Thursday
9
May
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22389)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13163)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16571)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32940)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28330)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 22014)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22838)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19830)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

ĐƯỜNG HẸP

Monday, August 23, 201012:00 AM(View: 57284)

Người kitô hữu quen với bài hát: lạy Chúa, con đường nào Chúa đã đi qua, con đường nào Ngài ra pháp trường, mão gai nào hằn lên đau xót… Và ai cũng hiểu rõ đó chính là con đường thập giá, đường khó đi, đường hẹp.

Đường hẹp Chúa đã đi

jesus-carrying-cross-lrg-contentLà Chúa, từ trời cao với tất cả vinh quang, huy hoàng, hạnh phúc, lại trở thành người- loài thụ tạo vốn bất toàn, tương đối, hạn hữu, thấp kém, chóng qua, hay thay đổi. Đó là đường hẹp Ngài đã đi.

Là Chúa, giờ sống như con người với tất cả mọi áp lực của thời tiết và khí hậu, của danh vọng và quyền lực, của tiền bạc và lợi lộc, của uy tín và danh dự, của mệt mỏi và bệnh tật, của cô đơn và khinh miệt, của ghen tương và ghen tị, của tranh đấu và loại trừ, của ham muốn và cám dỗ, của đau khổ và chết chóc… Đó là con đường hẹp Ngài đã đi.

Là Chúa, giờ phải nhìn thấy mọi xấu xa tội lỗi của con người. Phải nhìn mọi thứ gai mắt, phải nghe điều chói tai, những thái độ bon chen cố chấp, những con người ác độc, những khuynh hướng loại trừ, những phe nhóm chống đối, những con người dửng dưng, nhưng cộng đoàn lạnh nhạt, những cá nhân khiêu khích… Đó là con đường hẹp Ngài đã đi.

Là Chúa, vốn vô cùng tuyệt đối và vĩnh cửu, giờ phải chấp nhận tiến trình tiệm tiến về mọi mặt theo thời gian. Về tuổi đời, về sức khỏe, trí tuệ, về vinh nghiệm, kiến thức và đạo đức. “Trẻ Giêsu ngày càng thêm cao lớn, thêm khôn ngoan và thêm ân nghĩa với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2,51). Đó là con đường hẹp Ngài đã đi.

Là Chúa vốn hoàn hảo và hằng hữu, mà phải trải qua một tiến trình như con người là: sinh ra, lớn lên, bệnh tật, đau khổ, già yếu và chết đi. Đó là con đường hẹp Ngài đã đi.

Lời thánh Phaolô tông đồ còn diễn tả thêm cho ta biết: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,6-11).

Đường hẹp giúp ta cẩn thận

Đi qua cầu khỉ, đến những con đường nhiều sỏi đá ghồ ghề, những con hẻm trơn trượt, ta thường rất chú ý để khỏi té ngã. Đi vào những nơi không có ánh đèn, những chỗ hay thiếu ánh sáng ta cũng rất tập trung để khỏi va chạm, tránh bị thương. Đi vào những hang động khó đi, những núi cao ngoằn ngoèo, thiếu an toàn, thì ta càng đề cao cẩn trọng để khỏi bị thương tích…

Sống trong một tập thể không gian dối, thiếu công bằng, thiếu sự thật, thiếu tình người, thì ta cũng dễ đề cao cảnh giác để khỏi bị lợi dụng, bị vu oan.

Những thứ xấu ta thấy được giúp mình thận trọng để khỏi vướng phải. Nhờ thế, ta ngày càng kinh nghiệm, nhạy bén và sáng suốt hơn, càng lúc trưởng thành hơn.

Hơn thế, ta còn biết nhận định rõ hơn về môi trường sống, đến các mối tương quan trong cuộc đời, với lối xóm láng giềng, với bạn bè đồng nghiệp, với gia đình, dòng họ. Rồi đến các lời nói, việc làm, các địa điểm lui tới để biết phân định tốt xấu, phân biệt lành dữ hay những nguy cơ có hại cho đời sống cá nhân, tập thể hay gia đình, và dừng đúng lúc, để tránh những đáng tiếc xảy ra.

