Friday
26
April
2024
(View: 8985)
Đây là những kỹ thuật photoshop đơn giản và dễ dàng dành cho các bạn yêu nhiếp ảnh chân dung. Đơn giản và dễ dàng là vì những kỹ thuật này chỉ hậu kỳ nhẹ lên chủ đề và gây cảm tưởng tốt cho người được chụp khi họ xem ảnh. Bạn chỉ cần bỏ ra 2 tới 3 phút là có thể hoàn thành một kỹ thuật. Bạn không cần phải có kiến thức cơ bản về photoshop (nhưng nếu có thì càng tốt) và chỉ tuần tự làm theo từng bước hướng dẫn.
(View: 10539)
Về cơ bản, ảnh chân dung gồm 3 loại: chụp cận mặt, chụp bán thân (demi thân trên) và chân dung ngoại cảnh. Trong loại ảnh chân dung thứ 3, người cầm máy nhắm vào chủ thể và hậu cảnh xung quanh chủ thể nhằm thể hiện tính cách của chủ thể - đây cũng là thể loại ảnh thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
(View: 10095)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
(View: 8698)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

TRẠNG THÁI TỰ-PHÂN

Sunday, June 26, 201112:00 AM(View: 18204)

 

Tự-phân là trạng thái tiêu-hóa hay phân-hóa các tế-bào nhờ các en-zym ở ngay trong tế-bào. Đó là một quá trình tự tiêu-hóa, nội-bào-tiêu-hóa. Trạng-thái tự-phân này chẳng phải riêng cho động-vật mà cả thực-vật. Các trường-hợp hạt nẩy mầm, cành trức rễ, củ trức nhành, trức lá đều là các hiện-tượng tự-phân để tự dưỡng hoặc sinh-trưởng .

Trong trường-hợp một cái trứng được ấp để nở ra con cũng là một quá-trình tự-phân để tự-dưỡng : cái trứng phải tự-phân các chất bổ-dưỡng tạo ra cơ-thể và nuôi-dưỡng cái phôi-thai cho đến lúc trưởng-thành khảy vỏ thóat ra ngòai. Muốn tạo ra các tế-bào của 109-large-contentcơ-thể thì thức ăn kia phải được tiêu-hóa và sự tiêu-hóa nầy phải được thực hiện nhờ các phân-hóa-tố của phôi thai xuất-tiết. Ta bẻ gãy cái đuôi thằng lằng, rồi bắt nó nhịn ăn, chỉ một thời gian sau là một cái đuôi mới mọc ra. Con nòng-nọc lúc sắp biến thành cóc hoặc ếch, nhái thì cái đuôi nó trở thành vô dụng ; người ta thường tưởng rằng cái đuôi ấy rụng đi, nhưng trên thực tế cái đuôi ấy gồm thịt, mỡ, da, thần-kinh tự phân-hóa dần để đưa vào trong máu bồi-dưỡng cho con vật nhịn đói lúc hai chân trước bắt đầu mọc. Thúc ăn do sự tự-phân trên thay-thế thực-phẩm bên ngòai giúp con vật hoàn-thành kiến-tạo các bộ-phận trong cơ-thể một cách mỹ-mãn để bước từ giai đoạn nòng-nọc sang giai đọan ếch, nhái.

Trường-hợp con thằng-lằng thì thức ăn tự-phân trong cơ-thể để tái-tạo cái đuôi. Còn trường hợp con nòng-nọc thì cái đuôi tự-phân để cải-tạo nội-tạng của con nhái.

Con tằm sau 30 ngày ăn dâu, kéo kén nằm nghỉ nhịn ăn, cơ-thể tự-phân để biến-đổi thành bướm ngài xé kén bay ra. Các cơ cấu cũ đều bị phá hủy, các vật liệu cải tổ, các bộ-phận được kiến-tạo ra và thiết-lập lại đến nỗi khi ra khỏi kén so-sánh con bướm ngài với con tằm ngày trước ai cũng phải cho rằng đó là hai giống khác nhau. Trạng-thái tự-phân trong lúc nhịn ăn đã làm ra phép lạ đó. Đây là một phép lạ hiển-nhiển để cho ta thấy khả năng của cơ-thể đã làm gì trong lúc nhịn ăn.

