Tuesday
7
May
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22301)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13135)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16538)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32922)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28299)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21990)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22816)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19813)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Lạy Chúa Thánh Thần xin hãy đến

Sunday, June 12, 201112:00 AM(View: 90369)


Mỗi năm lễ Chúa Thánh Thần vẫn đem lại cho chúng ta những ấn tượng khó diễn tả. Bởi vì, trước khi về trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha, Đức Kitô phục sinh đã nhiều lần nói và đã hứa với các môn đệ, Ngài sẽ ban Chúa Thánh Thần xuống cho các Ông, Thánh Thần từ nơi Cha sẽ đến với các môn đệ. Lời hứa của Đức Kitô phục sinh đã hoàn tất viên mãn trong ngày lễ Ngũ Tuần, nghĩa là 50 ngày tính từ lễ Vượt Qua thanhthan_adcủa người Do Thái, và từ khi Chúa Thánh Thần hiện xuống. Do đó, ngày hôm nay được gọi là lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống.

Theo như Kinh Thánh thuật lại trong đoạn Tin Mừng của thánh Gioan 20, 19-23 thì Chúa Giêsu phục sinh đã ban bình an cho các môn đệ ngay từ buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần. Ngài sai các môn đệ đi rao giảng, rồi Ngài thổi hơi vào các ông và bảo :” Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần…”. Ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần xuống trên các môn đệ dưới hình lưỡi lửa và biến đổi các môn đệ thành những người mới, đầy quyền năng. Chúa Thánh Thần đã đi vào nội tâm các môn đệ. Đây là một cuộc xức dầu. Dầu linh thiêng thấm nhập vào tâm hồn của các Ngài, biến đổi các Ngài thành những con người hoàn toàn mới, hoàn toàn mạnh mẽ khác với khi chưa lãnh nhận Chúa Thánh Thần. Xưa, các môn đệ là những người còn nhút nhát, e dè, sợ sệt, nay Chúa Thánh Thần làm cho các Ngài trở thành những người hiên ngang, bất khuất, hăng say, bừng bừng như ngọn lửa muốn thiêu đốt tất cả trong Tin mừng và lòng mến. Chẳng hạn Phêrô trước kia chỉ là một người chài lưới, ít học, nóng nảy, nhưng Chúa Thánh Thần xuống trên Phêrô, Ngài đã trở nên một người đầy lửa, ăn nói lưu loát, thu hút cả hơn ngàn người ngay bài giảng đầu tiên ngày lễ Ngũ Tuần và rồi tất cả các môn đệ đều nói nhiều thứ tiếng đến nỗi dân tộc nào tới đó cũng hiểu được tiếng của họ.
Vâng, ngay chiều ngày thứ trong tuần, Chúa Kitô phục sinh đã thổi hơi trên các môn đệ và ban Thánh Thần cho các Ông :” Các con hãy nhận lấy Thánh Thần “ ( Ga 20, 22 ). Qua việc thổi hơi và ban Thánh Thần, Chúa Kitô phục sinh muốn thông chuyển Thánh Thần và tâm tình con thảo của Ngài đối với Thiên Chúa Cha cho Hội Thánh, cho chúng ta. Quả thực, khi được vinh quang bên hữu Chúa Cha, Chúa Giêsu đã sai Thánh Thần xuống và trao ban Chúa Thánh Thần cho Hội Thánh như linh hồn của chính Hội Thánh. Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn, tác động linh hồn của Hội Thánh và uấn nắn nhân loại, uấn nắn tâm hồn chúng ta rập theo những tâm tình của Chúa Kitô.
Chúa Thánh Thần là linh hồn của Giáo Hội. Thiếu Chúa Thánh Thần, Giáo Hội sẽ không đứng vững vì giống như một thân xác thiếu sự sống. Chúa Thánh Thần là Đấng tốt lành vô biên vì Ngài là hoa quả của yêu mến, vui mừng, bình an.” Ta sẽ đổ xuống trên nó dòng sông bình an “. Yêu mến, vui mừng, bình an là món quà quí giá Chúa Kitô phục sinh trao ban cho Giáo Hội và nhân loại, cho mỗi người chúng ta sau khi Chúa Kitô sống lại.
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống đánh dấu một kỷ nguyên mới : kỷ nguyên của Chúa Thánh Thần. Lễ Chúa Thánh Thần nhắc nhớ cho chúng ta, cho mọi Kitô hữu về Chúa Thánh Thần bình an đã hoạt động trong Giáo Hội hơn 2.000 năm nay. Bây giờ Ngài vẫn luôn hiện diện nơi Giáo Hội, nơi tâm hồn của Kitô hữu khi họ lãnh nhận phép Thêm sức, để rồi Chúa Thánh Thần sai họ đi làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh.

