Trong một khảo cưú mới nhất gần đây (J.D. Foltz, Circulation, 100:105,1999), cho thấy: uống nước nho đỏ có thể làm giảm bệnh cứng mạch máu (atherosclerosis), nhất là đối với người bị bệnh động mạch tim (coronary heart disease). Khảo cứu này đã được thực hiện tại Đại Học Y Khoa Wisconsin ,Madison, W.I.
Phương pháp khảo cứu và kết quả:
Người
ta lựa chọn 15 đàn ông và đàn bà bị bệnh đng mạch tim cho công cuc khảo
cứu này. Mỗi bệnh nhân phải uống từ 12 tới 16 ounces nước nho mầu đỏ, liên tục trong vòng 14 ngày.
Cuộc khảo cứu gồm có 2 phần: phần thứ nhất, người ta đo độ nở của mạch máu (flow-mediated vasodilation), bằng máy siêu âm đặt chỗ đng mạch cánh tay. Và, kết qủa cho thấy độ nở mạch máu tăng lên: từ 2.2 mm (trước khi uống nước nho) tới 6.4 mm (14 ngày sau khi uống nước nho). Nhờ mạch máu nở lớn hơn, máu sẽ dồn đi nhiều hơn, tốt hơn.
Trong một bài khảo cứu khác cuả JH Stein, et al cũng đăng trong Circulation 100: 1050-5, 1999, có đề cập là trong số 15 bệnh nhân trong cuc khảo cứu, có 10 (mười) bệnh nhân đang uống thuốc làm giảm chất mỡ (lipid-lowering medication) và có 12 (mười hai) bệnh nhân dùng sinh tố chống oxy-hoá (antioxidants) như sinh tố E, sinh tố C, hoăc cả hai. Kết quả cho thấy: nở động mạch sau khi uống nước nho không có ảnh hưởng gì tới việc đang dùng thuốc làm giảm mỡ hay sinh tố chống oxy-hoá.
Trong phần khảo cứu thứ 2, người ta đo thời gian (lag time) đốt cháy chất cholesterol xấu (LDL: Low density lipids). Kết qủa cho thâý thời gian đốt cholesterol xấu kéo dài ra từ 87 phút (trước khi uống nước nho) tới 117 phút (14 ngày, sau khi uống nứơc nho): có nghĩa là có sự kéo dài hiện tượng oxy-hoá chất cholesterol xấu. Cholesterol xấu bị giảm chậm oxy-hoá bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu, vì đỡ bị làm thành những tảng (plaques) đóng vào thành mạch máu, đỡ bị nghẹt máu. Tiến sĩ Foltz cho rằng chính Flavonoids trong nước nho là chất đã 1)làm nở thành mạch máu và đã 2)kéo dài hiện tượng oxy-hoá cholesterol xấu.
Vậy Flavonoids là gì"
- Flavonoids (có công thức hóa học: C6-C3-C6) là một sắc tố trong thảo mộc. Có tất cả 4000 sắc tố Flavonoids trong cây cỏ. Flavonoids cũng có rất nhiều trong hoa quả, như trái nho đỏ có nhiều hơn trái nho xanh, nước trà đậm nhiều hơn nước trà xanh, và có cả trong chocolate và tầu hủ (soy). Flavonoids là chất chống oxy-hoá (antioxidants), trừ khử free radicals (một phân tử-molecule, hay một nguyên tử-atom, khi thiếu điện tử-electron,gọi là free radicals), cho nên Flavonoids có đặc tính bảo vệ thảo mộc.
-Năm 1930, lần đầu tiên Tiến sĩ Szent-Gyorgyi, cũng là khoa hoc gia trúng giải Nobel trước đây, đã tìm kiếm được Flavonoids. Tiến sĩ Gyorgyi cũng là người đã khám phá ra sinh tố C (Vitamin C).
-Kết qủa thí nghiệm của Tiến Sĩ Foltz, cũng hơi giống những kết quả cuả một số khảo cứu khác cho thấy: Flavonoids làm giảm hoạt động cuả tiểu câù (platelet), nghĩa là làm giảm độ đông đặc của máu, đỡ bị nghẹt máu. Flavonoids làm giảm oxy-hoá cholesterol xấu. Và Flavonoids làm tăng trưởng hoạt động của tế bào biểu mô (epithelial function), nghiã là mạch máu nở lớn hơn, và làm máu lưu thông dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, Bác sĩ Jane Freeman tại Đại Học Y Khoa Georgetown, Washington,DC ( Therese Droste, Medical Tribune (October), Vol.I:10,1999) lại cho rằng: thực sự chưa có một khảo cứu bệnh lý cụ thể nào trong quá khứ có thể xác định được nước nho đỏ đã làm giảm cơn đau tim (heart attack), cũng như làm giảm tử vong cho bệnh nhân bị bệnh tim mạch. Bác sĩ Freeman khuyến cáo là trong tương lai sẽ cần phải có những cuc khảo cứu sâu rộng hơn, với số lượng bệnh nhân thử nghiệm nhiều hơn, rộng rãi hơn (ít ra là 2000 người), mới có thể đưa đến những kết qủa rõ ràng, chắc chắn được.
Trong một bình luận mới nhất của Bác sĩ Darryl Potyk, trong Modern Medicine, (December) 67: 31, 1999, cho biết: Có rất nhiều nhà khảo cứu đều hiểu biết lý thuyết uống một lượng rượu nhỏ có ảnh hửơng lợi cho mạch máu. Tuy nhiên, lại có nhiều bác sĩ rất lưỡng lự khi phải khuyên bệnh nhân uống rượu, vì sợ uống quá lố, sẽ ghiền rượu. Vả lại, sau này còn có thêm những kết quả khảo nghiệm khác cho thấy hình như không phải chỉ riêng rượu có ảnh hưởng cho tim mạch. Rượu vang đỏ có vẻ ảnh hưởng tốt hơn rượu vang trắng, rượu bia, hay chính cả rượu (ethanol) nữa. Cho nên Bác sĩ Potyk khuyến cáo rằng: chính những phần tử trong nho đỏ có tác dụng trên động mạch chứ không phải là rượu. Tiến sĩ Folz khẳng định rằng những phân tử đó là chất Flavonoids trong nho đỏ.
Sau hết trong khi chờ đợi thêm những kết quả khảo cứu tương lai, nếu quí bản thích Flavonoids thì cũng xin chỉ nên uống nước nho đỏ hơn là rượu nho, vì Flavonoids có trong hột nho chứ không phải trong rựơu. Người tây phương sanh đẻ trong xứ lạnh, mùa đông, cần ly rượu vang trong bữa cơm tối là một tập tục cố hữu của họ, cũng như người Việt Nam ở vùng nhiệt đới, rất nóng, khi ăn cơm đĩa thì phải có một ly đá lạnh. Phần khác, dù có uống nước nho, nhưng nếu bị cao áp huyết hay cao cholesterol, cũng phải uống thuốc giảm cao máu, giảm độ ăn dầu mỡ, tập thể dục hàng ngày, và bỏ thuốc lá. (Flavonoids, Y học thường thức, http://vn1.net ).
Bác Sĩ Trần-Mạnh-Ngô, M.D., Ph.D, FAAFP; E-mail: nmtran@hotmail.com ; Điện thoại: (714) 547-3915; Fax: (714) 547-4968.