Con thú bị trọng thương nhịn ăn thế mà vết thương đóng sẹo. Những lượng máu vĩ-đại được vận-chuyển đến phần thương-tích tỏ ra một số thực-phẩm lớn được đem lại nơi nầy. Máu làm động-tác phân-phối trên mọi hình thức của đời sống. Con vật nhịn ăn phải nhờ đến thức ăn dự-trữ để hàn-gắn lại các mô bị rách nát, bị cắt đứt hay gảy vở. Các thức ăn dự-trữ trước hết được tự phân-hóa rồi chuyển-vận đến chỗ nào mà cơ-thể cần dùng. Cơ-thể chẳng những có thể phân-phối các thức ăn dự-trữ mà còn có thể phân-phối lại cho thích-hợp với tình-trạng cơ-thể nhờ phương-pháp tự-phân.

Trạng-thái tự-phân là một quá-trình được kiểm tra chặt chẻ chứ không phải một quá-trình mù quáng như thả voi trong hang đồ gốm. Trong lúc con nhái ở tình-trạng nòng-nọc nhịn ăn thì cái đuôi nó tư phân hóa thành thức ăn và tiêu mất chứ không bao giờ có một cái chân hay một cơ-quan nào khác bịi tự phân. Một con đỉa bị chặt thành nhiều mảnh, mỗi mảnh như vậy biến dần thành một con đỉa mới. Mỗi mảnh như vậy không thể hấp thụ thức ăn ở ngòai để để trưởng thành, vì vậy mỗi mảnh phải phân-phối lại các thức ăn dự-trữ nhờ tự phân để tạo thành một con đỉa mới nhỏ xíu.

Sau đây là những trường hợp tự phân phát-hiện trong nhiều giai đoạn trong đời sống con người : sự thu nhỏ nhũ-tuyến sau thời kỳ cho con bú, sự thu bóp tử-cung sau khi sinh đẻ, sự thu bé tòan thể của cơ thể người già, sự tan các nước vàng trong phổi lúc bị bệnh sưng phổi, sự thu nhỏ hạch thymus lúc dậy thì. Trong thời-kỳ nhịn ăn các cơ-quan trọng yếu như tim, não không thể ngừng nghỉ được nên phải cần cung cấp các vật thực như Prô-tê-in, Glu-cit, li-pit, khoáng chất, vitamin, vì vậy phải rút các thức ăn trong các bắp thịt của bộ xương được xem như những cơ quan để cử động nhưng đồng-thời cũng la kho dự-trữ Prô-tê-in. Các Prô-tê-in của bắp thịt và cơ quan khác được tự phân-hóa nhờ các en-zym nội bào biến thành Prô-tê-in tan loảng, thành a-cit a-mi-nê để chuyên-chở tới các cơ quan trọng yếu cho sinh-mạng.

Ta cũng nên để ý rằng sự kiểm tra của trạng thái tự-phân bao gồm cả các mô đau ốm như mụt nhọt, vết ung mủ, các chứng rỉ nước v.v…

Sự việc trạng thái tự-phân là một quá-trình được kiểm tra chặt chẽ chứ không phải phó thác cho rủi may là một sự đảm bảo để chúng ta khỏi thắc mắc về vấn-đề các mô cần-thiết cho sinh mạng có bị hi-sinh một cách bừa-bãi trong thời gian nhịn ăn hay không? Và chúng ta đã biết một cách chắc-chắn rằng chỉ những mô không quan-hệ mới bị phân-hóa để vận-chuyển nuôi các cơ-cấu cần-thiết cho sinh-mạng.

Qua các nhận xét trên ta có thể rúat ra kết luận sau:

  1. Nhờ các yếu-tố nội-bào, cơ-thể có tiêu-hóa các chất đạm, mỡ, đường của cơ thể mình nhờ sự phân-hóa.
  2. Cơ-thể có thể kiểm tra quá trình tự-phân giới-hạn sự phân-hóa ở các mô không quan trọng hoặc ít quan trọng. Và dù đến tình-trạng nhịn đói , khi đã phạm tới giới hạn các mô cần-thiết cho sinh-mạng vẫn có một sự kiểm tra chặt-chẽ và các mô tự-phân để cung dưỡng vẫn là các mô tương-đồi kém quan-trọng.

