuế trong tay, và cất tiếng hô lới: “Mọi quyền năng đều thuộc về Chúa chúng ta, Đấng ngự trên ngai, và Chiên Con”. (Khải Huyền 7,9-10)
(View: 39246)
"Chúng ta có một người bạn, trong Chúa Cứu Thế Giêsu. Tất cả những tội lỗi và đau buồn Ngài đã mang lấy. Hạnh phúc cho chúng ta thay, khi chúng ta có thể đến với Chúa, đem đến cho Ngài tất cả những nỗi lo lắng của mình". Đó là bài hát nổi tiếng "Người bạn thân trong Chúa".
(View: 39121)
Trong buổi lễ, ngoài những lời chia buồn phát biểu bởi các quan chức chính quyền, một lời an ủi còn đến từ một nơi rất xa, một điện thư gửi đến từ đấng Cha Chung là đức Giáo Hoàng Benedict XVI: "Trước tình cảnh của thảm kịch vô nghĩa này, ta cầu xin Thiên Chúa là Cha chúng ta ban ơn an ủi cho tất cả mọi người đang phải khóc than và xin Chuá nâng đỡ cộng đồng bằng sức mạnh tinh thần để chiến thắng bạo lực với sức mạnh của sự tha thứ, hy vọng và tình yêu hòa giải,"
(View: 36457)
... Không có gì sai trái khi được giàu có cả . Tôi nghĩ hoàn toàn tốt vì được Thượng Đế ban ơn . Nhiều người được hồng ân với sự giàu có nhưng vấn đề là chúng ta không biết kiềm chế . Có nhiều lại càng muốn có thêm . Tôi đã đi qua, lỗ đào càng sâu, chúng ta càng bị lún, đến nỗi chỉ biết phụng thờ của cải và quên cả việc chính . Thay vì phụng thờ Thượng Đế, chúng ta thờ phượng sự giàu có. Đây là bản năng con người và rất khó thoát khỏi .
(View: 37851)
Chúng ta tưởng mình đi tìm Ngài, chúng ta tưởng Ngài ẩn mặt với chúng ta. Nhưng kỳ thực, chính Ngài mới là Đấng đeo đuổi chúng ta, tìm kiếm chúng ta, chờ đợi chúng ta. Chúng ta tưởng mình đang đi đến với Chúa, nhưng kỳ thực chính Ngài đang ở với chúng ta.
(View: 41615)
“Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta”(Mt 7,12). Ngòai ra Người cũng dạy chúng ta tôn trọng sự thật : “CÓ thì phải nói CÓ, KHÔNG thì phải nói KHÔNG. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ” (Mt 5,37).
(View: 38017)
.. Quà đích thực là khi gói lại, nó ôm trọn cả một tấm lòng, làm cho người nhận phải bâng khuâng xúc động. Vì thế hạnh phúc ngập tràn nơi người nhận lẫn cả người cho. Nhiều người thường viết thư cho nhau như một cách thế muốn nói lên sự hiện diện của chính mình trong những hoàn cảnh xa xôi không thể đến bên nhau. Vì thế, nhận một cánh thư là nhận cả một sự hiện diện. Nhận một món quà là nhận cả một mùa yêu thương . ... Giá lạnh của kiếp sống, khắc khoải băn khoăn của chuỗi ngày tha hương. Những hiu hắt đơn côi và nỗi đau câm nín của đời người đã âm thầm xây nên một Bêlem rồi.
(View: 38216)
Đời sống ta quá lo lắng bon chen nên thiếu chiều sâu nội tâm. Hôm nay ta hãy nghe lời Thánh Gioan Tiền Hô dạy, biết ăn năn sám hối trở về với Chúa. Biết rửa sạch tội lỗi. Biết đổi mới tâm hồn bằng cuộc sống đi vào nội tâm. Tìm những giờ phút thanh vắng cô tịch để lắng nghe tiếng Chúa. Sống đơn sơ khiêm nhường để nên giống Chúa. Muốn được như thế ta phải chiến đấu để từ bỏ ý riêng. Chúa đã đến ở đầu đường. Ta chưa nhìn thấy chỉ vì con đường tâm hồn còn lồi lõm quanh co. khi nào ta cắt bỏ được hết những lồi lõm quanh co trong tâm hồn, ta sẽ được thấy Chúa.
(View: 42049)
Nơi chúng ta đã có những con đường quanh co trong tâm hồn là sự gian tham, lừa lọc, mưu mô. Cần phải được uốn cho thẳng bằng lối sống chân tình, chân phương, chân thật, chân thành. Có những con đường lồi lõm trong tâm hồn là sự ích kỷ, hận thù, tham vọng, thành kiến, ngộ nhận, tự ái, mặc cảm cần phải san phẳng bằng sự cảm thông, tha thứ, hoà giải, chia sẻ, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Có những con đường trong tâm hồn đã xuất hiện núi đồi, gò nổng là sự kiêu căng, ngạo ngược phải được bạt xuống bằng thái độ khiêm tốn, chấp nhận, cởi mở. Quan trọng hơn hết là mở con đường thật lòng sám hối tất cả, dứt bỏ tội lỗi của mình để con người đến với Thiên Chúa hay đúng hơn để Chúa có thể đến với chúng ta cách dễ dàng.
