Tuesday
7
May
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22304)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13135)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16538)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32922)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28299)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21990)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22816)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19814)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Tội lỗi và Ngục tù

Tuesday, July 24, 201212:00 AM(View: 70438)
Làm thế nào để diễn tả về tội hay nói về tội? Chúng ta có thể định nghĩa về tội theo giáo huấn của Giáo hội; và chúng ta cũng có thể định nghĩa về tội theo luật lệ của xã hội con người. Còn cảm nghiệm của mỗi cá nhân thì sao? Qua bài chia sẻ nhỏ này, Br. Huynhquảng liên tưởng kinh nghiệm tù đày đã trải qua để diễn tả về tội, với hy vọng rằng nó phần nào giúp bạn hiểu tội là gì, và quan trọng hơn là thấm nhuần lòng quảng đại có jail-contentthật của Thiên Chúa trong đời sống của chúng ta.

~*~*~*~*~*~*~

Cám ơn Chúa đã đồng hành với tôi qua những năm tháng biệt giam cô đơn đen tối với ngập tràn ân sủng tình yêu

Năm 2001 khi bất ngờ bị bắt vào nửa đêm và bị nhốt vào phòng biệt giam; sau một thời gian bị nhốt trong bóng đen không ánh sáng mặt trời, thiếu thốn không khí, vắng bóng người thân, bị cơn đói dày vò, tôi dần dần cảm thấu thân phận và nỗi đau của kiếp tù nhân. Nỗi đau khó tả nên lời, nhưng nó hiện diện thật và rất đau.

Bị biệt giam làm tôi nhớ nhung ray rứt người thân và bạn hữu. Nỗi nhớ lên đến mức tôi khao khát được nghe tiếng người dù chỉ để nghe một giọng nói cũng thấy được ấm lòng. Nỗi đau quặn xé khi những tiếng khóc của các tù nhân giữa đêm đâu đó vọng lại, của những tiếng rên than thở đau xót cho một phận người trớ trêu. Vâng, những tiếng người này không đẹp, không êm tai, không xoa dịu được nỗi nhớ nhung của người tù, nhưng chúng vẫn là tiếng người. Chúng giúp tôi thấu chạm sự hiện diện của đồng loại trong cảnh ngục nát tang thương.

Trong phòng biệt giam của ngục tù. Tôi không có khả năng để tự mở cửa ra khỏi phòng. Cửa phòng chỉ được mở khi ai đó mở cho tôi. Tôi không được quyền đi ra khỏi “cái hộp” ấy như tôi muốn. Tôi không được hưởng không khí trong lành tự do; tôi chỉ được cho ăn và uống theo quy định của trại tù; tôi không được kêu gào la hét. Nếu tôi có khóc, thì cũng chỉ được phép khóc thầm cho một mình tôi nghe, vì lớn tiếng là vi phạm nội quy. Tôi không được phép giữ giấy viết trong phòng; nếu tôi viết điều gì thì tôi chỉ được viết theo ý của quản giáo mà thôi. Nói tóm lại, trong ngục tù, tôi bị mất tự do hoàn toàn. Đúng như người quản giáo thẳng thắn nhận định: “Từ nay trở đi, mày chỉ là thằng tù, mất quyền công dân; tên mày sẽ được thay bằng mấy con số!”

Trong tù, dù tôi có yêu và nhớ nhung ai đến đâu đi chăng nữa, tôi cũng không thể gặp họ và biểu lộ tình cảm của tôi cho họ. Dù tôi có những kế hoạch và sáng kiến vĩ đại đến đâu đi chăng nữa, tôi cũng chẳng làm được gì ngoài chuyện ngồi bó gối hằng ngày nhìn ước mơ và hoài bão đời mình đang chết dần mòn theo năm tháng. Ở trong tù, dù tôi có muốn làm mới lại cuộc đời, thay đổi con người cũ thành con người mới, quyết tâm sửa đổi những lỗi lầm, khắc phục những hậu quả do mình gây ra… nhưng cũng không thể làm được, vì giá cho sự sai phạm là ngục tù; và chẳng ai tin vào thằng tù cả. Ở trong tù, qua khe cửa tôi lén nhìn ra thế giới tự do làm tim tan nát, đớn đau; thấy bóng một ai đó lướt qua làm lòng tôi đen lại cho tương lai mịt mù. Có những ngày cơn đói hành hạ làm cho tôi khao khát được một nắm cơm, củ khoai, củ sắn mà cũng vô vọng. Có những lúc quá ngột ngạt, tôi phải rón rén cúi mình xuống khe cửa để hít thở không khí trong lành bên ngoài thế giới tự do.

