Friday
3
May
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22253)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13106)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16503)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32893)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28280)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21936)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22758)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19769)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Công Giáo và Khái Niệm về sự Chết

Saturday, October 1, 201112:00 AM(View: 118363)
“Hạnh phúc người để luôn giờ chết trước mắt và ngày ngày dọn mình sẵn luôn” (Imt 23:15). Thường xuyên suy niệm về sự chết, người Kitô hữu sẽ có dịp nhắc nhở mình về cứu cánh của cuộc đời, và phải sống thế nào để đạt được cứu cánh đó. Ngoài ra, không có gì bóc lột con người cách trần trụi hơn sự chết, cũng như không đau khổ nào mà con người sợ hãi bằng khi đối diện với sự chết. Do đó, ý nghĩa của sự chết sẽ giúp ta sẵn sàng chấp nhận những hy sinh, thử thách trong cuộc sống bằng tinh thần thánh hóa và từ bỏ.

KHÁI NIỆM VỀ CHẾT LÀNH

Chết lành hay chết trong ơn thánh của Thiên Chúa, còn gọi là chết mà không mang trong tâm hồn những trọng tội xúc phạm đến Thiên Chúa và tha nhân.
Đức Kitô đã đề cập tới cái chết này qua dụ ngôn Mười Trinh Nữ.

Ý nghĩa dụ ngôn Mười Trinh Nữ đã cho ta ý niệm rõ ràng về sự chết, đó là mọi người đều được kêu gọi về với Thiên Chúa qua cái chết của mỗi cá nhân, hay việc Đức Kitô thình lình đến với toàn thể thienchualatinhyeu_1nhân loại trong ngày thế mạt. Theo Thánh Phaolô, không có cách chết nào hơn cách nào, vì khi Đức Kitô xuống thế lần thứ hai, mọi kẻ chết sẽ chỗi dậy.

Điều quan trọng là khi thời giờ đến, lúc ta phải ra đón Đức Kitô như mười cô trinh nữ ra đón chàng rể, ngọn đèn tình yêu của ta, tức là lòng kính mến Thiên Chúa có còn cháy sáng hay không? Nếu luồng gió tội lỗi làm tắt ngọn đèn yêu mến trước giờ chết, ta còn có cơ hội thắp sáng lại bằng tâm tình thống hối. Nhưng nếu khi ta bước qua ranh giới sự chết mà đèn tắt, thì thời giờ đã chấm dứt!

“Nước trời giống như mười trinh nữ cầm đèn đón đôi tân hôn. Trong bọn có năm cô khờ dại và năm cô khôn ngoan. Năm cô khờ dại lúc cầm đèn lại không đem dầu theo. Năm cô khôn ngoan khi cầm đèn lại đem theo bình dầu. Vì chàng rể đến trễ, nên các cô đều ngủ thiếp đi. Nửa đêm có tiếng gõ cửa: “Kìa, tân lang đến. Hãy ra đón chàng”.

Các cô liền thức giấc, sửa soạn đèn. Các cô khờ dại mới nói với các cô khôn ngoan rằng: “Xin các chị cho chúng em ít dầu, vì đèn chúng em tắt rồi.” Mấy cô khôn ngoan trả lời: “E không đủ cho chúng em và các chị đâu. Các chị ra ngoài hàng mua thì hơn”.

Họ vừa đi mua, thì chàng rể tới. Những cô sẵn sàng cùng vào tiệc cưới với chàng, và cửa đóng lại. Một lúc sau, năm cô kia mới tới và gõ cửa: “Xin mở cửa cho chúng tôi vào với.” Nhưng có tiếng trả lời rằng ta không biết các cô là ai”.

Vậy các ngươi hãy tỉnh thức, vì không biết ngày và giờ nào Con Người sẽ tới” (Mt 25:1-13).


Người Kitô hữu phải giữ cho ngọn đèn yêu mến của mình được luôn cháy sáng, vì theo Thánh Gioan Thánh Giá, trong lúc xế chiều của cuộc đời ta sẽ được xét xử theo tình yêu. Nhưng để ngọn đèn tình yêu đó cháy sáng được, ta cần phải có dầu. Vậy dầu của ngọn đèn yêu mến này là gì?