(View: 43982)
Mẹ là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội: Mẹ tinh tuyền, không vết tỳ ố, không vướng bận tội lỗi. Mẹ đơn sơ, khiêm nhường dù Mẹ rất cao trọng. Mẹ luôn tín thác và “xin vâng” trong mọi hoàn cảnh. Qua biến cố vác thập giá lên đồi Canve và chết đau đớn của Người Con mới thấy Mẹ là mẫu gương về sự chịu đựng và thinh lặng. Biến cố Phục Sinh một lần nữa cho thấy Mẹ luôn tin tưởng và hy vọng.
(View: 47267)
... Chiếc lá nhìn những cây cỏ đang co lại ngủ dưới mùa đông lạnh giá, rồi nó nhìn lên những cành cây xơ xác, nơi mà trước đó nó đã ở đó. Rồi như chợt phát hiện ra điều gì, chiếc lá ngây ngô nhìn cành cây, rồi nó như chợt hiểu ra, lần này nó tin nó đã biết được ý nghĩa thật sự của cuộc đời ...
(View: 48015)
Như thế chết đi để được sống viên mãn mãi, hay là trầm luân muôn kiếp, đều tùy thuộc cuộc đời dương thế. Một khi sống để hưởng thụ, góp nhặt, chiếm đoạt, say mê danh lợi, bon chen của cải phù vân, thì đâu còn hy vọng chi đời sau? Một nắm xương tàn kết thúc cuộc đời, chẳng mang gì theo, ngoài những tam độc, lục dục và thất tình chăng?
(View: 78698)
... Chết chính là lúc được sinh ra và nhập tịch vào thế giới mới. Như nước trở về nguồn để hòa tan trong một khối mênh mông nơi nó được xuất ra thì con người ta cũng thế, tất cả phải đi đến và trở về với vĩnh cửu. Vĩnh cửu là cha của mọi loài thọ sinh.
(View: 52680)
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết con, xin cho con biết Chúa. Xin cho con chỉ khao khát một mình Chúa, quên đi chính bản thân, yêu mến Chúa và làm mọi sự vì Chúa. Xin cho con biết tự hạ, biết tán dương Chúa và chỉ nghĩ đến Chúa. Ước gì con biết hãm mình và sống trong Chúa. Ước gì con biết nhận từ Chúa tất cả những gì xảy đến cho con và biết chọn theo chân Chúa luôn. Xin đừng để điều gì quyến rũ con, ngoài Chúa. Xin Chúa hãy nhìn con, để con yêu mến Chúa. Xin Chúa hãy gọi con, để con được thấy Chúa. Và để con hưởng nhan Chúa đời đời. Amen. Thánh Âu Tinh
(View: 51973)
Biết bao người đang nằm tại nghĩa trang này, trong đó có cả ông bà cha mẹ chúng ta, người thân của chúng ta đã đi qua một cuộc đời trong âm thầm đau khổ, trong chua chát bẻ bàng, có khi chẳng để lại cho đời điều gì tốt đẹp, tưởng như là thất bại ê chề, nhưng không, chúng ta tin là họ đã nắm chắc phần thành công lớn nhất trong cuộc đời vì họ đã ước ao được chết trong Chúa và sống lại với Người.
(View: 52660)
... : Linh hồn những người công chính ở trong tay Chúa, và đau khổ sự chết không làm gì được các ngài. Đối với con mắt người không hiểu biết, thì hình như các ngài đã chết và việc các ngài từ biệt chúng ta, là như đi vào cõi tiêu diệt. Nhưng thật ra các ngài sống trong bình an. Và trước mặt người đời, dầu các ngài đã chịu khổ hình, lòng cậy trông của các ngài cũng không chết. Sau một giây lát chịu khổ nhục, các ngài sẽ được vinh dự lớn lao: vì Chúa đã thử thách các ngài như thử vàng trong lửa, và chấp nhận các ngài như của lễ toàn thiêu.
(View: 56733)
... Trong không gian lạnh, trong vùng tối không còn bầu trời của huyệt mộ làm sao người chết biết đến màu sắc của hoa? Vì thế, hoa ân tình hay hoa xã giap thì cũng chỉ người sống nhìn thấy hoa thôi. Bi thương của con người trong kiếp sống nhân sinh là kẻ sống có thể lấy hoa thật tiễn đưa người chết bằng những tâm tình giả. Bi thương của người chết là có những tâm tình thật, nhưng kẻ đã miền miệt ra đi rồi thì chẳng bao giờ nhìn thấy hoa. Hoa nghĩa trang vẫn là hoa chỉ kẻ sống nhìn thấy thôi. Chết là đi vào thế giới khác rồi. Hoa hãy ở lại, giã từ hoa.