Nhờ can đảm, dứt khoát, tránh xa các dịp tội và các nguy cơ cám dỗ, ta dần mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn.

Đường hẹp ta đã đi, đang đi và phải đi giúp ta cẩn thận hơn cho cuộc đời của mình.

Đường hẹp giúp ta cố gắng

Đường khó đi khiến ta không những phải chăm chú nhìn thật kỹ phía trước, mà còn phải nghe ngóng, phải tập trung suy nghĩ, phải đưa ra những quyết định đúng lúc, kịp thời để xử lý các tình huống gặp phải để tránh sự cố.

Nơi đường rộng rãi thênh thang, an toàn, mát mẻ, sáng sủa thì ta ít lo lắng, ít quan tâm, ít đề phòng, ít cẩn trọng, vì thế, nếu có sự cố xảy ra, ta ít nhanh nhẹn trong việc xử lý những tình huống xấu ấy. Còn biết là đường hẹp, khó đi, gian truân, ta thường cố gắng nhiều hơn, chuẩn bị kỹ hơn về phương tiện, hành trang phù hợp, đơn giản, và tâm lý cũng sẵn sàng để đối mặt với những sự cố hơn.

Đường hẹp ta đã đi, đang đi và phải đi giúp ta cố gắng hơn trong hành trình tiến thân và hiến thân, thành người và thành thánh của mình.

Đường hẹp giúp ta hy sinh

Đó là chuyện đương nhiên. Không thể nào ngồi mát ăn bát vàng. Con người phải luôn vượt lên chính mình, phải vất vả cực khổ, phải leo thang, phải lội ngược dòng, phải đầu tư, phải hy, phải để lại tất cả, để có được tất cả. Phải từ bỏ mọi thứ xấu để chọn theo điều lành điều tốt, phải bỏ lại cả những điều tốt lành và các công phúc, để nắm lấy cơ hội mới tốt đẹp hơn, chất lượng, an toàn và bền vững hơn.

Cuộc sống là một vận hành vòng tròn theo hình trôn ốc. Thế nên mỗi người luôn phải phấn đấu và hy sinh. Hành trình đi lên này không chỉ có riêng bản thân, mà còn có anh em đồng loại. Hành trình tiến thân và hiến thân giúp ta mở rộng tình cảm, tình thân, tình nghĩa, tình yêu, tình người và tình Chúa, cùng trách nhiệm và bổn phận đi kèm, để ta xây dựng những điều lớn lao, giá trị, ích lợi cho cộng đồng.

Từng bước xây dựng đi lên như thế, luôn đòi ta phải hy sinh rất nhiều, từ bỏ không ít, để đạt được kết quả tốt nhất. Và ngay cả thời gian, sức khỏe, tiền bạc, kiến thức, kinh nghiệm, đến nhiều những nhu cầu khác của bản thân cũng đòi phải hy sinh khước từ, vì ích chung, vì tương lai, vì đời sau.

Đường hẹp ta đã đi, đang đi và phải đi giúp ta hy sinh nhiều hơn, vì tương lai, vì ích chung.

Đường hẹp giúp ta nên Thánh

Con đường nên thánh được ví như cành nho gắn liền với thân nho, cành nào tách ra sẽ bị héo tàn. Muốn ra lá đơm bông, sinh hạt, thì phải bám chặt, hút lấy nhựa sống và sức mạnh của thân cây.

Nên thánh là lý tưởng của đời sống kitô hữu. Muốn nên thánh, Thiên Chúa đòi con người phấn đấu và từ bỏ rất nhiều, phải giống Chúa Giêsu. Nghĩa là phải đi qua con đường thập giá mới đạt tới vinh quang. Vì thế, mỗi người phải chết đi cho con người cũ, con người tội lỗi, để được sống lại với Người trong vinh quang mà Thiên Chúa dành sẵn cho những người công chính, cho những ai trung thành theo Con của Ngài. Ta phải trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, phải nên một với Ngài. Ta phải sống sống và nói được như thánh Phaolô tông đồ là: “Tôi sống nhưng không còn là tôi, mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).

