Wednesday
8
May
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22362)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13147)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16550)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32932)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28317)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21999)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22829)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19817)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

NHỮNG CÂU CHUYỆN HAY VỀ LỄ PHỤC SINH.

Tuesday, April 22, 201412:00 AM(View: 15830)


Theo phong tục và dân tộc tính ở các nước Trung Âu Châu (Đức, Pháp, Áo, Hòa Lan, Bỉ, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha…) sau mùa đông giá lạnh, xuân về có ánh nắng mặt trời ấm áp làm đời sống vui tươi hơn. Mùa phục sinh bắt đầu vào ngày rằm tháng đầu của mùa xuân.
phuc_sinh_0-content
* Nguồn Gốc Lễ Phục Sinh

Theo phong tục và dân tộc tính ở các nước Trung Âu Châu (Đức, Pháp, Áo, Hòa Lan, Bỉ, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha…) sau mùa đông giá lạnh, xuân về có ánh nắng mặt trời ấm áp làm đời sống vui tươi hơn. Mùa phục sinh bắt đầu vào ngày rằm tháng đầu của mùa xuân.

Ngày lễ này bắt nguồn từ ngày Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thánh giá (Good Friday) và sống lại (Resurrection) biểu tượng cho sự sống và sự phì nhiêu phong phú, thời xa xưa người ta gọi lễ hội mùa xuân (Spring festival) hay “Ostarum”, người Đức gọi là “Ostara” và danh từ “Ostern/ Easter” nguồn gốc từ chữ “Ost/ East” hướng về phương đông mùa xuân mặt trời sắp lên, người Do Thái gọi ngày lễ nầy là “Paschafest”, người Ai Cập gọi là “Osterlamm/ paschal lamb” cũng nhằm ngày rằm đầu tiên mùa xuân họ giết cừu ăn mừng được giải phóng khỏi sự đàn áp, thoát khỏi thân phận nô lệ.

Hội nghị về Tôn giáo ở Niazäa năm 325 công nhận lễ hội mùa xuân là ngày lễ phục sinh sau khi Chúa sống lại cho đến năm 1094 Oster Fest vui chơi 4 ngày rồi sau đó 3 ngày, nhưng đến nay chỉ còn lại 2 ngày. Ở Đức theo phong tục vào Chúa nhật phục sinh (Ostersonntag/ Easter Sunday) cha mẹ hay ông bà thường đưa trẻ con đi tìm trứng ở nơi nào đó mà các Hiệp hội tổ chức giấu trứng gà chín tô nhiều màu trong các bụi cây bờ cỏ… đây cũng là một thú vui đi dạo thưởng thức nắng ấm đầu mùa. Nhiều gia đình dành sự ngạc nhiên cho các cháu nhỏ, cha mẹ thường mua rổ đan bằng mây hay tre lót những sợi giấy màu xanh làm cỏ để trứng và các con thỏ làm bằng chocolate giấu trong vườn hay nhà các cháu đi tìm. Những buổi tiệc vui gia đình Đức thường ăn thịt cừu nướng.

* Lửa Phục Sinh (Osterfeuer/ Easterfire)
lua_phuc_sinh-content
Người ở vùng quê sống đời nông nghiệp vui mừng mùa đông giá lạnh đi qua, xuân đến bắt đầu gieo trồng rồi gặt hái, nguồn gốc lửa phục sinh ngày xưa được đốt lên từ những cánh đồng trong đêm đầu tiên phục sinh, từ đó sẽ thắp lên ánh nến phục sinh. Ngọn lửa sưởi ấm mùa đông dài lạnh lẽo vì thời xa xưa không đủ tiện nghi như ngày nay có lò sưởi điện.

Người Ai Cập từng tôn thờ thần mặt trời xem ánh lửa như thần thiêng. Miền bắc Na Uy không có mặt trời, mặt trời tái xuất hiện vào cuối tháng giêng khoảng 4 phút, học sinh ở Trombo nghỉ học một ngày để chào mừng ánh mặt trời, ngược lại mùa hè đêm 23 tháng 7 thì mặt trời không hề lặn, không có mặt trời thì trên trái đất nầy sẽ không có sự sống, vì thế ánh lửa phục sinh cũng là nguồn sống của con người.