Tù nhân là như thế đó. Mở cửa cho ra thì ra, cho tắm thì tắm, cho đi đổ rác thì đổ, biểu đi thì đi, biểu đứng thì đứng, biểu nói thì nói, biểu im thì phải im, biểu viết thì viết. Tù nhân phải mang áo mà mình không ưa, phải đi chân trần, phải nằm đúng chỗ quy định. Sống trong tù ngục là như vậy đó. Mất hết tất cả, mất đi cả những nhu cầu cơ bản nhất của con người: Muốn nghe mà không được nghe, muốn nói mà không được nói, muốn nhìn mà cũng không được nhìn.

Cám ơn Chúa đã đồng hành với tôi qua những năm tháng biệt giam cô đơn đen tối với ngập tràn ân sủng tình yêu. Nhờ kinh nghiệm tù đày nhỏ bé trên, tôi hiểu rõ hơn một chút về tội. Tội làm cho tôi bị giam vào ngục tù. Vì bị giam trong ngục tội, tôi bị cách xa Thiên Chúa, gia đình, người thân và bạn hữu. Khi tôi phạm tội và còn ở trong tình trạng tội, tôi không thể tự giải thoát tôi. Tôi không thể “tự” mở cửa phòng để ra đi hưởng sự tự do an bình. Đang trong tình trạng tội, những ấp ủ yêu thương người thân, bạn hữu chỉ vẫn là trên bình diện lý thuyết vì trong tình trạng trong ngục tội, tôi bị cách ly và không có khả năng để giao tiếp. Tội cách ly tôi khỏi những khả năng mà tôi vốn sở hữu: tư do, hạnh phúc, bình an. Tội làm tôi không thấy và chiêm ngưỡng vẻ đẹp diệu kỳ của thiên nhiên vạn vật; tội làm tôi không thể hít thở không khí trong lành tự do; tội làm tôi đói khát lương thực và ngăn cản tôi đón nhận Thánh Thể. Nói tóm lại, tội làm tôi mất tất cả: Có nghe Lời Chúa thì cũng không hiểu; có nói lên điều gì cũng không có sinh khí của chứng nhân; và có nhìn cũng không thấy tình yêu hiến thân của Thiên Chúa và vũ trụ diệu kỳ do Ngài tạo dựng.


~*~*~*~*~*~*~

Bất cứ một tù nhân nào cũng khao khát được tự do, ra khỏi chốn lao tù càng sớm càng tốt. Những khao khát ước mơ này được diễn tả qua ba hình thức sau. Hy vọng mong manh là được các “ông lớn” nhìn đến và xét duyệt cho được “ân xá” vào các dịp lễ lớn. Hy hữu hơn nữa là được một “ai đó” can thiệp trực tiếp để mình được ra về sớm hơn thời hạn. Cuối cùng, dù hầu như không có thật, nhưng người tù “mơ” rằng ai đó tình nguyện ở tù thay cho mình. Với ba ước mơ “bồng bột” trên, dù không thể xảy ra và không bao giờ xảy ra, nhưng người tù vẫn bám vào những ước mơ, hy vọng. Hy vọng vào điều không thể hy vọng là chỗ đó. Chính những hy vọng “bồng bột” này giúp cho người tù sống sót. Không có hy vọng, con người sẽ chết trong sự tuyệt vọng.