Lý tưởng càng cao thì gian nan thử thách càng nhiều. Vì thế, không những mỗi người phải sống bổn phận và trách nhiệm của mình trong từng ơn gọi. Mà còn phải sống tốt mọi tương quan của mình trong tư cách là là người tín hữu, là người con của Chúa nữa. Vì ai cũng có thể sống, nhưng không phải ai cũng biết sống. Đó là sống tốt các tương quan với Chúa và với nhau.

Không những mỗi người phải trở thành một con người trưởng thành thực sự, mà còn phải trở thành người con của Chúa- người con hiếu thảo.

Vì thế không những ta phải gắn bó tuyệt đối vào Thiên Chúa, mà còn phải phải chấp nhận để cho Thiên Chúa cắt tỉa, hướng dẫn, uốn nắn, thì mới có thể nên bạn hữu, nên con cái Ngài được.

Hành trình này không những ta phải từ bỏ nhiều thứ mình đang nắm giữ, đã tích góp, đang xây dựng, đã vui hưởng, mà còn phải từ bỏ cả mạng sống của mình nữa, vì tương lai vĩnh cửu, vì đời sau. “Nếu ai yêu quý mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai coi thường mạng sống ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời” (Ga 12,25).

Cách đơn giản giúp ta nên thánh, đó là quý trọng ơn Chúa ban, cẩn thận với những thứ mình có, là vật chất, tiền bạc, thời gian, sức khỏe, trí tuệ. Đừng lạm dụng, đừng phung phí, đừng chôn giấu, nhưng là khéo léo đem ra sử dụng, làm lợi cho cuộc sống của mình, của gia đình, cho Giáo hội và xã hội.

Đường hẹp ta đã đi, đang đi và phải đi giúp ta nên thánh nhanh chóng, an toàn.

Đường hẹp đưa tới vinh quang

Chúa Giêsu đã nhắc nhở: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được” (x. Lc 13,22-30).

Muốn gặt thì phải gieo, muốn thu thì phải đầu tư. Vì thế, con người luôn phải đầu tư cho tương lai của mình.

Những đầu tư của ta qua con đường hẹp, sẽ được trả lại bằng một kết quả lớn lao, không chỉ bằng tiền bạc, mà còn là tinh thần, hạnh phúc, bình an, danh dự, vinh quang. Không chỉ là vật chất, mà còn là nhân đức tỏa sáng, nhờ đó, tạo được sức mạnh của hiệp thông, đoàn kết, gắn bó, yêu thương, lòng từ tâm, tha thứ. Không chỉ là cá nhân ta, mà còn là tập thể gia đình, con cái, cộng đoàn, xã hội được hưởng nhờ những thành quả do con đường hẹp mà ta đã đi. Không chỉ là ích lợi cho đời này, mà cùng đích chính là đời sau được sống bên Chúa Giêsu trong nước Ngài.

Thánh Phaolô cho ta thấy kết quả của con đường hẹp mà Chúa Kitô đa đi :“Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người, và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: Đức Giêsu Kitô là Chúa” (Pl 2,9-11).

Đường hẹp Chúa đã đi, đường hẹp ta đã đi, đang đi, và sẽ đi, giúp ta đạt tới vinh quang cách chắc chắn và trọn vẹn.