Lửa phục sinh tượng trưng cho ánh sáng mới mà Chúa đã mang đến cho chúng ta, từ năm 750 ở Pháp đã có phong tục đốt lửa phục sinh, thời sơ khai người ta dùng hai hòn đá đánh cho xẹt ra lửa, rồi từ từ biết dùng khí đốt. Đến thế kỷ thứ 11 ở Đức đã dùng ánh lửa như một sự dâng hiến trong các nghi lễ về tôn giáo.

* Nến Phục Sinh (Osterkerze/ Eastercandle)

Các Tôn giáo đều sử dụng nến (đèn cầy) đốt sáng trên bàn thờ, ánh sáng nến có thể đem vào nơi tối tăm, năm 384 lần đầu tiên ở Piacenca thánh Hieronymus (347- 419) viết trong thư tông đồ nen_phuc_sinh-contentvề ý nghĩa biểu tượng của nến phục sinh là sự sống. Đến năm 417 Giáo Hoàng Zosimus cùng công nhận biểu tượng đó là sự chết và sống lại của Chúa Giêsu. Từ thế kỷ thứ 7 thánh điạ La Mã công nhận và sử dụng nến phục sinh cho đến thế kỷ thứ 10 được các quốc gia theo Thiên chúa sử dụng cho đến thế giới ngày nay.

Nến Phục sinh được đốt lên từ đống lửa trước nhà thờ trong đêm phục sinh được thánh hóa theo phong tục lâu đời. Nến đốt sáng được rước vào nhà thờ, tín đồ sẽ thắp nến của mình từ cây nến phục sinh và cả nhà thờ được rực sáng bởi ánh nến là dấu hiệu của sự sống, chiến thắng được tội lỗi và sự chết. Mọi người reo mừng.

Ngày phục sinh cây nến có ghi hình thánh giá hay khắc tia ánh sáng mặt trời hay dòng nước. Trên nến có cắm 5 dấu đinh, phía trên ghi mẫu tự Alpha và bên dưới mẫu tự Omega với ý nghĩa “đầu tiên” và “cuối cùng” của tiếng Hy Lạp, tượng trưng cho chúa Jesu là khởi đầu và cuối cùng, chung quanh cây nến ghi năm để nói lên: Chúa Giêsu là Đấng cứu độ từ khởi đầu, hôm nay và mãi mãi. Trong các lễ rửa tội, hay lễ an táng nến phục sinh được đốt sáng.

* Hoa Huệ Phục Sinh

Hoa huệ nguồn gốc tại hòn đảo gần Nhật bổn. Huệ loa là biểu tượng cho sự thuần khiết, thánh thiện, và là dấu hiệu mùa Xuân đến. Nó có tên “Bông huệ Phục sinh” là vì nở trong khoảng thời gian mùa Phục Sinh.

Có một chuyện thần thoại kể rằng, khi Chúa Giêsu đi ngang qua thì tất cả mọi cây cối và sinh vật đều cúi đầu chào, trừ hoa huệ. Hoa vốn quá kiêu ngạo và quá đẹp. Khi Chúa ở trên thập tự giá lúc đó huệ mới cúi đầu lần đầu tiên, và từ đó huệ tiếp tục cúi đầu để biểu tỏ sự kính trọng.

* Trứng (Ostereier/ Easter egg)

trung_phuc_sinh-contentTừ thế kỷ thứ 12, Thứ Bảy phục sinh Ostersamstag người ta nấu trứng gà chín và sơn màu sắc sặc sỡ với những ý nghĩa đẹp: màu đỏ tượng trưng cho may mắn; màu xanh cho hy vọng, trẻ trung vô tội; màu vàng cho sự khôn ngoan; màu trắng cho thanh bạch; màu cam cho sức mạnh … bỏ trứng trong giỏ với những thức ăn khác mang đến nhà thờ.

Trứng còn biểu tượng cho sự khởi nguyên của sự sống, bởi vậy theo truyền thuyết người chết được tẩm liệm, người ta để trong quan tài một cái trứng biểu tượng cho cứu chuộc và sự sống đời sau, trên quan tài người chết thường cúng cơm có trứng gà. Người ta quan niệm con gà con tự mổ vỏ trứng chui ra, Chúa Giêsu bị hành hạ đánh đập qua những đoạn đường dài khổ cực, vác thánh giá rồi bị đóng đinh, chết an táng trong ngôi mộ đá và đã sống lại.