Chúng ta còn nhớ Công Đồng Vaticanô II được coi là Công Đồng của Chúa Thánh Thần. Đây là một Công Đồng thổi vào Giáo Hội một luồng khí mới, biến đổi Giáo Hội trở nên mới, nhạy cảm hơn đối với nhiều vấn đề trên thế giới, một Công Đồng đầy ắp tình thương, đầy Chúa Kitô và đầy Chúa Thánh Thần.
Làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh là để tâm hồn mình mở toang ra trước những thử thách của thời đại, dám đương đầu với những khó khăn, không rụt rè, không e sợ.
Làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh là không co cụm trong tháp ngà, trong sự hưởng thụ riêng tư mà là tung bay đến với những người nghèo, đến với những người bị bỏ rơi, gieo neo, đau khổ, mang lại bình an và phẩm giá cho họ.
Làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh là để Chúa Thánh Thần thúc đẩy chúng ta đến với muôn dân, đến với những người chưa biết Chúa để phục vụ họ và rao giảng Chúa Kitô cho họ.
Vâng, chúng ta hãy để Chúa Thánh Thần biến đổi như Chúa Thánh Thần đã biến đổi các môn đệ ngày lễ Ngũ Tuần và như thế thế giới sẽ an bình và đầy ắp tình thương cứu độ. Chúa Thánh Thần sẽ hiệp nhất mọi người trong tình yêu.
Lạy Chúa Thánh Thần xin hãy đến biến đổi chúng con và đổi mới bộ mặt thế giới. Amen.

Mỗi năm lễ Chúa Thánh Thần vẫn đem lại cho chúng ta những ấn tượng khó diễn tả. Bởi vì, trước khi về trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha, Đức Kitô phục sinh đã nhiều lần nói và đã hứa với các môn đệ, Ngài sẽ ban Chúa Thánh Thần xuống cho các Ông, Thánh Thần từ nơi Cha sẽ đến với các môn đệ. Lời hứa của Đức Kitô phục sinh đã hoàn tất viên mãn trong ngày lễ Ngũ Tuần, nghĩa là 50 ngày tính từ lễ Vượt Qua của người Do Thái, và từ khi Chúa Thánh Thần hiện xuống. Do đó, ngày hôm nay được gọi là lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống.

 

Theo như Kinh Thánh thuật lại trong đoạn Tin Mừng của thánh Gioan 20, 19-23 thì Chúa Giêsu phục sinh đã ban bình an cho các môn đệ ngay từ buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần. Ngài sai các môn đệ đi rao giảng, rồi Ngài thổi hơi vào các ông và bảo :” Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần…”. Ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần xuống trên các môn đệ dưới hình lưỡi lửa và biến đổi các môn đệ thành những người mới, đầy quyền năng. Chúa Thánh Thần đã đi vào nội tâm các môn đệ. Đây là một cuộc xức dầu. Dầu linh thiêng thấm nhập vào tâm hồn của các Ngài, biến đổi các Ngài thành những con người hoàn toàn mới, hoàn toàn mạnh mẽ khác với khi chưa lãnh nhận Chúa Thánh Thần. Xưa, các môn đệ là những người còn nhút nhát, e dè, sợ sệt, nay Chúa Thánh Thần làm cho các Ngài trở thành những người hiên ngang, bất khuất, hăng say, bừng bừng như ngọn lửa muốn thiêu đốt tất cả trong Tin mừng và lòng mến. Chẳng hạn Phêrô trước kia chỉ là một người chài lưới, ít học, nóng nảy, nhưng Chúa Thánh Thần xuống trên Phêrô, Ngài đã trở nên một người đầy lửa, ăn nói lưu loát, thu hút cả hơn ngàn người ngay bài giảng đầu tiên ngày lễ Ngũ Tuần và rồi tất cả các môn đệ đều nói nhiều thứ tiếng đến nỗi dân tộc nào tới đó cũng hiểu được tiếng của họ.