 

Chúa Nhật 21 thường niên C

THANH THANH

http://niemvuimoi.org

 

(View: 90046)
..... Bởi vậy, đừng bao giờ tự mãn mình hơn người khác: "Tôi không như ai đâu!". Và cũng vì tự mãn mà ta dễ dàng khinh miệt người khác: "Nó hả? Chẳng ra làm sao!". Vậy muốn thực hiện câu Chúa bảo: "Làm lính canh và đừng xét đoán", thì ta phải: Làm cho Lời Chúa ngự trong tâm hồn ta thật dồi dào. Thánh Phaolô nói: "Nguyện cho Lời Đức Kitô ngự nơi anh em thật dồi dào phong phú, để anh em được khôn ngoan mà sửa dạy nhau" (Cl.3,16).
(View: 106656)
Khi chúng ta là chiên, thì có Chúa chăm sóc và bảo vệ, bởi Chúa là Mục tử nhân lành luôn đi trước chiên (Ga.10.11). Chắc chắn chúng ta sẽ thắng, dù phải đối diện biết bao điều ác ở đời này. Không những thế, Ngài còn làm cho chúng ta hùng mạnh như sư tử, để chúng ta biểu dương sức mạnh và quyền năng của Đức Chúa Trời. Như thánh Phaolô nói: "Tôi vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi, vì khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh ''
(View: 84875)
Bây giờ vợ chồng hay bỏ nhau. Gia đình tan vỡ, những đứa con lớn lên không được chăm sóc, khi trưởng thành chúng gần như "vô cảm", đối xử hết sức lạnh nhạt ngay cả với những người mà lẽ ra chúng phải coi là rất thân thiết. Bức thư này tự nó đã nói lên tất cả
(View: 87702)
Cha dệt hình hài con trong dạ mẫu thân con. Và điều Cha ước mong là tuôn đổ tình yêu ấy trên con. Chỉ vì con là con của Cha và Cha là Cha của con.Mọi ân huệ con nhận đều xuất phát từ tay Cha . Kế hoạch của Cha dành cho tương lai con luôn được hoàn thành trong hy vọng.Vì Cha yêu thương con với một tình yêu muôn đời.Tư tưởng Cha dành cho con thì nhiều vô kể như cát trên bãi biển. Cha không bao giờ ngưng làm điều lành cho con. vì con là sở hữu của riêng Cha
(View: 88516)
Không ai trong chúng ta là khối đá vô dụng khi được chọn để tạc thành những bức tượng tín hữu Kitô sống động dưới những nhát búa, nét đục của Chúa Giêsu. Lời Chúa và sự hiện diện của Ngài muốn tạo chúng ta thành những Kitô hữu xứng với danh gọi, nghĩa là giống Chúa Giêsu.
(View: 90769)
...Phép Rửa, chúng ta khởi đầu cuộc sống Kitô hữu bằng chính cái chết. Sống đối với chung ta có nghĩa là chết: chết cho những khuynh hướng xấu, chết cho những đam mê xấu, chết cho tội lỗi, chết cho ích kỷ, chết cho hận thù. Cuộc sống do đó đối với chúng ta cũng là một cuộc mai táng liên lỉ. Cũng như hạt lúa rơi xuống đất phải thối đi, cũng thế chúng ta phải chấp nhận chôn vùi con người cũ tội lỗi của chúng ta.
(View: 90377)
... Làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh là không co cụm trong tháp ngà, trong sự hưởng thụ riêng tư mà là tung bay đến với những người nghèo, đến với những người bị bỏ rơi, gieo neo, đau khổ, mang lại bình an và phẩm giá cho họ. Làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh là để Chúa Thánh Thần thúc đẩy chúng ta đến với muôn dân, đến với những người chưa biết Chúa để phục vụ họ và rao giảng Chúa Kitô cho họ. Vâng, chúng ta hãy để Chúa Thánh Thần biến đổi như Chúa Thánh Thần đã biến đổi các môn đệ ngày lễ Ngũ Tuần và như thế thế giới sẽ an bình và đầy ắp tình thương cứu độ. Chúa Thánh Thần sẽ hiệp nhất mọi người trong tình yêu. Lạy Chúa Thánh Thần xin hãy đến biến đổi chúng con và đổi mới bộ mặt thế giới. Amen.