Các huyền thoại về tạo dựng trời đất của nhiều dân tộc xưa, họ nghĩ rằng vũ trụ được sinh ra từ một cái trứng. Nên trứng là biểu tượng của thiên nhiên, của sự tái tạo và sống lại.

Đối với người theo đạo Thiên chúa, trứng biểu tượng cho ngôi mồ của Chúa, từ đó Chúa sống lại, nên đã có một thời nhà thờ cấm ăn trứng trong mùa chay, để dành cho lễ Phục sinh (Easter).

Truyền thống tặng nhau trứng vào đầu mùa xuân bắt đầu từ thời Cổ đại. Trong rất nhiều nền văn hóa, trứng là biểu tượng cho sự sung túc, đổi mới, sinh sản.

Trước đây khoảng 5000 năm, những người Ai Cập, Ba Tư (Perse) vào ngày Xuân phân (21/03), bắt đầu một năm mới, bạn bè thường trao đổi cho nhau các quả trứng có tô điểm màu sắc. Đối với người thời xưa việc một sinh vật sống từ quả trứng mà ra là một điều hết sức kỳ diệu. Những người La Mã cũng vậy, họ cho rằng đập bể trứng ngày đầu Xuân là để làm sạch bầu khí quyển. Ở Ukraine, từ thời tiền sử người ta đã vẽ lên trứng (lúc bấy giờ được gọi là pysanky писанки) khi mùa Xuân bắt đầu.

Hai thế kỷ gần đây, khi đi lễ Phục sinh, người ta mang những giỏ trứng vàng đến cho vua để vua phân phát cho các cộng sự. Người ta kể rằng vua Louis XIV cho mang tới người yêu của vua là cô Louise-Françoise de La Baume Le Blanc de La Vallière, (đọc tiểu sử Louis XIV nước Pháp) một cái trứng trong đó chứa một thập tự giá thật. Còn vua Louis XV thì phân phát cho các triều thần trứng có chạm trổ hay tranh vẽ.

Ngày lễ Phục sinh, tại Paris vào thế kỷ thứ XIII, các thầy tu nhà thờ và các sinh viên đại học và thanh niên nhóm họp với nhau nơi các công trường, tạo thành đoàn diễn hành có kèn có trống rồi vào nhà thờ để hát, xong họ tản mát khắp mọi nơi trên các đường phố để tìm trứng Phục sinh

Trứng được tô màu đỏ và xanh và vẽ nhiều màu khác lên trên rồi tặng nhau giữa bạn bè, cha và mẹ và hàng xóm với nhau

Trứng sơn màu chỉ xuất hiện tại Âu châu từ thế kỷ thứ VIII. Trứng được tô màu đỏ và vẽ trên đó nhiều hình ảnh và đêm trao tặng nhau nhân dịp cuối mùa Chay (Carême), tượng trưng cho mùa Đông đã hết.

Từ thời Phục Hưng (Renaissance), trứng gà được thay thế bằng trứng bằng vàng trong các triều đình vua chúa Âu châu. Những cái “trứng” quý này được trang trí bằng kim loại quý, các loại đá quý và ngay cả các bức tranh của các họa sĩ danh tiếng mà đỉnh cao nhất là những cái trứng nổi tiếng của Fabergé tại triều đình Nga hoàng cuối thế kỷ thứ XIX.

Ngày nay người ta làm trứng Phục sinh bằng cách luộc trứng cho chín và sau đó nhuộm màu đỏ và màu xanh dương, rồi muốn vẽ gì lên thêm tùy ý. Trứng Phục Sinh thường được cho trẻ em bằng cách để trong giỏ hay giấu trong vườn, dưới các bụi cỏ, cây cho chúng tìm.

Ngoài ra, trứng Phục sinh cũng làm bằng chocolate, đủ thứ to nhỏ. Truyền thống này có ở nhiều nước và tương đối mới gần đây thôi.

* Thỏ Phục Sinh (Osterhase/ Easter bunny)

Các chuyện thần thoại hay trong dân gian đều có chuyện vui giúp đời như con thỏ là con vật hiền lành không làm hại sinh vật nào. Thỏ không có khả năng tấn công hoặc gây nguy hại cho các loài động vật khác, nhưng lại thường xuyên bị những con như sói, báo, chim ưng, cú… uy hiếp.