Sự phân-hóa các mụt nhọt : Các nhà sinh-vật-học đề công nhận rằng các cơ-cấu sinh-trưởng bất thường như bướu, ung nhọt, sưng v.v… tất nhiên không cần-thiết cho sinh-mạng bằng các mô bình thường, vì vậy chúng dễ bị hủy-họai hơn nhiều. Trên phương-diện sinh-lý ta cũng thấy rằng chúng dễ bị phân-hóa vì nó không có một lien hệ mật-thiết gì với cơ-thể, không đầy đủ về thần-kinh và khí-huyết… Sự thiếu sót nầy là yếu tố làm cho chúng dễ bị phân-hóa.

Những người nhiều kinh-nghiệm về bản thân hoặc quan-sát về phép nhịn ăn đều đồng ý rằng các mô bất thường dễ bị phân-hóa và bài-tiết nhanh hơn các mô bình-thường.

Các nhà sinh-lý-học tuy có nghiên cứu quá-trình tự-phân nhưng họ không biết áp dụng vào đâu mà chỉ dùng trong độc một cách để làm gầy người mà thôi. Đáng lẻ ra họ phải biết lợi-dụng trong trường-hợp hiện-tượng tự-phân để tiêu-hóa các mụt nhọt và dùng các chất đạm cùng các chất bổ-dưỡng khác của nó để nuôi các mô cần-thiết cho sinh-mạng. Quá-trình tự-phân có thể có một công-dụng thực-tế vì nó có thể dùng để phân-hóa các mụt nhọt, các cục bướu. Ai cũng biết rằng trong các mụt, các bướu gồm có thịt, có máu, có xương, tùy đó mà có các danh-từ bướu xương để gọi các mô xương bướu cơ để gọi các mô thịt, bướu thần-kinh để gọi các mô thần-kinh bướu mỡ để gọi các mô mỡ, bướu xơ để gọi các mô xơ, bướu nham thượng-bì để gọi các mô thuộc thượng bì v.v…

Các bướu trên gọi chung với danh từ chuyên môn là tổ chức mới (néoplasme).

Một bướu lớn cứng trên vú có thể chỉ là chỗ sưng của một hạch lâm-ba hay một hạch vú. Một cái hạch bị sưng như vậy có thể rất đau đớn nhưng không phải là một tổ-chức mới.

Độc giả đã thấy rõ sự nhịn ăn có thể phân-hóa mỡ và các thớ thịt thì hẵn chẳng còn thắc-mắc về sự tự-phân làm tiêu hóa mất các mụt sưng bướu.v.v…

Trong lúc nhịn ăn các mô thừa-thải lủy-tích đều được chú ý và phân tích ; các thức ăn phân-hóa được sung-dụng để nuôi-dưỡng các mô quan-trọng, các cặn bả đều được đào-thải một cách thường xuyên và trọn vẹn. các mụt bướu được tiêu-hóa lúc nhịn ăn được thực hiện mau hay chậm còn tùy tình-trạng chung của người bệnh, lượng bổ-bưỡng chứa trong người , lọai bướu sưng , sự cứng hay mềm của cục bướu , vị-trí của cục bướu và tuổi tác của người bệnh. Đây là 2 ví-dụ cực-đoan chứng-minh sự khác nhau về mau và chậm.

Một người đàn bà dưới 40 tuổi có một bướu xơ (fibrome) ở tử-cung to bằng quả bưởi trung bình. Sau 20 ngày nhịn ăn bướu này tiêu hòan-tòan.

Một người đàn bà khác cùng một trạc tuổi có một cục bướu bằng quả trứng ngỗng. Nhịn ăn 38 ngày thì bướu mới chịu tan. Đó là trường hợp một nhanh một chậm.