Khi tôi phạm tội, tôi phải trả giá cho tội lỗi của tôi. Khi tôi lỗi đức công bình, tôi phải đền trả sòng phẳng. Khi tôi xúc phạm đến ai bằng lời nói, tôi phải nói lời xin lỗi. Nhưng khi tôi xúc phạm đến Thiên Chúa, liệu có hình phạt nào tương xứng dành cho tôi để đền tội? Trong đời sống xã hội, thật là phúc cho tôi nếu có ai đó giúp tôi ra khỏi tù trong trường hợp một và hai, khi ấy tôi sẽ mang ơn họ trong suốt cuộc đời này. Xét về trường hợp thứ ba, liệu trong đời này có ai dám ở tù thay cho tôi? Cha mẹ, anh chị, người yêu? Không ai, và thực tế cũng không ai tình nguyện ở tù thay cho tôi, dù người ấy có yêu tôi đến mức nào đi chăng nữa! Vậy mà Thiên Chúa lại chọn giải pháp thứ ba để giải thoát cho tôi khỏi ngục tù của ma quỷ. Ngài không cần chờ đợi dịp “lễ lớn” để ban ơn ân xá cho tôi; Ngài cũng không nhờ “ông lớn” nào đó để can thiệp cho tôi ra khỏi tù sớm hơn thời hạn. Nhưng Ngài lại sai Con Một của Ngài để ở tù thay cho tôi và sẵn sàng chịu án tử – giá phải trả của riêng tôi. Thực vậy, chuyện ở tù thay nhưng không này chỉ có Đức Kitô mới làm được mà thôi. Ngài chấp nhận ở tù thay để cho tôi được tự do; Ngài chấp nhận gánh lấy tội của tôi để tôi được hưởng ơn tha thứ; Ngài chấp nhận bị biệt giam cho tôi để tôi được tự do làm con Chúa; Ngài chấp nhận chết khô héo trên thập giá để tôi được sống đời sống mới vĩnh cửu trong Nước Trời. Chính trong bối cảnh tù đày, tôi hiểu rõ hơn về ý nghĩa trọn vẹn của sự Phục Sinh – đó chính là niềm vui vô bờ của sự tự do; của một tù nhân được giải thoát. Chính sự “ở tù thay này” mà mọi thua thiệt, bất công, đen tối, đói khát, cô đơn, sợ hãi, tương lai vô định mà tôi đã trải nghiệm trong tù đày, từ đây Đức Kitô sẽ gánh lấy tất cả. Bản án của tôi khoảng 20 năm, chung thân, hoặc tử hình, nhưng Ngài lại gánh lấy án tử hình cho tôi một cách nhưng không. Ôi, có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu này!!!

Chính trong bối cảnh tù đày, tôi hiểu rõ hơn về ý nghĩa trọn vẹn của sự Phục Sinh – đó chính là niềm vui vô bờ của sự tự do; của một tù nhân được giải thoát.

“Đức Kitô đã chết cho tôi, ngay khi tôi còn là tội nhân” (Rm 5:8).
Vậy còn ngần ngại gì nữa mà không bước ra “cái hộp đen tội” ấy, mà không hưởng sự tự do, mà không đón nhận Lương Thực hằng sống? Còn ngần ngại gì mà không hít thở ân sủng tình yêu, mà không sống lại phẩm giá làm con? Vâng! Tại tòa giải tội Ngài sẽ mở cửa để tự nhốt Ngài vào “chiếc hộp” thay ta, còn ta được bước ra khỏi “chiếc hộp đen” ấy. Tội lỗi giam ta vào ngục tối, còn tình yêu đưa ta vào sự sáng! Ôi, Tình Yêu diệu vợi!