Chính vì vậy, thỏ thường xuyên phải vểnh tai để chú ý xem bốn phía chung quanh có động tĩnh gì không, nhằm đề phòng bất trắc. Trong hoàn cảnh khắp nơi là kẻ địch như vậy, nên đôi tai của thỏ đặc biệt to dài nghe rất thính để chạy trốn khi nghe tìếng động trước sự tấn công.

Nữ thần ái tình Hy Lạp “Liebesgöttin Aphrodit” cho đến Nữ Thổ Thần Nhật nhĩ Nam “Erdgöttin Holda” đều yêu chuộng thỏ. Ở Byzanz Tây Ban Nha các nhà biểu tượng học xem biểu tượng con thỏ là một Thiên sứ. Các nhà sinh vật học cho biết thỏ sinh sản nhiều, nhưng chú thỏ phục sinh xuất hiện từ năm 1678 do một giáo sư y khoa Von Georg Franck ở Franckenau dạy đại học Heidelberg công nhận thỏ là biểu tượng của sự sinh nở phong phú, một con thỏ mẹ hàng năm có thể đẻ 20 thỏ con, mùa xuân với cỏ non làm thực phẩm cho các chú thỏ con vừa chào đời, vào tận trong vườn để tìm thức ăn, trứng phục sinh được sơn nhiều màu, người lớn đã cắt nghĩa do các chú thỏ mang tới, từ đó có thỏ và trứng.

Từ thành phố Zurich Thuỵ Sĩ là nơi phát họa ra chú thỏ và cái trứng trong mùa phục sinh. Sau đó các hãng sản xuất kẹo bánh, không bỏ cơ hội buôn bán từ năm 1875 sản xuất những chú thỏ bằng chololate làm bằng tay, mãi cho đến đầu thế kỷ 20 mới sản xuất bằng máy theo kỹ nghệ.