Trong đời sống Kitô hữu, dầu của ngọn đèn tình yêu là đức tin, là dầu thánh được xức trên trán ta khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội.
Thánh Nữ Catarina Siena, Tiến Sĩ Hội Thánh thì cho rằng đó là đức khiêm nhường. Nhờ sự hòa trộn giữa đức tin, dầu Thanh Tẩy, và đức khiêm nhường sẽ đem lại những hoa trái tốt.

Tình mến trọn hảo đòi hỏi đức tin vững mạnh, đời sống khiêm nhường, cũng như sự bền đỗ trong ơn thánh sủng mà Thiên Chúa đã ban cho ta khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội.

Nếu giờ chết đã được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, thì dù ta có sợ hãi đôi chút vì đức tin còn yếu kém, hoặc đời sống bị chao đảo do những cám dỗ và khuyết điểm, ta vẫn tin tưởng ra trước tôn nhan Thiên Chúa, vì biết rằng Ngài không từ chối ta khi ta đã cố gắng kiếm tìm và thực hiện ý Ngài trong cuộc sống.

 

NGÃNG TRỞ ƠN CHẾT LÀNH


Đối với nhiều người, sự sợ hãi ghê gớm nhất khi nghĩ đến giờ chết, là không biết mình sẽ chết như thế nào. Qua dụ ngôn Mười Trinh Nữ, Đức Kitô đã cho biết rõ ràng về cái chết của mỗi người bằng cách căn cứ vào đời sống của người đó. Nhưng qua tình thương của Thiên Chúa, ta có thể tin tưởng rằng Ngài không muốn ai chết trong lúc ngọn đèn tình yêu của họ hết dầu. Ngoại trừ trường hợp giống như năm cô trinh nữ đã không giữ được đèn mình cháy sáng.

Do đó, thái độ cẩn trọng của ta là phải giữ cho ngọn đèn tình yêu luôn cháy sáng, bằng việc chuẩn bị và lo lắng cho đèn luôn luôn có đủ dầu. Đây là hành động khôn ngoan của người tìm kiếm Thiên Chúa, một ân huệ của Chúa Thánh Thần. Nhờ ánh sáng và sự soi dẫn của nó, ta biết tìm kiếm những giá trị thật của cuộc đời. Cuộc sống có giá trị được xây dựng trên sự kính mến Thiên Chúa, trên những hành động bác ái với anh chị em đồng loại, cũng như trên những việc làm tiết chế và tự chủ đối với tính tình hoặc xu hướng xấu.

Nhờ sống và hành động dưới sự hướng dẫn của đức khôn ngoan, ta sẽ có một tâm hồn bình an. Đức khôn ngoan giải thoát ta khỏi những băn khoăn lo lắng thái quá về cuộc sống. Nó cho biết mình phải làm gì, và hành động tới đâu, rồi để phần còn lại trong sự tin tưởng và phó thác cho tình thương của Thiên Chúa. Nhưng để có ơn khôn ngoan cần thiết trong cuộc sống, ta phải cầu nguyện. Nhờ kinh nguyện và kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, ta sẽ tìm được sự khôn ngoan chân thật, cũng là chính Thiên Chúa.

Tóm lại, trở ngại lớn nhất đối với ơn chết lành là không sống đạo một cách chân thành, hăng say và bền bỉ. Không tuân giữ những luật lệ cần thiết cho đời sống đức tin của người Kitô hữu. Trở ngại thứ hai là phủ nhận tình thương, và sự tha thứ của Thiên Chúa.