 

Vâng, ngay chiều ngày thứ trong tuần, Chúa Kitô phục sinh đã thổi hơi trên các môn đệ và ban Thánh Thần cho các Ông :” Các con hãy nhận lấy Thánh Thần “ ( Ga 20, 22 ). Qua việc thổi hơi và ban Thánh Thần, Chúa Kitô phục sinh muốn thông chuyển Thánh Thần và tâm tình con thảo của Ngài đối với Thiên Chúa Cha cho Hội Thánh, cho chúng ta. Quả thực, khi được vinh quang bên hữu Chúa Cha, Chúa Giêsu đã sai Thánh Thần xuống và trao ban Chúa Thánh Thần cho Hội Thánh như linh hồn của chính Hội Thánh. Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn, tác động linh hồn của Hội Thánh và uấn nắn nhân loại, uấn nắn tâm hồn chúng ta rập theo những tâm tình của Chúa Kitô.

 

Chúa Thánh Thần là linh hồn của Giáo Hội. Thiếu Chúa Thánh Thần, Giáo Hội sẽ không đứng vững vì giống như một thân xác thiếu sự sống. Chúa Thánh Thần là Đấng tốt lành vô biên vì Ngài là hoa quả của yêu mến, vui mừng, bình an.” Ta sẽ đổ xuống trên nó dòng sông bình an “. Yêu mến, vui mừng, bình an là món quà quí giá Chúa Kitô phục sinh trao ban cho Giáo Hội và nhân loại, cho mỗi người chúng ta sau khi Chúa Kitô sống lại.

 

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống đánh dấu một kỷ nguyên mới : kỷ nguyên của Chúa Thánh Thần. Lễ Chúa Thánh Thần nhắc nhớ cho chúng ta, cho mọi Kitô hữu về Chúa Thánh Thần bình an đã hoạt động trong Giáo Hội hơn 2.000 năm nay. Bây giờ Ngài vẫn luôn hiện diện nơi Giáo Hội, nơi tâm hồn của Kitô hữu khi họ lãnh nhận phép Thêm sức, để rồi Chúa Thánh Thần sai họ đi làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh.

 

Chúng ta còn nhớ Công Đồng Vaticanô II được coi là Công Đồng của Chúa Thánh Thần. Đây là một Công Đồng thổi vào Giáo Hội một luồng khí mới, biến đổi Giáo Hội trở nên mới, nhạy cảm hơn đối với nhiều vấn đề trên thế giới, một Công Đồng đầy ắp tình thương, đầy Chúa Kitô và đầy Chúa Thánh Thần.

 

Làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh là để tâm hồn mình mở toang ra trước những thử thách của thời đại, dám đương đầu với những khó khăn, không rụt rè, không e sợ.

 

Làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh là không co cụm trong tháp ngà, trong sự hưởng thụ riêng tư mà là tung bay đến với những người nghèo, đến với những người bị bỏ rơi, gieo neo, đau khổ, mang lại bình an và phẩm giá cho họ.

 

Làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh là để Chúa Thánh Thần thúc đẩy chúng ta đến với muôn dân, đến với những người chưa biết Chúa để phục vụ họ và rao giảng Chúa Kitô cho họ.

 

Vâng, chúng ta hãy để Chúa Thánh Thần biến đổi như Chúa Thánh Thần đã biến đổi các môn đệ ngày lễ Ngũ Tuần và như thế thế giới sẽ an bình và đầy ắp tình thương cứu độ. Chúa Thánh Thần sẽ hiệp nhất mọi người trong tình yêu.

 

Lạy Chúa Thánh Thần xin hãy đến biến đổi chúng con và đổi mới bộ mặt thế giới. Amen.