(View: 21526)
Lạy Chúa, xin cho con biết góp phần xây dựng Nước Chúa, ít nhất là trong môi trường con sống. Xin cho con biết thắp lên một ngọn nến nhỏ của tình yêu thương thay vì ngồi đó nguyền rủa bóng tốị. Xin cho con biết dùng mọi phương tiện Chúa ban để xoa dịu những đau thương của anh chị em con, nhất là xin cho con đừng bao giờ gây đau buồn, thiệt hại cho người khác, nhưng luôn làm cho người khác những gì con muốn họ làm cho con. Amen!
(View: 20603)
Nói cách khác, trong cái rủi có cái may, và điều quan trọng nhất là không bao giờ được từ bỏ hy vọng. Vì nơi nào có sự sống, nơi đó có hy vọng (Where there's life, there's hope). Thế giới này vẫn luôn có một nơi tốt đẹp và cuộc sống vẫn muôn màu.
(View: 20356)
If you never felt pain, then how would you know that I am a Healer? Nếu bạn không bao giờ cảm thấy đau, thì làm sao bạn biết Tôi là người chữa lành?
(View: 20370)
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con một niềm tin nhạy cảm để biết nhận ra bàn tay quan phòng của Chúa. Xin ban cho chúng con tấm lòng quảng đại, để biết sống chia sẻ hầu cảm nhận được tình yêu của Chúa trong cuộc sống hàng ngày. Amen!
(View: 18474)
... Nó luôn luôn lo lắng cho người khác và tìm cách giúp đỡ họ trong khả năng của nó.”
(View: 20781)
- Cảm ơn thầy đã đến thăm, và đặc biệt cảm ơn bài nói chuyện của thầy. Tuần sau cháu sẽ lại đến chỗ thầy cùng mọi người. Lời Ban biên tập: Đôi khi “nghe” được một điều gì đó không nhất thiết phải bằng tai, và dạy một điều gì đó không cần phải dùng miệng. Vị giáo sư đó đã giảng giải một cách rất xuất sắc cho cậu bé hiểu rằng“Con người ta không thể sống một mình!”.
(View: 18357)
... “Bạn có thể trẻ chỉ một thời gian; nhưng bạn có thể ấu trĩ suốt đời.” Tấm thiệp đó kích thích tính tò mò của tôi.
(View: 21555)
Để dâng lên cho Chúa hầu Chúa làm lợi cho kẻ khác. Chiều nay, lạy Chúa, con không xin Chúa ban cho con thêm thời giờ để làm sự này hay sự khác.
(View: 20586)
“Lạy Chúa, xin cho con biết lắng nghe Lời Chúa trong Mùa Chay Thánh này, biết hy sinh từ bỏ mình, biết tiết chế hành trang đời mình trong phạm vi những gì là thiết yếu để không mang vác nặng nề trong cuộc lữ hành và xin cho con say mê “quảng đại phục vụ anh chị em” vì hai điều răn“ Mến Chúa” và “yêu người” chính là một. Amen.”
(View: 23908)
... cho Chúa một cơ hội để Ngài nâng chúng ta lên một tầm cao mới cả trong đời sống vật chất, tinh thần và thiêng liêng. Và cũng hãy trao cho chính mình cơ hội để nếm cảm sự ngọt ngào trọn hảo của những quà tặng mà Thiên Chúa ưu ái trao ban.
(View: 22380)
Sau giây phút cầu nguyện trước mặt Chúa, người-tự-nhận-tội-lỗi kia đã lãnh nhận được Lòng Chúa Thương Xót, còn người-tự-nhận-công-chính lại không nhận được Ơn Chúa. Chính Chúa Giêsu xác định: “Chẳng có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa” (Lc 18:19). Trước mặt Chúa, tất cả chúng ta (không trừ ai) đều là tội nhân khốn nạn. Đó là sự thật trăm phần trăm. Đừng ảo tưởng mà kiêu ngạo!
(View: 21782)
Ngài không nhìn người bằng một nhãn hiệu, bằng một lăng kính có sẵn. Tất cả mọi người, dù tội lỗi thấp hèn đến đâu cũng đều được Ngài nhìn dưới ánh mắt của cảm thông, của yêu thương, của tha thứ... Tất cả mọi người đều được nhìn dưới ánh mắt yêu thương của Ngài như một giá trị độc nhất vô nhị trong tình yêu của Thiên Chúa.
(View: 31410)
Hãy mở rộng lòng trí ta ra với Thiên Chúa trong Mùa Chay này. Tất cả điều Chúa muốn nơi ta là một quả tim khiêm nhường và thống hối, sẵn lòng hoán cải nhờ vào hồng ân của Ngài. Hãy để Ngài làm tinh tuyền tâm hồn ta.
(View: 24887)
Việc xức tro và xé áo trước hết nói lên sự buồn phiền đau đớn vì đã phạm nhiều tội lỗi. Tội nhân tự nhận mình không xứng đáng được kính trọng, chỉ xứng đáng với tro bụi nhơ bẩn, với áo rách tồi tàn, đáng bị khinh miệt, bị chà đạp như cát bụi bên đường.
(View: 23194)
... Và hạnh phúc chính là ranh giới giữa sống và chết. Khi ta hạnh phúc ta bảo rằng: Tôi đang sống. Đó là ý nghĩa mà ta đã tìm kiếm bao lâu nay, và nay ta truyền lại cho con. Ta đã làm tròn đạo của một người thầy, còn con hãy ra đi, để tìm lấy đạo của riêng mình. Nói xong vị thiền sư từ từ nhắm mắt.
(View: 24472)
3. Không biết dùng người, không chọn người, không biết huấn luyện, không hoà mình, không khoan dung, sống cách biệt, giữ óc địa phương. 4. Đa nghi với mọi người, mang bệnh “do dự mãn tính”, sợ mất lòng, thay đổi ý kiến như chong chóng.
(View: 25402)
Hạnh phúc của chúng ta không thể là vật chất, mà là chính Chúa Giêsu, Đấng đã yêu thương chúng ta và đã liều mạng cho chúng ta. Chúng ta là tro bụi, nhưng tro bụi nầy đã được yêu thương.
(View: 23709)
Gặp gỡ chính mình để thấy mình là con người bất toàn giống như ai, cũng tìm những vinh hoa, lợi lộc trần thế; từ đó cảm thấy hổ thẹn và xấu hổ với mình, với Chúa và với anh em.
(View: 24746)
Hôm nay thức tỉnh ngộ ra Nghe lời Ngài gọi tránh xa lối mòn Niềm hy vọng vẫn hãy còn
(View: 34990)
“Hành trình tâm linh không phải hành trình để học nhằm đạt được điều này điều nọ, nhưng là học biết từ bỏ.” Cũng vậy, học làm người không gì khác hơn chính là học biết cách biết bỏ đi, thả xuống chứ không phải nhặt lên và góp giữ lại. Biết thả xuống quá khứ và đừng góp giữ tương lai.