ỨNG DỤNG VÀO ĐỜI SỐNG


Cuộc hành trình của mỗi Kitô hữu trên dương thế dài hay ngắn, lâu hay mau, tất cả đều được kết thúc bằng cái chết. Khi bước vào biên giới vĩnh cửu, con người phải bỏ lại tất cả những gì mình có thuộc về thế giới vật chất. Sự tước đoạt trần trụi này chỉ cái chết mới có thể làm được. Ứng dụng ý nghĩa của sự chết vào cuộc sống và để chuẩn bị cho mình một giờ chết tốt lành, sẽ giúp ta hăng hái và kiên trì sống đạo giữa muôn thách đố của cuộc đời.

- Trước hết, ta phải làm trọn bổn phận đã được Thiên Chúa trao phó. Đức Kitô, trong Bữa Tiệc Ly, đã cho ta thấy Ngài sẵn sàng trước cái chết vì Ngài đã chu toàn Thánh Ý của Thiên Chúa Cha về Ngài: “Con đã tôn vinh Cha dưới đất. Con đã chu toàn công việc mà Cha đã trao phó cho con” (Jn 17:4). Là Kitô hữu, trong cuộc sống mỗi ngày trên dương thế, ta cũng phải lo hoàn tất Thánh Ý của Thiên Chúa. Hành động như vậy, như Đức Kitô, ta tôn vinh Thiên Chúa trong cuộc đời của mình.

- Ta phải chuẩn bị cho giờ chết của mình bằng đời sống cầu nguyện và kết hợp với Thiên Chúa. Nhờ kết hợp với Ngài qua tâm tình và đời sống cầu nguyện, ta sẽ được ngọn lửa tình yêu đốt nóng, như tác giả Thánh Vịnh đã thưa lên với Chúa: “Vì Ngài thân xác tôi hao mòn và linh hồn tôi khao khát”.

- Ta chuẩn bị giờ chết bằng cách nhận thức như Thánh Ambrôsiô, cho rằng Thiên Chúa định liệu sự chết như một phương thuốc để chữa tội lỗi. Một thứ thuốc mà ta không nên sợ hãi, bởi vì Vị Lương Y Tốt Lành đã cho toa đúng liều lượng vì lợi ích của mỗi người.

thienchualatinhyeu03-contentÝ nghĩa từ bỏ ở đây là ta phải sẵn sàng để bất cứ lúc nào Thiên Chúa muốn, Ngài có thể đến để đón ta ra khỏi thế gian.

- Ta phải chuẩn bị giờ chết bằng cách suy ngắm về cái chết của Đức Kitô trên thánh giá. Ngài đã chết và sống lại cho ta. Do đó, ta cũng sẽ chết và sống lại cho Ngài. Nếu trong khi suy niệm về sự chết của Ngài ta sống với Ngài trong giờ chết của Ngài, Ngài và Đức Trinh Nữ Maria cũng sẽ ở bên ta trong giờ chết của ta.

Từ đó, ta hiểu tại sao Giáo Hội dậy ta phải cầu xin với Đức Trinh Nữ Maria để được Mẹ cầu bầu cho ta trong giờ chết: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử”. Vì Mẹ đã đứng dưới chân thập giá Đức Kitô, và đã chứng kiến cái chết đau đớn của Con Mẹ cho các linh hồn, nên hiểu rõ hơn ai hết giá trị cao quí của một linh hồn, cũng như tầm quan trọng của giây phút linh hồn đó giã từ trần gian để bước vào vĩnh cửu.


- Sau cùng, ta phải chuẩn bị giờ chết bằng cách sốt sắng tham dự các bí tích, nhất là Bí Tích Hòa Giải.

Mỗi khi phạm một tội trọng, tức là ngọn đèn tình yêu của ta bị vụt tắt, và dầu kính mến bị đổ khỏi bình. Tâm tình và việc làm hòa giải sẽ giúp ta có thêm dầu và thắp sáng lại ngọn đèn yêu mến.

Do đó, ta không những phải thống hối khi biết mình phạm tội trọng qua Bí Tích Hòa Giải, mà còn phải để tâm tu tỉnh mỗi ngày bằng tình mến để thanh tẩy tâm hồn cho thêm phần đẹp đẽ, như đổ thêm dầu vào đèn mặc dù đèn của ta chưa hẳn đã hết dầu.

