Friday
26
April
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22144)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13067)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16465)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32838)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28230)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21885)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22715)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19716)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Mùa chay: "sửa mình" và "tích phước" chưa đủ

Sunday, February 24, 201312:00 AM(View: 20473)


“ Lạy Chúa, xin cho con biết lắng nghe Lời Chúa trong Mùa Chay Thánh này, biết hy sinh từ bỏ mình, biết tiết chế hành trang đời mình trong phạm vi những gì là thiết yếu để không mang vác nặng nề trong cuộc lữ hành và xin cho con say mê “quảng đại phục vụ anh chị em” vì hai điều răn“ Mến Chúa” và “yêu người” chính là một
chauphi_doi_kem
Là một giáo dân nghèo và tật bệnh, khi đối diện với Mùa Chay, tôi cũng xao xuyến suy tư không ít để tìm ra cho chính mình phương thức sống Lời Chúa trong Bốn Mươi Ngày đầy ý nghĩa này.
Chợt tôi nhớ lại lần gặp gỡ một người bạn gái còn khá trẻ. Chị ta là một Phật tử ăn chay trường từ lâu và không mấy khi ra ngoài giao thiệp. Nhìn chị cắt tóc ngắn ăn mặc đơn sơ giản dị, tôi buột miệng pha chút bông đùa:"Lâu không gặp, nay sao trông ra dáng chân tu dữ hè!"
Thấy tôi vui vẻ không khách sáo, chị hỏi tôi như dấu trí:"Thế theo anh “tu” là gì nào?"
Tôi trả lời thành nếp nghĩ: "Là tụng kinh niệm Phật. Là đọc kinh, là siêng năng đi lễ nhà thờ, chứ là chi nữa"
Chị tủm tỉm:"Lại ra vẻ thánh hiền rồi. Rất giản đơn, tu là “sửa mình” đấy anh ạ! Còn nếu thêm “tích phước” nữa thì hẳn thật là “đắc đạo”!".
Ý nghĩa đơn sơ này liệu có dễ dàng như chị nói không nhỉ? Nghĩ lại tôi thấy chẳng dễ chút nào bởi đâu đó trong bộ nhớ còn sót lại. . .

Thánh Phanxicô Atxidi, khi Mùa Chay đến, thường nhờ người chèo thuyền đưa Ngài ra đảo xa, sống một mình suốt Bốn Mươi Ngày Chay Tịnh với 2 ổ bánh mì đen. Khi bác lái đò ra đón Ngài về để mừng Lễ Phục Sinh thì nơi tay Ngài vẫn còn ôm khư khư 2 ổ bánh trong đó có một ổ bị bẻ mất đi một mẫu nhỏ. Điều này chứng tỏ thánh nhân khiêm nhường không dám ăn chay như Chúa Giêsu. Còn Đức Thánh Cha cố Phaolô Seitz thánh thiện, giám mục Kontum, thì lại có cách rất riêng của Ngài. Vào ngày thứ “Ba Béo” tức Mardi Gras, Ngài rửa “ống vố “ (pipe) như một võ sĩ rửa tay gác kiếm để ăn chay hãm mình cho đến đêm lễ Phục Sinh. Trong suốt thời gian treo “ống vố”, Ngài không ít lần mỉm phải cười một mình, mỗi khi trong vô thức tay Ngài tìm kiếm vật dụng thân quen ấy, để tự chế nhạo cơn thèm thuốc của Ngài.

Còn tôi, khi tâm hồn bị khủng hỏang bởi gia đình xào xáo trắc trở đến bực bội, gắt gỏng, cau có và rồi đau lòng, tôi cũng tìm một phương thức để “sửa mình” trước những dằn vặt điên dại đồng thời để bồi bổ lại cơ thể co_cuc_03-contentđang đà xuống dốc thảm hại do tác động tâm lý xoáy buốt chán nản và do biến chứng của bệnh cũ tái phát.