(View: 32113)
Mỗi lời bạn nói là lời cuối cùng Mỗi việc bạn làm là việc sau hết Mỗi người bạn gặp là người duy nhất Từng giây phút trong đó, bạn hãy sống như mình chỉ có phút ấy mà thôi.
(View: 32160)
Nếu không thật sự hiểu bản thân là người thế nào, ta hảy tự hỏi mục đích, giá trị, nhu cầu của mình là gì. Hãy tôn vinh những ưu điểm của ta, cố gắng không để bản thân bị dẫn dắt bởi ý muốn của người khác. Cuối cùng, hãy khám phá đam mê của mình bằng cách thử những điều mới mẻ, gắn bó với những gì thật sự làm tâm hồn ta xao động.
(View: 34087)
Bạn đang đóng một vai diễn nào đó. Cá tính của chúng ta phải là chân thực mới đáng được tin cậy. Điều chúng ta nên làm là tìm ra cái tôi của mình, nói và bộc lộ những cảm xúc chân thực của mình, thống nhất giữa suy nghĩ và hành động, như thế chúng ta mới có thể sống như con người thật của mình.
(View: 41569)
Tất cả đều tùy thuộc vào quyết định lựa chọn của bạn. Khi bạn nhận thức được rõ đâu là cái mình CẦN và đâu là cái mình MUỐN, bạn sẽ có rất nhiều điều để chia sẻ.
(View: 33936)
Muôn triều chư thánh truyền loan Quê Hương đích thật hò khoan reo mừng Khấn xin Thượng Đế không ngừng
(View: 37087)
, ông muốn tôi tặng bất cứ một bộ phận nào còn tốt của cơ thể ông, đặc biệt là đôi mắt. "Ánh sáng là một trong những món quà vĩ đại nhất mà người ta có thể trao tặng",
(View: 34008)
những hối tiếc, nhọc nhằn, nỗi sợ hãi của con, những suy nghĩ, niềm vui của con, và lúc con thực sự mở cánh cửa tâm hồn mình, lạy Chúa, con tìm thấy Chúa.
(View: 33595)
Khi con cần sự thông cảm của những người khác xin cho con một ai đó cần sự thông cảm của con .
(View: 31456)
Lạy Chúa, xin cho con một cảm giác hài hước, được ơn biết phân biệt một trò đùa để con tìm ra niềm hạnh phúc trong cuộc sống
(View: 33143)
Để con ca tụng Chúa khôn nguôi. Khi màn đêm tối gieo sương lạnh. Hay lúc ban mai gặp đất trời.Nguyện cầu
(View: 32107)
Từ nay anh lại vững tin, Vào Cha từ ái đầy tình mến thương. Giúp anh khỏi mọi vấn vương,
(View: 32008)
Bạn có tin là sức mạnh của tình yêu có thể chi phối và thay đổi tất cả không? Nhiều người thành công trong cuộc sống đã rất tin vào điều này.
(View: 34136)
Tình Yêu không thể đo cân Nên em quỳ gối tri ân nồng nàn!
(View: 37089)
Chúa Giêsu không chỉ trong cảnh sinh ly tử biệt bình thường mà còn đối mặt với nhục hình và cái chết thảm thương. Người ta vui mừng thì Ngài đau khổ. Nhưng khi người ta khóc thì Ngài rất “cứng rắn”. Sau khi chịu nhiều đau khổ cùng cực, cả tinh thần và thể lý, Ngài vẫn bình thản nói những lời cuối đầy yêu thương tha thiết – gọi là “bảy viên ngọc quý”, hoặc thường quen gọi là “bảy lời cuối” của Chúa Giêsu trên Thập giá.
(View: 38541)
hai người bạn thân rất lâu không gặp nhau rồi rủ nhau nhậu bia, nhậu rượu, nhưng với điều kiện tiền ai nấy trả. Hai ông cùng lè nhè nhắc lại bao nhiêu chuyện cũ thuở năm xưa năm xửa
(View: 37723)
Chờ mong, nhưng có thành khẩn? Nếu thật lòng mong chờ thì Thiên Chúa không nỡ để chúng ta phải chờ lâu, vì Đấng làm chứng về những điều đó phán: "Phải, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến" (Kh 22:20a). Chắc chắn như vậy, nhưng bổn phận của mỗi chúng ta vẫn phải cầu nguyện liên lỉ: "Amen, lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến" (Kh 22:20b).
(View: 37710)
Lời xin lỗi thật lòng xảy ra khi trái tim và cái đầu cùng hòa nhịp, khi lý trí và con tim đều nhận trách nhiệm về việc đã làm người khác tổn thương, dù thực sự bạn không cố ý. Chịu trách nhiệm về hành động của mình là nền tảng của lời xin lỗi chân thành.
(View: 35649)
a yêu con quá nên Ta đợi con mỗi ngày, chỉ để nhận được cái cúi đầu cầu nguyện, hay một lời suy nghĩ, hoặc một lời cảm tạ Ta từ đáy lòng con. Thật khó khi Ta phải đối thoại một mình trong suốt một thời gian dài con ạ.
(View: 36860)
... Nếu chúng ta biết xấu hỗ và cảm thấy đau buồn khi một người thân trả lại quà tặng trong dịp Giáng Sinh này, thì chắc hẳn Thiên Chúa cũng rất đau buồn khi chúng ta đón mừng lễ Giáng Sinh mà không có Chúa Giêsu tham dự trong cõi lòng của chúng ta.
(View: 39356)
... Cậu không mong muốn gì hơn là đem lại sức sống cho đôi chân tong teo kia. Cuối cùng, nhờ bàn tay của mẹ, nhờ ý trí sắt đá, cậu đã tự đứng dậy, rồi đi cà nhắc từng bước, rồi đi một mình rồi sau đó chạy.