Những khối cứng nơi vú nhỏ từ bằng một hạt đậu đến lớn bằng quả trứng ngỗng đều có thể tiêu mất từ khỏang 3 ngày đến 3 tuần. Đây là một trường đặc-biệt vừa lý-thú vừa bổ-ích: Một thiếu phụ 21 tuổi có một cục sưng lớn ở vú bên phải làm đau nhức 4 tháng. Đến khám nhiều bác sĩ đều cho là ung thư và khuyên nên cắt vú gấp. Nhưng cuối cùng bà ta theo lời của một người bạn và nhịn ăn chứ không chịu mổ-xẻ. Sau 30 ngày nhịn ăn, cục cứng tiêu mất và đau đớn cũng không còn, sau đó mấy chục năm bệnh đó cũng không bao giờ tái lại.

Hàng vạn trường-hợp như trên bị người ta gán là ung-thư, là sang nhọt, âm-độc v.v…. đã mổ xẻ một cách oan uổng trong lúc có thể chữa lành một cách dễ dàng nhờ phép nhịn ăn.

Những trường hợp như trên làm người ta nghi ngờ lời tuyên bố các bác sĩ bảo rằng bện ung-thư sớm biết mà mổ xẻ có thể ngăn-ngừa và chữa lành tuyệt nọc!

Vợ một kỷ-nghệ-gia bị mụt cứng bằng quả hồ-đào ở vú đến khám nhiều bác sĩ , ông nào cũng khuyên một cách nồng-nhiệt là nên cắt vú đi cho rồi. Nhưng bà ta không nghe và nhịn ăn trong một tháng thì cục cứng kia thu nhỏ bằng hạt đậu. Sau đó ăn chay một tháng thì mụt kia mất luôn. Một thời gian ba ta sanh 2 đứa con cùng đều cho con bú và con đứa nào cũng khỏe mạnh.

Sự phân-hóa các bướu sưng do nhịn ăn có nhiều ưu-điểm hơn sự giải-phẩu như sau:

  1. Sự giải-phẩu bao giờ cũng nguy-hiểm, tự-phân là một quá-trình sinh-lý không nguy hại.
  2. Sự giải-phẩu giảm sinh-lực và giúp thêm sự suy-bại về biến-dưỡng là nguyên-nhân của mụt bướu ; trái lại nhịn ăn thúc-đẩy sự tự-phân các bướu nhọt và bình-thường-hóa sự dinh-dưỡng, đào-thải các độc-tố tích-tụ, giúp sự tiêu-tan các bướu nhọt.
  3. Sau khi mổ xẻ, bướu mụt đó có khuynh-hướng phát-sinh lại ; trái lại nhịn ăn thì trường-hợp tái-sinh hết sức hiếm khi xẩy ra.
  4. Các bướu mụt thường tái-phát dưới một hình-thức độc-hại sau lúc giải-phẩu. Trái lại nếu có một bướu ung nào có khuynh-hướng làm độc thì aự nhịn ăn ngăn trở việc thành hình.

Nữ bác sĩ Hazzard kể một trường hợp được nhiều bác sĩ đều cho là ung-thư dạ-dày đã lành hẳn sau 55 ngày nhịn ăn.

Bác sĩ Shelton kể nhiều trường hợp bướu tử-cung đã tiêu sau 30 ngày nhịn ăn.

Có nhiều trường hợp cục bướu to quá thì phải nhịn làm nhiều kỳ trong 2, 3 năm và giữa các thời-kỳ nhịn ăn phải tiết-thực các món ăn huyết-nhục. Trong nhiều trường hợp ung-thư đáng lẽ phải dùng thuốc chỉ-thống để làm dịu cơn đau-đớn, người ta chỉ nhịn ăn 3, 4 hôm là dịu hẳn cơn đau liền.

Trên phương diện Âm-Dương như chúng ta đã thấy, sự tự-phân là một trạng-thái Âm nhưng chính nhờ sự tự-phân đó mà các cơ-quan chính-yếu được nuôi dưỡng để bảo-tồn sinh-mạng phục vụ ý sống đó là một trạng –thái Dương. Âm-Dương quấn-quýt lấy nhau, bổ-trợ cho nhau, cùng nhau đắp đổi để đồng sanh-hóa.