Br. Huynhquảng
(View: 67710)
Chúa đã kêu gọi mỗi người sống, triển nở và hoàn thiện chính trong hoàn cảnh của mỗi người. Trong mọi trường hợp, Ngài luôn kiên tâm chờ đợi chúng ta đáp trả trong tự do, trong khả năng và bối cảnh mà mỗi người chúng ta đang sống.
(View: 67741)
Thánh Phaolô nói: “cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin” (1Tm 6,10). Tham tiền dập tắt mọi thứ tình cảm quý giá: bác ái, đức độ nhân cách, và tự lòng trọng v.v... Tham tiền là ta sống nhưng tâm hồn đã chết.
(View: 68005)
Lạy Chúa! Mỗi khi con tưởng mình tốt lành thánh thiện, chính là lúc con đang ở trong nguy cơ phạm tội, xa Chúa. Trái lại, khi con mang trong lòng sự khiêm nhường, nhận biết mình tội lỗi bất xứng, chính là lúc con đang lãnh nhận ơn Chúa, đang cảm nếm được sự ngọt ngào của tình Chúa xót thương. Lạy Chúa Giêsu! Ngài là đấng hiền lành và khiêm nhường, xin ban ơn giúp sức cho con, để mỗi ngày qua đi là mỗi lần con được trở nên giống Chúa hơn chút, Amen .
(View: 66879)
Không cần những gì to tát lắm, nhưng chỉ cần “ một chút ”những ý nghĩa trong cuộc đời …bạn hãy làm ngay hôm nay, vì mỗi khoảng khắc của cuộc đời rất đặc biệt, nó sẽ qua đi âm thầm như nước chảy qua cầu …và “ ngày mai ” có thể bạn không còn cơ hội để làm điều ý nghĩa đó.
(View: 66886)
Cuộc sống là một chuỗi làm việc xen lẫn với nghỉ ngơi. Có những giây phút đặc biệt trong ngày dành cho việc cầu nguyện, và cũng có những thời gian riêng biệt trong năm dành cho việc tĩnh tâm.
(View: 66256)
Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài hãy đến như ngọn gió mát, thổi vào cuộc đời chúng con luồng sinh khí mới để cả trái đất này được thay da đổi thịt trong cùng một Thánh Thần Tình Yêu. Amen!
(View: 66853)
(View: 65260)
Thật dễ dàng chán nản và thất vọng khi sự đời xảy đến ngoài ý muốn. Nhưng cho dù điều gì xảy ra đi chăng nữa, cách đón nhận của bạn, sẽ quyết định mức độ trầm trọng của sự việc, quyết định quan điểm và sự hạnh phúc của bạn. Một trong những bí mật vĩ đại của cuộc đời đó chính là hãy tìm thấy một “ánh sáng hy vọng” trong đám khói đen của sự rủi ro.
(View: 65171)
Thật dễ dàng chán nản và thất vọng khi sự đời xảy đến ngoài ý muốn. Nhưng cho dù điều gì xảy ra đi chăng nữa, cách đón nhận của bạn, sẽ quyết định mức độ trầm trọng của sự việc, quyết định quan điểm và sự hạnh phúc của bạn. Một trong những bí mật vĩ đại của cuộc đời đó chính là hãy tìm thấy một “ánh sáng hy vọng” trong đám khói đen của sự rủi ro.
(View: 67721)
Khiêm tốn cầu xin Chúa ban ơn trợ giúp để biết lựa chọn cách khôn ngoan. Sự khôn ngoan đích thực nơi Thiên Chúa sẽ đến với những ai biết lắng nghe lời Người và khiêm tốn đi theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
(View: 67541)
1. Con cái không muốn cha mẹ cãi nhau trước mặt chúng Trẻ con có khuynh hướng bắt chước bố mẹ. Cách bạn giải quyết những mâu thuẫn, xung đột gia đình sẽ tác động đến tâm lý và hành vi cư xử của trẻ. Hãy kiềm chế và giải quyết bất đồng trong ôn hòa, nhã nhặn.
(View: 60373)
Với người có niềm tin tôn giáo nói chung, và người Công giáo nói riêng, cuộc sống còn đòi hỏi bổn phận và trách nhiệm với Thiên Chúa, Đấng mình tôn thờ – nghĩa là sống đạo chứ không đơn giản là giữ đạo. Xác cần lương thực để sống thì hồn cũng cần “lương thực” để sống, xác cần vận động và chừng mực để sống khỏe thì hồn cũng vậy. Đời sống đạo cần tích cực thể hiện ba đức đối thần nhưng cũng cần phát triển các đức đối nhân. Người Pháp có câu: “Đừng vì kính mến Chúa mà chống kẻ khác”. Có vậy thì mới khả dĩ sinh hoa kết trái Thánh Thần (Gl 5, 22).
(View: 62610)
