Nhiều gia đình gặp cảnh người thân tỉnh giấc bật dậy rồi đổ gục xuống, đột quỵ. Tại sao căn bệnh này lại hay tấn công vào buổi sáng?
Đột quỵ đã trở nên rất phổ biến, xảy ra không chỉ ở người lớn tuổi mà có xu hướng ngày càng “trẻ hóa”. Người bị đột quỵ rơi vào tình trạng bỗng dưng đổ gục xuống, hôn mê, đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí tử vong… Trong 24 giờ mỗi ngày thì nguy cơ gặp cơn đột quỵ cao nhất thường là vào buổi sáng sớm.
Sáng sớm là thời điểm “cơ hội” cho đột quỵ
Nghiên cứu cho thấy, khi thức dậy vào buổi sáng, cơ thể chuyển từ tĩnh sang động, nhịp sinh học thay đổi, nồng độ các hóc-môn thay đổi khiến cho nhịp tim, huyết áp và trương lực của động mạch vành đều tăng lên.
Thông thường, huyết áp của cơ thể xuống mức thấp nhất vào lúc khoảng 3 giờ sáng, sau đó tăng lên dần lên và tăng nhanh lúc người ta thức dậy vào buổi sáng. Lúc này cơ thể tiết ra hóc-môn adrenaline và các hóc-môn gây căng thẳng khác, làm tăng áp lực máu và nhu cầu oxy. Sau một đêm, cơ thể đã mất đi một lượng nước tương đối lớn, máu trở nên keo đặc hơn, tim phải làm việc vất vả để bơm đẩy máu đi.
Khi tăng huyết áp sẽ tăng nhu cầu oxy cho cơ tim, các mảng xơ vữa động mạch vành có nguy cơ tổn thương, dễ bị rách vỡ, bong và khi đó chúng kích hoạt tiểu cầu gây ra nhồi máu cơ tim cấp.
Một nguyên nhân khác liên quan đến đột quỵ buổi sáng là do lượng nitric oxit thấp vào lúc đó. Nitric oxit (gọi tắt là NO) có vai trò quan trọng trong việc cầm máu. Nó tham gia vào hầu hết quá trình sinh học trong cơ thể như sự thức tỉnh, chức năng sinh dục, cảm giác đau, hài lòng, điều tiết máu và các chất dinh dưỡng…
NO có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình lão hóa, mở rộng mạch máu tăng dòng chảy đưa oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Nó là yếu tố quan trọng quyết định đến việc bị đột quỵ. Vào ban đêm, NO bị tiêu thụ nhiều nhất nên khi sáng sớm cơ thể dễ bị thiếu NO, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Phương pháp phòng tránh đột quỵ
Để giảm nguy cơ đột quỵ buổi sáng, sau khi tỉnh giấc nên dành một ít phút cho cơ thể quen dần và tỉnh táo hẳn trước khi ra khỏi giường. Có thể nằm trên giường và thực hiện một vài động tác khởi động, nhẹ nhàng duỗi chân duỗi tay, xoa mặt… Với những người có bệnh tim mạch thì lại càng cần lưu ý hơn.
Buổi tối trước khi đi ngủ, nên uống một ly nước ấm, vừa kích thích cơn buồn ngủ, vừa tránh tình trạng khô háo vào sáng hôm sau, làm giảm độ keo nhớt của máu, giảm bớt áp lực lên tim.
Các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ khá là phức tạp và thường là một quá trình dồn tích, liên quan đến lối sống và cường độ công việc, tiêu thụ rượu bia và các loại hóa chất trong thực phẩm. Ít vận động cơ bắp, xem TV nhiều, sai lầm trong dinh dưỡng, lạm dụng thuốc hạ mỡ máu…đều có thể tăng nguy cơ đột quỵ.
Vì vậy, mỗi người đều nên chủ động rèn luyện thân thể, phòng tránh càng sớm càng tốt. Nên tăng cường các loại thực phẩm sạch giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa. Những thực phẩm thông thường hàng ngày như trái cây tươi, rau cải xanh, bắp cải, cà chua, vừng (mè), nấm đông cô, cá biển béo, dầu oliu… thực ra là những vị thuốc rất tốt cho tim mạch.