Nhịn ăn tạo thời-cơ thuận-lợi cho cơ thể có đủ điều-kiện thi-triển quá-trình sinh-lý tự-phân. Chính trong lúc nhịn ăn mà phát sinh các sự biến-dịch nhiệm mầu đổi cái trứng thành con chim, con tằm thành con ngài, con sâu thành con bướm, con quăng thành con muỗi, con ấu-trùng thành con ong, con ruồi, con muỗi mắt v.v… Thì trong lúc con người nhịn ăn, sẽ bớt chỗ thừa bù chỗ thiếu, lập lại quân-bình Âm-Dương cho cơ thể, sự phục-hồi sinh-lực, sự hàn gắn trùng-tu, bồi-bổ các cơ-cấu hư-hỏng đâu phải là những điều ngòai ước-vọng, những chuyện viễn-vong…

Trên quan-điểm Dịch-lý, trạng-thái tự-phân là một quá-trình biến-cải cái khiếm-khuyết thành cái hòan-hảo biến-hóa bướu-nhọt độc-hại phá-hoại sức-khỏe thành thức ăn tinh-khiết nuôi-sưỡng cơ thể, biến-đổi óan-tặc thành bạn-hữu, cải tạo hận-thù thành tình thương…


Trích sách Tuyệt thực đi về đâu (PP Ohsawa)
Chị Trâm Phạm gởi

(View: 69455)
Trong dân gian có bài Thập bổn thang gia giảm có dùng tam thất chữa bệnh băng huyết: tam thất 1g, gia cỏ mực 5g, nhỏ chảo gang 1g, muồng 1g. Thuốc sắc hoặc chế thành bột uống....Liều lượng dùng: bột tam thất thật mịn dùng từ 4g-8g, trung bình 6g, pha với nước sôi để nguội thêm 1-2 thìa mật ong rồi uống hàng ngày. Hoặc ngâm rượu tam thất dùng cho những bệnh nhân đau nhức xương khớp, đau lưng
(View: 44164)
Trị gai cột sống: Hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20-30 ngày.
(View: 23535)
Vì vậy cũng chớ lấy làm lạ rằng nhiệt-độ thấp đôi khi chính là do ăn uống quá độ gây ra một sự suy-giảm sinh-lực vì thói quen ăn uống quá nhiều. Thỉnh-thỏang có trường hợp sau một thời gian dài giử mức nhiệt-độ trung-bình, bổng thình-lình nhiệt-độ sụt xuống, ta nên để ý xem để đề-phòng trường hợp cơ-thể đi từ giai-đoạn nhịn ăn qua giai-đoạn đói ăn do sự suy-kiệt các chất dự-trữ trong người. Trong trường hợp đó ta cho dừng sự nhịn ăn và sưỡi ấm cho người bệnh bằng hơi ấm hoặc bình nước nóng thì chẵng hề có hậu-quả tai-hại vì cho người bệnh cả.
(View: 35402)
Sự mất cân hều như là điều cần-thiết cho sự hồi phục của các căn bệnh cấp-tính và thiên-nhiên giúp vào sự làm gầy người trong những bệnh cấp-tính mặc dù người bệnh có ăn uống nhiều bao nhiêu đi nữa. Thật vậy, một người mắc bệnh thương-hàn mà ăn uống như thường còn sụt cân và mất sức nhanh chóng hơn là mắc bệnh thương-hàn mà nhịn ăn. Gầy ốm trong sự nhịn ăn là dấu hiệu tốt đẹp của sự mềm-mại dẽo dai của các tế-bào, do đó có thể thấy rõ khả-năng cải-tạo của tế-bào. Những bệnh nhân trong lúc nhịn ăn mà gấy ít, gầy một cách khó khăn là những người rất dễ mắc chứng nghanh-hóa các tổ-chức trong cơ-thể : đó là dấu hiệu đặc thù một sự già-cổi tai-hại của các cơ-quan không còn khả-năng làm non trẻ lại được nữa.
(View: 18397)