Khi thất vọng, có thể bạn thấy rằng nỗi thất vọng biến đổi cách bạn nhìn Chúa và cách bạn tin Chúa nhìn mình. Khi bạn cầu nguyện, có thể bạn không thể ngồi im hoặc tập trung lâu. Mọi thứ có thể có vẻ như một khoảng lặng mênh mông, thậm chí quá vô ích. Có thể Thiên Chúa có vẻ như đang mỉa mai nỗ lực cầu nguyện của bạn.
(View: 61080)
Cây cao, tàng lớn, đứng trên đỉnh cao thì nguy cơ bật gốc hay gãy đổ càng cao. Cây nhỏ, thân mềm như lau sậy, dù đứng ở vị trí nào cũng được an toàn trước cuồng phong bão tố. “Biển cả là mẹ của tất cả sông ngòi vì biển hạ mình thấp hơn mọi con sông.” Ai hiền lành khiêm nhượng, biết hạ mình xuống thì tình trạng tâm hồn của họ như là chỗ trũng, là lũng sâu. Ơn phúc của Thiên Chúa cũng như tình yêu của bạn bè sẽ chảy tuôn vào những con người ấy.
(View: 65088)
Nên nhớ rằng, đời là một cuộc hành trình. Ra khỏi lòng mẹ là nhập cuộc và ra đi không ngừng. Tuổi thơ và thanh niên được dệt bằng tính hiếu động để không ngừng dự phóng và tiến tới. Ở tuổi trung niên, thành công tràn ngập nhưng thất bại cũng giăng đầy lối đi, có những người bạn chợt đến rồi đi, vui tươi hớn hở đó, nhưng buồn chán lẫn thất vọng cũng ê chề. Rồi tuổi già chợt đến, chúng ta mới nhận ra rằng tất cả trên đời này chỉ là tạm bợ, nơi Thiên Chúa mới có sự vĩnh cửu
(View: 57279)
Chúa Giêsu đã nhắc nhở: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được” (x. Lc 13,22-30). Muốn gặt thì phải gieo, muốn thu thì phải đầu tư. Vì thế, con người luôn phải đầu tư cho tương lai của mình. Thánh Phaolô cho ta thấy kết quả của con đường hẹp mà Chúa Kitô đa đi :“Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người, và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: Đức Giêsu Kitô là Chúa” (Pl 2,9-11). Đường hẹp Chúa đã đi, đường hẹp ta đã đi, đang đi, và sẽ đi, giúp ta đạt tới vinh quang cách chắc chắn và trọn vẹn.
(View: 57116)
"Cuộc đời Kitô Hữu không gì khác hơn là cuộc chiến đấu dai dẳng với chính mình; không có sự thăng hoa của linh hồn để đạt đến sự tuyệt hảo mỹ miều nếu không phải trả giá sự đau khổ" (Lời của Cha Piô) Chỉ sợ rằng cái chết đến quá bất ngờ, đến nỗi không kịp ăn năn, đã tắt thở, đã qua thế giới bên kia rồi. Điều khôn ngoan là "luôn tỉnh thức" vì không ai biết khi nào giờ chết đến (Mc 13,33). Luôn lo cho linh hồn mình sạch tội trọng là tốt nhất
(View: 56369)
Lạy Chúa, thật buồn cho Chúa khi một mình Chúa cô độc đối đầu với tất cả “sự bỉ ổi”, những trò “ma mãnh” của lòng người chúng con. Thập giá, ngoài hình khổ của một tên tử tội, nay còn mang cả sự hổ thẹn, nỗi nhục và vong ân của con người. Bi kịch thập gía vẫn còn đó, đã và đang tiếp diễn mãi trong cuộc đời con người chúng con. Khi mà những mối quan hệ giữa người với người đang bị chà đạp, ức hiếp, nô lệ cho đồng tiền, tích ích kỷ, sự tráo trở, thói lăng lòan đang làm đảo điên tất cả lòng người chúng con. Là người, chúng con đang phải đối đầu với tất cả những sự thật buồn thảm đó. Xin hãy giúp chúng con vượt qua, cùng với Chúa vác thập gía mình hằng ngày, từ bỏ mình hằng ngày, để có thể đi trọn con đường thập gía với Chúa, để cùng được đóng đinh và phục sinh với Chúa. Amen. Lm JB Phan Kế Sự
(View: 55469)
Giữa người và người với nhau, thường do sự kiên trì về cố chấp bởi những lỗi lầm giữa đôi bên, đã tạo nên những thương tổn vĩnh viễn cho nhau. Nếu mọi người trong chúng ta đều có thể tự mình làm, bắt đầu có thái độ khoan dung đối với mọi người, bạn nhất định sẽ nhận được những kết quả tốt mà bạn không hề nghĩ tới... Giúp mở cánh cửa sổ cho người ta, cũng là để cho chính mình nhìn thấy được một không gian hoàn chỉnh hơn.