(View: 91148)
1. Bác Ái: Giúp ta làm mọi việc vì mến Chúa. 2. Vui Vẻ: Giúp ta nhận biết lòng nhân từ của Chúa. 3. Bình An: Kết quả của niềm vui, làm cho ta được thư thái. 4. Kiên Nhẫn: Giúp ta chịu đựng những nghịch cảnh ở đời và những đau khổ do sự chết gây nên. 5. Nhân Từ: Thôi thúc ta làm sự lành cho mọi người. 6. Hòa Nhã: Phát sinh do lòng nhân từ trong lời nói và trong việc làm. 7. Nhẫn Nại: Làm ta kiên nhẫn chịu đựng lâu dài dù không có những khích lệ bên ngoài.
(View: 88489)
Tôi chối từ Thiên Chúa, Thiên Chúa vẫn hiện diện. Vì Ngài là Thiên Chúa ... Như mặt trời không cần ai chứng minh về ánh sáng cho người mù. Như người dưới căn hầm, mặt trời không hiện diện với đôi mắt ấy mà thôi, mặt trời vẫn hiện diện với vũ trụ. Từ đó, Lạy Thượng Đế, xin cho con biết kêu lên: Con biết con cần Ngài. ...Một thần linh là Thượng Đế thì không cần tiếng ca tụng của người phàm. Vì là Thượng Đế nên lời ca tụng của phàm nhân chúng ta chẳng thêm gì cho Ngài. ....Chớ gì chúng ta hiểu rõ và thưa với Chúa: Lạy Chúa, con biết con cần Chúa. Riêng với bạn đang đọc dòng này, không cùng tôn giáo với tôi. Tôi cầu chúc bạn hãy nói: - Lạy Thượng Đế, lạy Trời Phật, con biết con cần Ngài. Bởi, đó là con đường đi rất đẹp của một phàm nhân.
(View: 92574)
Lạy Chúa, xin nhận lấy trọn cả tự do, trí nhớ, trí hiểu, và trọn cả ý muốn của con, cùng hết thảy những gì con có, và những gì thuộc về con. Mọi sự ấy, Chúa đã ban cho con, lạy Chúa, nay con xin dâng lại cho Chúa. Tất cả là của Chúa, xin Chúa sử dụng hoàn toàn theo ý Chúa. Chỉ xin ban cho con lòng mến Chúa và ân sủng. Được như thế, con hoàn toàn mãn nguyện. Amen.
(View: 96413)
Philia là tình yêu vô vị lợi, thường dùng để chỉ tình bạn, tình bạn này chỉ căn cứ ở sự hợp tính nhau, nó giới hạn trong một số người. Còn tình yêu của người Kitô Hữu, nó có sức mạnh và vượt lên trên thứ tình cảm của eros và Philia. Đó chính là AGAPÊ, Agapê là tình yêu vô vị lợi, tự do và dựa trên sự tín nhiệm, không căn cứ trên sự hợp tính nhau. Người kitô hữu thương mến nhau không chỉ là bạn hữu, nhưng còn là chi thể, là anh em trong Chúa Kitô.
(View: 90172)
Chúng ta không thể dựa dẫm, đút lót, gian lận, vào chui hay nhờ vả ai khác. Mỗi người phải tự đứng trên chân của mình. Chúng ta không vào thiên đàng hàng loạt, nhưng mỗi người sẽ được xuất hiện soi dọi dưới ánh sáng tinh tuyền. Sự thật linh hồn của con người được trưng bày tỏ tường như dưới ánh sáng ban ngày. Chúng ta không thể lẩn trốn trước nhan Thiên Chúa. Nếu tâm hồn của chúng ta được thanh tẩy tinh sạch, Chúa là Cha Nhân Từ sẽ đón chúng ta vào nước Thiên Đàng.
(View: 90685)
Dành ra khoảng 5-10 phút thinh lặng mỗi ngày để lắng nghe tiếng gõ cửa của Chúa Giêsu. Hãy mau mắn mời Ngài vào ở trong gia đình của bạn: “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (Rv 3:20).
(View: 99663)