Đột quỵ đã trở nên rất phổ biến, xảy ra không chỉ ở người lớn tuổi mà có xu hướng ngày càng “trẻ hóa”. Người bị đột quỵ rơi vào tình trạng bỗng dưng đổ gục xuống, hôn mê, đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí tử vong… Trong 24 giờ mỗi ngày thì nguy cơ gặp cơn đột quỵ cao nhất thường là vào buổi sáng sớm.
Sáng sớm là thời điểm “cơ hội” cho đột quỵ
Nghiên cứu cho thấy, khi thức dậy vào buổi sáng, cơ thể chuyển từ tĩnh sang động, nhịp sinh học thay đổi, nồng độ các hóc-môn thay đổi khiến cho nhịp tim, huyết áp và trương lực của động mạch vành đều tăng lên.
Thông thường, huyết áp của cơ thể xuống mức thấp nhất vào lúc khoảng 3 giờ sáng, sau đó tăng lên dần lên và tăng nhanh lúc người ta thức dậy vào buổi sáng. Lúc này cơ thể tiết ra hóc-môn adrenaline và các hóc-môn gây căng thẳng khác, làm tăng áp lực máu và nhu cầu oxy. Sau một đêm, cơ thể đã mất đi một lượng nước tương đối lớn, máu trở nên keo đặc hơn, tim phải làm việc vất vả để bơm đẩy máu đi.
Khi tăng huyết áp sẽ tăng nhu cầu oxy cho cơ tim, các mảng xơ vữa động mạch vành có nguy cơ tổn thương, dễ bị rách vỡ, bong và khi đó chúng kích hoạt tiểu cầu gây ra nhồi máu cơ tim cấp.
Một nguyên nhân khác liên quan đến đột quỵ buổi sáng là do lượng nitric oxit thấp vào lúc đó. Nitric oxit (gọi tắt là NO) có vai trò quan trọng trong việc cầm máu. Nó tham gia vào hầu hết quá trình sinh học trong cơ thể như sự thức tỉnh, chức năng sinh dục, cảm giác đau, hài lòng, điều tiết máu và các chất dinh dưỡng…
NO có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình lão hóa, mở rộng mạch máu tăng dòng chảy đưa oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Nó là yếu tố quan trọng quyết định đến việc bị đột quỵ. Vào ban đêm, NO bị tiêu thụ nhiều nhất nên khi sáng sớm cơ thể dễ bị thiếu NO, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Phương pháp phòng tránh đột quỵ
Để giảm nguy cơ đột quỵ buổi sáng, sau khi tỉnh giấc nên dành một ít phút cho cơ thể quen dần và tỉnh táo hẳn trước khi ra khỏi giường. Có thể nằm trên giường và thực hiện một vài động tác khởi động, nhẹ nhàng duỗi chân duỗi tay, xoa mặt… Với những người có bệnh tim mạch thì lại càng cần lưu ý hơn.
Buổi tối trước khi đi ngủ, nên uống một ly nước ấm, vừa kích thích cơn buồn ngủ, vừa tránh tình trạng khô háo vào sáng hôm sau, làm giảm độ keo nhớt của máu, giảm bớt áp lực lên tim.
Các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ khá là phức tạp và thường là một quá trình dồn tích, liên quan đến lối sống và cường độ công việc, tiêu thụ rượu bia và các loại hóa chất trong thực phẩm. Ít vận động cơ bắp, xem TV nhiều, sai lầm trong dinh dưỡng, lạm dụng thuốc hạ mỡ máu…đều có thể tăng nguy cơ đột quỵ.
Vì vậy, mỗi người đều nên chủ động rèn luyện thân thể, phòng tránh càng sớm càng tốt. Nên tăng cường các loại thực phẩm sạch giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa. Những thực phẩm thông thường hàng ngày như trái cây tươi, rau cải xanh, bắp cải, cà chua, vừng (mè), nấm đông cô, cá biển béo, dầu oliu… thực ra là những vị thuốc rất tốt cho tim mạch.
Kiên Thành-25/3/2017