Chúa Kitô đã đến qua Mầu Nhiệm Nhập Thể. Ngài đang đến qua các bí tích ta lãnh nhận thường ngày trong Giáo Hội. Người sẽ đến để kêu gọi ta về với Ngài bằng cái chết của mỗi cá nhân, cũng như ngày thế mạt chung cho toàn thể nhân loại. Hãy chuẩn bị dâng tặng Ngài niềm vui do hành động sẵn sàng của ta. Đây là ý nghĩa từ bỏ trọn vẹn nhất của một Kitô hữu qua việc thực hành đức tin trong đời sống.

 Trích " Sống đạo giữa đời " Tiến Sỹ Trần Mỹ Duyệt
(View: 104015)
Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn. Đối tượng mà mình nhận lỗi có thể là cha mẹ, bạn bè, mọi người trong xã hội, thậm chí nhận lỗi với con cái hay là người không tốt đối với mình, nhận lỗi như vậy bản thân chẳng mất mát gì, ngược lại còn thể hiện được sự độ lượng của bản thân. Học nhận lỗi là một điều rất tốt, là sự tu tập lớn.
(View: 92768)
Trong phép rửa, chúng ta đã được mai táng với Chúa Kitô, đã được sống lại trong sự sống mới. Mai táng với Chúa Kitô có nghĩa là chôn cất con người cũ tội lỗi của chúng ta, là khước từ cái mùi tử khí ô uế của tội lỗi, là từ bỏ tất cả những gì kéo chúng ta ra khỏi tình yêu của Chúa Kitô. Thánh Phaolô đã khuyên nhủ chúng ta: Hãy mai táng con người cũ tội lỗi để được Phục sinh với Chúa Kitô.
(View: 96963)
Chúng ta đang ở trong một tiến trình rập theo khuôn mẫu những ai và nhưng gì mà chúng ta sẽ đời đời chia sẻ. Không có gì là bi thảm hơn một cuộc sống phung phí a dua, a tòng với những điều không định hướng đối với việc xây dựng tính cách tinh thần và phục vụ tha nhân.
(View: 95579)
Yên lành cơn mộng lo toan, Giã từ ngày tháng đi hoang lâu rồi. Tay rời chân rụng tơi bời, Tạ ơn tình Chúa không rời nhìn con.
(View: 93029)
“Ai uống nước Ta ban thì đời đời sẽ không còn khát nữa,nước Ta ban sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời” (Ga 4,13);.... Như thế Di Ngôn “Ta Khát” chính là nguyện vọng sâu thẳm của Chúa muốn mọi người lãnh nhận ơn cứu độ mà cuộc khổ nạn Ngài đem đến cho thế gian.
(View: 91699)
...sầu buồn đến chết được dù có rơi vào buổi hôn hoàng cuộc đời mình, hãy cứ cảm tạ. Vì tất cả là ân huệ. Ân huệ Ngài ban, cả trong cơn sầu buồn đến nỗi chết. Thành thử, có cảm nhận được nỗi sầu buồn trong đời mới là điều cần thiết. Bởi, có thế bạn và tôi mới biết nhận lãnh sự sống lại, vào mai ngày. Bởi, chính đó là niềm tin. Và cảm kích. Cảm kích rằng, trong mọi sầu buồn trên đường đời vẫn có đó một kết đoạn
(View: 92259)
... Ai đã từng mất cha mẹ, anh chị em, đặc biệt là mất mẹ, thì sẽ cảm thấy khoảng trống vô hạn tưởng chừng không gì khỏa lấp nổi. Những lúc đó trái tim nhói đau.....Ước gì mỗi người chúng ta khả dĩ cảm nhận Tình Yêu ấy như Chân phước Lm Ludovico Casoria: “Tình yêu Chúa Kitô đã chạm đến trái tim tôi” (Christ’s love has wounded my heart)...Yêu là phải khổ, như một quy luật tất yếu muôn thuở, không thể nói suông, bởi vì “nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Ki-tô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta” (Rm 6, 8).
(View: 85858)