Được người bạn khuyên nhủ và chỉ vẽ tận tình chiêu thức “tuyệt thực” mà anh ta đã áp dụng để chữa lành cơn bệnh suy thận sau khi từ nhà tù Côn Đảo trở về. Theo anh, lương thực thực phẩm dễ gây ra cho cơ thể con người nhiều căn bệnh có thể dẫn đến nan y bất trị. Do đó mà đôi khi chúng ta cần phải thanh tẩy chúng bằng cách nhịn ăn chỉ uống nước trắng để gọi là rửa ruột và cũng để thách thức bản lãnh cương trực trước những đòi hỏi thèm muốn nhục thể của xác thịt. Tôi đã quyết tâm với những biện pháp cụ thể để thanh luyện lại kể cà cơ thể lẫn tinh thần đang suy sụp.
Trước tiên, tôi phải đi thật xa nơi mà cha mẹ tôi đang bán món phở béo ngậy và thơm phức lúc nào cũng như réo gọi, quyến rũ tôi. Thế là tôi ra đi tận mãi nơi đồng ruộng khuất xa thành phố vài trăm cây số để kiên trì nhịn ăn trong thời gian một tuần theo sự khuyến khích hướng dẫn của bạn.
Ngày đầu tiên sao tôi thấy cồn cào ruột gan đến ngã lòng. Nhưng rồi lý trí khích lệ, giúp tôi trấn an được cơn thèm ăn đến quay quắt. Qua một ngày cơn đói càng khốc liệt dữ dội hơn, đầu óc như xiêu như đổ, trí khôn lao đao rã rời như chẳng còn chút sinh khí nào như bản chất vốn có của nó.
Tưởng chửng đã bỏ ngang nhưng mỗi khi cơn đói giầy vo, tôi cố “chiêu” một ngụm nước mưa trong vắt cùng suy nghĩ lời Đức Thánh Cha Gioan Phalô II vẫn thường nhắn nhủ:” Với nỗi đau của mình, mỗi một con người có thể cảm nhận và thấu hiểu phần nào nỗi đau đớn có tính chất giải thoát của Chúa Giêsu”. Nhờ suy niệm Lời Chúa và cầu nguyện, tôi cũng vượt qua được ngày thứ ba tương đối dễ dàng để rồi đến ngày thứ sáu thì tôi cũng an tâm xem nhẹ trước những đòi hỏi thiết yếu cho cuộc sống.
Đến lúc đó lý trí của tôi đã có phần cứng cáp trở lại. Tâm hồn tôi thanh thản hơn. Trái tim cũng bình ổn không còn dồn dập vội vã tức tối mỗi khi hồi tưởng lại những giây phút như vỡ vụn. Thế nhưng cơ thể thì não nề gầy nhắt như con tép khô héo. Tuy vậy chỉ hai ngày ăn cháo và dần dần dùng thêm cơm, tôi lại vững vàng bước đi không còn chếnh chóang vì hoa mắt, vì đói rã. Thật đúng như lời ĐTC khẳng định trong Sứ Điệp Mùa Chay:”An chay tốt cho thân xác, tốt cho tâm hồn”. . .

“Sửa mình” quả thật gian nan không giản đơn như ta tưởng hay như người bạn ăn chay trường khuyên nhủ. Bỏ một thói quen xấu, một hành vi chưa tốt sau khi đã “xét mình”, nhìn lại cái tôi “ tro bụi” của mình rồi nhất quyết “ăn năn hối lỗi” không một sớm một chiều là có ngay được mà còn đòi hỏi ý chí nghị lực vững mạnh kiên định và nhất là trên hết phải “cầu nguyện”.

Bao nhiêu lần như muốn xiêu đổ ngã lòng trước cơn thèm thỏa mãn sự đòi hỏi thúc bách của xác thịt. Nhưng rồi do biết mình hèn yếu tội lỗi trong quá trình “nhìn lại mình” đúng mức như Đức cố TGM Fulton J. Sheen phải thốt lên:”Oi tội lỗi của tôi quá mức: mùi của nó xông lên tận Thiên Đường”, mà ta nhận ra muôn vàn thiết yếu “ hãy làm hòa với Thiên Chúa”. Từ đó ta yêu mến Chúa Cao Cả và Nhân Lành của ta hơn và giang tay cầu khấn với Ngài vì “Nếu chúng ta không đặt hết tin tưởng vào Đức Kitô mà chỉ tin tưởng vào đời này mà thôi thì chúng ta là kẻ đáng thương hại nhất trên đời này”(Thánh Phaolô).
10_dieu_yeu_thuong
Mới đây Đức Thánh Cha dậy chúng ta rằng: Mùa Chay như “là thời kỳ sốt sắng để tôi luyện tinh thần và để quảng đại phục vụ anh chị em”. Như vậy “sửa mình” hay“xé lòng”và “cầu nguyện”hay”đặt hết tin tưởng vào Đức Kitô”hay”tôi luyện tinh thần” thì chưa đủ mà còn phải “quảng đại phục vụ anh chị em”. Mới đây khi nghe cuộc đối thoại giữa cha giám đốc Vietcatholic và chị Nguyễn thị Vinh, một giáo dân trẻ bình dị, trong đĩa CD Vietcatholic đã gieo trong tôi nhiều suy tư dằn vặt cùng sự cảm phục về sự “quảng đại phục vụ anh chị em” bị bệnh AIDS đang sống trong sự bỏ rơi của xã hội và có khi là của cả gia đình. Chị đã cùng số anh em thiện nguyện khác sẵn sàng đi đến bất cứ nơi đâu khi có thông tin yêu cầu giúp đỡ bằng cả một tấm lòng tận tụy hiến dâng.
Và đêm qua thật bất ngờ và xúc động khi có một bạn trẻ đến nhà gửi cho tôi một số tiền nhỏ nhưng chan chứa lòng yêu thương. Anh cho biết số tiền trên là của một độc giả Vietcatholic Network từ Mỹ nhờ tôi chuyển cho những người cùi trên Kontum mà tôi là người đã truyền tải thông tin và gieo cho họ sự rung cảm trước những con người nghèo đói bệnh tật bị bỏ rơi nơi rừng núi lạnh lẽo. Trước những nghĩa cử đầy ăm ắp lòng quảng đại này mà tôi đã phải trăn trở. Vốn là người tàn tật mất sức lại ôm trong mình nhiều chứng bệnh oái oăm và từ hai tuần nay, tôi bị chứng đau mắt cườm hành hạ. Sau khi tham khảo giá cả nơi bệnh viện mắt với nhiều giá khác nhau.
Với kỹ thuật cao thì giá tăng chóng mặt. Với kỹ thuật vừa thì giá trung trung và với cách mỗ thấp nhất bằng tay thì giá chỉ bằng hai phần mười so với giá cao. Dù được anh em bè bạn hỗ trợ đủ để trả phí trung bình nhưng sau nhiều ngày đắn đo và rồi tôi tự nghĩ:”tại sao tôi không vui vẻ chấp nhận mổ bằng tay để giữ lại phần chênh lệch dành lại cho những người anh em nghèo dân tộc mà một độc giả xa lạ nào đó đã động lòng thương mến.
Huống chi tôi đây đã từng nhìn thấy họ đau đớn rên rỉ, đã cảm nghiệm rất sâu nỗi cô đơn lạc lõng của họ trong xã hội này?” Thế đấy, “ sửa mình” hay “ xé lòng” và “tích phước” hay” quảng đại phục vụ anh chị em” chưa đủ mà còn phải tha thiết “cầu nguyện”.