Của cải và danh vọng không thể sánh với con người nên đừng vì nó mà bán rẻ lương tri, đừng vì nó mà đánh mất tình người, đừng vì nó mà lãng quên tình Chúa. Tất cả chỉ là phù vân. Sự sống đời sau mới là vĩnh cửu. Và sự sống vĩnh hằng không thể mua bằng tiền bạc, càng không thể tìm kiếm bằng vũ lực mà bằng lòng nhân nghĩa. Lòng nhân nghĩa đối với đồng loại bao hàm tinh thần yêu thương và phục vụ. Y
(View: 90387)
Trong truyện “Tây Du Ký”, nhân vật Tôn Ngộ Không là một con khỉ do đá sinh ra. Ngô Không khi thấy những bạn bè thân thiết ra đi vĩnh viễn, rời bỏ mình, con khỉ ta đã lãnh hội được sự mong manh, mỏng dòn của kiếp người nên quyết tâm tìm con đường trường sanh bất lão và được giác ngộ để trở thành “Chiến Đấu Thắng Phật”. Thật mỉa mai thay, một con khỉ mà còn hiểu ra chân lý mong manh của một kiếp người. Trong khi con người lại đi tìm mọi sự thiện mỹ trong kiếp phù du để hủy hoại chính bản thân mình
(View: 92535)
Chúa về trời, không chỉ để dọn chỗ mà còn là mở ra một viễn tượng hạnh phúc của trời cao. “Xin cho chúng con ái mộ những sự trên trời”, để chúng con không bị chôn bám vào thế gian chóng qua và phù du này. Và để chúng con biết tìm kiếm những giá trị cao quí của tinh thần, và để chúng con yêu mến và sống với cuộc sống ấy. Vì đó là những gì mà chúng con có thể tìm kiếm, mua sắm và đem vào được nơi vĩnh hằng. Nơi mà chúng con sẽ gặp được Chúa là nguồn mạch sự sống, hoan lạc, và hạnh phúc viên mãn của chúng con. Amen
(View: 91388)
“tư tưởng dẫn đến hành động”. Trong óc con người luôn luôn có những biến chuyển của dòng chảy tư tưởng. Và dòng chảy ấy sẽ dẫn đến những hành động. Suy nghĩ đúng hành động đúng, suy nghĩ sai sẽ dẫn đến hành động sai lạc. Thế nên để dòng chảy này được đi đúng hướng, điều quan trọng là chúng ta phải biết hướng dẫn nó. Bằng cách nào? Bằng cách dành cho mình mỗi ngày 10, 15, hay 30 phút thư dãn, hoặc theo tôn giáo là tĩnh tâm, cầu nguyện
(View: 80625)
Ở đây có một điều hiện lên rất rỏ nét là tấm lòng thương con cái, bao dung của Đức Mẹ quả là rất tuyệt vời. Mẹ của chúng ta không bao giờ bỏ quên bất cứ một đứa con nào đã từng có lòng và đang có lòng ngóng trông lên Mẹ.
(View: 93045)
Tha thứ là của lễ đẹp lòng Chúa nhất, bởi vì qua đó, con người được nên giống Thiên Chúa hơn cả. Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta là Thiên Chúa tha thứ và tha thứ không ngừng. Và chỉ có một Thiên Chúa tha thứ không ngừng ấy mới có thể đòi hỏi con người phải tha thứ không ngừng...
(View: 86414)
Nếu chúng ta yêu mến Chúa thì chúng ta không thể sống bất hiếu, gian dối, thù ghét, tham lam, tà dâm và lừa đảo. Nên thánh thiện là sự khao khát của tâm hồn nhưng không luôn là sự khát khao của thể xác. Do đó mà chúng ta luôn có sự giằng co và phải phấn đấu trường kỳ để vượt trên những khát vọng thấp hèn của thân xác. Hãm dẹp những tính hư tật xấu, những mê lầm của cải trần gian và những thỏa mãn nhu cầu của ước muốn. Tinh thần thì hăng say nhưng xác thịt thì yếu đuối. Xưa Chúa Giêsu đã nhắc nhở các tông đồ: Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn."(Mt. 26.41).