"Tất cả mọi biến cố, mọi người ta tiếp xúc, mọi may rủi ta gặp đều ẩn chứa một sứ điệp cần phải biết đọc ra được thì sẽ nhận thấy vai trò của ta, sứ mạng của ta phải hiện thực. Muốn đọc ra được cần phải nhìn xem và đón nhận mọi biến cố cách thân yêu, đầy cảm tình. Chính lòng yêu đó giúp đi sâu vào lòng biến cố hay sự việc để đọc ra sứ điệp nói lên cái Thiên mạng, cái sứ mạng của riêng mỗi người."
(View: 90892)
Tiếc rằng khi đắc thời người ta quên đi quá khứ rất nhanh , chỉ trong đau khổ , bị đàn áp , tự do bị chà đạp , nhục nhã ê chề mới chịu học và mới chịu quay về với đức tin . Có thể đó cũng là lý do luôn luôn có các biến động vô thường như thiên tai địa ách ... xảy ra trên quả Địa Cầu nầy thúc dục con người học hỏi vậy .
(View: 92995)
... chưa hề tự mình xử dụng ngón tay trên phím đàn, vậy mà Leslie đang chơi một tấu khúc, khéo léo và đầy tự tin. Bà May quỳ sụp xuống cảm tạ Chúa: Chúa ơi, Ngài đã không quên Leslie. Điều đó cho thấy trước đây Leslie đã ghi nhận tiếng nhạc, lắng nghe hết sức chăm chú, tới mức bộ nhớ trong đầu của Leslie lưu trữ được từng dòng nhạc nghe qua thính giác, tựa như một máy điện toán. Không ai giải thích được làm thế nào mà tiếng nhạc tuôn trào ra khỏi Leslie vào buổi sáng mùa Đông ấy. Vậy mà chuyện đó đã xảy ra, như một cơn lốc xoáy.
(View: 96809)
... thực tế của những cuộc gặp gỡ, đương đầu và cuối cùng là cái chết. Từ đỉnh cao của sự cầu nguyện, từ bốn bức tường của nhà thờ, từ cung thánh của những giây phút ngất ngây trong sự kết hiệp, chúng ta hãy quay lại với cuộc sống, nơi đó có những nghĩa vụ để thi hành, nơi đó có những con người để gặp gỡ và yêu thương.
(View: 95730)
Ly cà phê đen trước mặt Ngụm đắng nhuộm cuộc đời ? Cuộc đời trắng hay đen, thành công hay thất bại ? Hãy hỏi lòng mình chọn trắng hay đen Cả bầu trời trước mặt ... Đôi mắt con không thấy ánh mặt trời Nhưng với con cuộc đời đầy nắng ấm ...
(View: 98810)
Còn tôi, tôi đã chiến đấu thế nào với những thế lực bóng tối đe doạ đức tin của tôi? Những bóng tối nghi kỵ, những bóng tối thù hận, những bóng tối độc ác, những bóng tối tự mãn kiêu căng, những bóng tối dục vọng tội lỗi. Tôi có can đảm chiến đấu để phá tan những bóng tối đó không?
(View: 104758)
... Mẹ ơi! Thôi đừng khóc nữa! Dù khóc cạn nước mắt, khóc suốt cuộc đời mẹ.. cũng không thể làm con sống lại được rồi Mẹ hãy luôn nhớ rằng: con người có thể giết được thân xác, chứ không giết được linh hồn. có thể làm cho chết, chứ không thể làm cho sống. cai quyền trên linh hồn và trên sự sống là của Ông Trời. Tin hay không tin, thì Ông Trời vẫn còn đó, và vẫn tồn tại muôn đời.
(View: 85581)
cùng điểm chung: chúng ta là 1, sự nhẫn nại, sức mạnh đoàn kết sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả. Người dân Nhật ai cũng tin như vậy. Chắc chắn nước Nhật sẽ hồi sinh vì họ là: *một dân tộc kỷ luật, thanh liêm, lễ độ và dễ thương. Một dân tộc chế tạo nên những phim hoạt họa và trò chơi đầy nét thơ ngây vui tươi dễ yêu, và có những nét ngang tàng quắc thước anh dũng lạ thường. Cám ơn đất nước Nhật Bản đã dung dưỡng và dạy cho tôi thêm nhiều bài học quí giá về nhẫn nại, trật tự và kiên cường.