Tôi sung sướng và hạnh phúc được làm con cái Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo nên chúng ta, hơn người bạn gái trẻ ăn chay trường trên kia chưa được hiểu biết mầu nhiệm kỳ diệu này. Và hôm nay vừa bắt đầu Mùa Chay, tôi tha thiết được dâng lời cầu nguyện:

“Lạy Chúa, xin cho con biết lắng nghe Lời Chúa trong Mùa Chay Thánh này, biết hy sinh từ bỏ mình, biết tiết chế hành trang đời mình trong phạm vi những gì là thiết yếu để không mang vác nặng nề trong cuộc lữ hành và xin cho con say mê “quảng đại phục vụ anh chị em” vì hai điều răn“ Mến Chúa” và “yêu người” chính là một. Amen.”
(View: 56736)
Phàm ở đời hầu như ai ai cũng đều sợ chết hết, ngoại trừ những vị cao tăng đã thấm nhuần lý vô thường, những người có lý tưởng hy sinh, những người đau bệnh trầm kha nằm một chỗ, những kẻ mang tâm trạng chán đời trầm cảm cực độ, cũng như những kẻ bất bình thường mà thôi. Riêng cá nhân tác giả cũng sợ bệnh sợ chết như mọi người vậy. Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan
(View: 58539)
Một vấn nạn rất nhiều người đã hỏi, đó là tại sao Thượng Đế lại để cho thảm cảnh kinh khủng như thế xảy ra? Nói cách khác, tại sao Người cho phép đau khổ, sự chết đến với con người? LM. JOSEPH NGUYỄN THANH SƠN . Việt Báo Thứ Bảy, 9/15/2001, 12:00:00 AM
(View: 61837)
Thánh Phaolô nhắn nhủ các tín hữu thành Roma, "Không ai được sống cho mình và cũng không ai được chết cho mình. Vì nếu chúng ta sống, là sống cho Chúa; nếu chúng ta chết, là chết cho Chúa. Vậy dù chúng ta sống hay chết, chúng ta đều thuộc về Chúa" (Rm 14:7-8). Tầm Xuân, CMC
(View: 61685)
Cái mà hôm nay mọi người cho là chân lý, ngày mai lại có thể là sai lạc. Lý trí con người khổ sở vô cùng trong khi đi tìm chân lý, và cho đến bây giờ con người vẫn nghi ngờ không biết rằng lý trí mình có thể có khả năng đạt đến chân lý hay không? Sự nghi ngờ đó cho thấy sự yếu kém của tri thức nhân loại. Và như vậy cái gọi là chân lý mà con người nhận thức được bằng tri thức giới hạn của mình không phải là chân lý đúng và toàn thể (chân lý tuyệt đối “?”) mà chỉ là những nhận thức có tính chất chủ quan và phiến diện. Vì vậy, có thể nói, tất cả những học thuyết triết học muốn giải nghĩa, giải thích ... toàn thể vũ trụ này cũng chẳng khác nào những lời mô tả con voi của những người mù sờ voi mà thôi??? Đi tìm chân lý ở đâu? Câu hỏi quá khó đau đầu thế nhân . Lý Lạc Long
(View: 56166)
“Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em” (Lc, 6, 20), Trong Bài Giảng Trên Núi Đức Giêsu đã ban lời chúc phúc này cho tất cả các môn đệ và mọi người đi theo Chúa.
(View: 45804)
Dì chớp mắt vài cái, nét mặt mãn nguyện, nhắm mắt lại. Cô y tá vội đút ống thở vô. Dì Nati không tỉnh lại thêm lần nào nữa. Hai hôm sau, Kennah quyết định tắt mọi thứ máy móc chung quanh dì. Tôi tin rằng dì đã về nhà sau chuyến hành trình vất vả. Và tôi tin rằng nơi ấy, dì tìm được sự ấm áp của tình thương. Lê Tường-Vi