Những sự nhạy cảm bệnh-họan mất đi, sự tiệu-hóa được cải thiện, dạ-dày bị căng dần và sa xuống được co lại trở về thể-tích bình thường, các ung-sang tự lành, các chổ sưng lắng dịu, chứng viêm nước dạ-dày được bài tiết và lần hồi sự ngon miệng them ăn trở lại. Những sự biến đổi hóa-học: Dĩ nhiên là trong lúc nhịn ăn, cơ-thể phải mất một số chất-liệu nhưng không phải là lọai nào cũng mất một lượng ngang nhau và điều đáng để ý là có một sự phân-phối lại cho thích hợp với nhu cầu khẩn cấp để bảo-tòan khí-lực cho các cơ-quan cần-thiết đến sinh-mệnh.
(View: 26295)
Cơ thể tận dụng tối-đa thức ăn dự-trữ : nó cố dùng những tài-nguyên lâu chừng nào tốt chừng ấy. Thật vậy, những chất tuyệt-đối-cần-thiết cho sinh-mạng và cho sự vận chuyển các cơ- quan cần-thiết như tim, thần-kinh-hệ chỉ được đem dùng khi nào những cơ-quan khác không thể cung cấp được. Thứ được dùng trước hết là mỡ và glycogène, thứ đến là các chất Prô-tê-in. Nhịn ăn càng lâu, cơ-thể càng tiết-kiệm thức ăn bằng cách giảm mọi họat-động vật-chất, sinh-lý đến mức tối-thiểu. Nếu người nhịn ăn nghỉ-ngơi thì số dự-trữ ít tiêu hao hơn. Sự họat-động của cơ-thể, các cơn sốt, sự lạnh-lẽo bên ngòai, nỗi buồn rầu, niềm xúc-động mạnh làm tăng gia sự tiêu hao các thức ăn dự-trữ.
(View: 47203)
Sốt, đau, buồn, khổ, viêm, chận đứng sự xuất-tiết các dịch của bột tiêu-hóa, ngăn chặn mọi sự co-bóp của dạ-dày và vì vậy không còn cảm giác thích ăn nữa. Trong những trường hợp như vậy chỉ còn một nguồn thực-phẩm : thức ăn dự-trữ trong người.
(View: 25218)
Nhịn ăn bắt đầu với sự ngừng bửa ăn đầu tiên và kết-thúc bằng sự biết đói tự-nhiên, trái lại Đói ăn khởi đầu bằng sự trở lại của cái đói-nhiên và chung cuc bằng cái chết … Chỗ mà cái nhịn đói kết- thúc tại là cái đói ăn bắt ăn bắt đầu. Đói ăn là tiêu thụ các mô vào tiêu-thụ các mô lành mạnh làn gầy-yếu cơ-thể, làm suy-kiệt sinh-lực; nhịn ăn là một quá trình tiêu-thụ các chất nguy hại các mô mỡ vô-ích, tăng-gia khí-lực và đem lại cho cơ-thể sự điều-hòa mà ta gọi là sức-khỏe.”
(View: 31748)
Mới đây, theo quyển sách đang làm rung động Âu Châu, "Natrual Cures" của Bác sĩ Ducarre, thì ai trong chúng ta củng có thể tự điều chế lấy một loại tiên dược vừa có tác dụng chống lại quá trình lão hóa, vừa trị được bách bệnh. Không cần phải lên núi hái lá thuốc và sau đó mất công sao, sắc rắc rối như các danh y ngày xưa: Dược liệu dung để bào chế tiên dược có sẳn bên ta và cách "luyện" tiên dược củng dễ... Chỉ cần bỏ ra vài đồng mua lấy một lọ dấm táo (Apple Cider Vinegar) và lọ mật ong là xong ngay.
(View: 22359)
Nếu bị bại nặng nên ngâm thêm mật của con hắc cẩu mỗi thang 1 cái mật Khi uống nhớ quậy đều lên, uống sau bữa ăn trưa và tối, mỗi lần một ly nhỏ (ly uống sec). Uống mấy thang cũng được, khi nào hết hẳn bệnh hãy ngưng, hay uống tiếp tục càng lâu càng tốt. Nếu không uống được rượu thì nấu 4 chén còn lại 1 chén.