(View: 90618)
Bản chất của tội là tham. “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé” (ITm 6,10)...- Ma quỷ dậy chúng ta tự trọng để trở thành kiêu căng. Ma quỷ dậy chúng ta nhân từ rồi trở thành người bao che, ô dù. Ma quỷ dậy chúng ta phán đoán rồi thành chỉ trích, phê bình. Ma quỷ tỏ lòng hào hiệp, rồi bắt chúng ta hoang phí...
(View: 85422)
Qua mẹ, tôi nhớ đến câu danh ngôn: "Thượng đế không thể ở khắp mọi nơi, nên Ngài phải sinh ra những người mẹ". Và tôi liên tưởng đến Đức Mẹ Maria đã phải chứng kiến những nhục hình tra tấn của quân dữ trước giờ Jesus, con một của Người bị đóng đinh trên thập giá. Còn mẹ tôi, cũng khổ đau không kém gì Mẹ Maria vì mẹ suốt đời phải xót xa nhìn đứa con trai đầu lòng duy nhất của mình, hằng ngày phải chịu khổ hình trong bệnh tật.
(View: 90218)
- Bất cứ cái gì từ bên ngoài vào trong con người, thì không thể làm cho con người ra ô uế, bởi vì nó không đi vào lòng, nhưng vào bụng người ta, rồi bị thải ra ngoài. Còn cái gì từ trong con người xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế. Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu : tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế. Quả là một lời giảng dạy tuyệt vời, xác định được nguồn gốc của mọi tội ác chính là cõi lòng con người. Gã còn nhớ ngày xưa còn bé, khi học giáo lý có một câu như sau : Hỏi : Tội bởi đâu mà ra ? Thưa : Tội thì bởi trong lòng mà ra.
(View: 84365)
...ta thường cho rằng đó là những nén vàng, nén bạc Chúa giao để ta phát triển nó lên. Đúng thôi, nhưng khi cọ sát với thực tế, chính những nhãn hiệu tuyệt với đó đã âm thầm dẫn dắt chúng ta hướng theo một đường lối khác: đường lối oai phong, cừ khôi theo kiểu thế gian và ta từ từ rơi vào cái bẫy ngọt ngào do người khác hoặc chính mình tạo nên. Đáng tiếc là hầu như chúng ta khó có thể thoát ra được. Lý do rất đơn giản và mạnh mẽ: Tất cả các nhãn hiệu đó đã khôn khéo khoác lên cái tôi giấu mặt một áo choàng thánh thiện lấp lánh ánh kim sa gây cho chúng ta luôn tin tưởng rằng: ta đang nỗ lực làm tròn bổn phận của mình cho công trình của Chúa!!!
(View: 91293)
... có thể ta làm những việc có vẻ vị tha, tốt lành chỉ là để được khen ngợi, được nể phục, được thăng tiến bản thân, hoặc để Chúa trả công bội hậu sau này, v.v… chứ không phải vì yêu thương. Nếu ta chưa thật sự từ bỏ mình, thì hầu như mọi thứ tình yêu của ta chỉ là tình yêu vị kỷ: ta chỉ yêu bản thân mình mà thôi, nhưng lại yêu qua tha nhân chứ không phải yêu chính tha nhân… Ta cho ra tình yêu là để nó lại trở về với chính mình. Tình yêu đích thực được định nghĩa bằng sự ra khỏi chính mình để đến với Chúa hay tha nhân. Nếu ta chưa từ bỏ mình, thì mọi sự ra khỏi chính mình chỉ là giả tạo bề ngoài chứ không có thực chất. Từ bỏ mình chính là điều kiện nền tảng của tình yêu chân thực. Không từ bỏ mình thì không bao giờ có tình yêu chân thực