Saturday
4
May
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22262)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13109)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16504)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32894)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28283)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21962)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22787)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19804)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Chữ nhẫn

Tuesday, October 26, 201012:00 AM(View: 78530)

“Chữ nhẫn là chữ tượng vàng.

Ai mà nhẫn được thì càng sống lâu”

thanhgia_01-contentTrong đời bao nhiêu điều trở nên một chữ, một chữ lại là tích tụ của bao nhiêu đời, bao nhiêu dòng lịch sử, bao nhiêu kinh nghiệm của người đi trước. Nhẫn, một chữ biểu tượng cho cả một triết lý hài hoà. Nhẫn làm nên văn hoá gia đình. Nhẫn làm nên đạo lý của một dân tộc.

Chiết tự chữ nhẫn, ta thấy: Nhẫn bao gồm bộ tâm và bộ đao, đao là binh khí thời xưa hay gọi là gươm giáo. Bộ đao nằm trên bộ tâm, dụng ý từ nhẫn, là diễn tả tâm hồn người nào mang trái chiụ đựng được sức mạnh của những sóng gió tựa gươm đao, binh khí là người biết nhẫn. Chúng ta có thể gặp thấy nơi trái tim Mẹ Maria, người biết nhẫn, qua lời báo trước của cụ già Simeon và hình ảnh Mẹ đứng dưới chân Thập Giá:

"Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà."[1].

Từ Triết lý nhẫn đến hồn hài hoà của dân tộc:

Sự tích “Âu Cơ” vọng về một quá khứ của cộng đồng Bách Việt chạy dài từ ven biển bán đảo Sơn Đông, qua ven biển vùng hồ Động Đình vốn xưa đã là trung tâm của họ Viêm đế Thần nông, gốc họ Hồng Bàng, qua vịnh Bắc Bộ, đến cửa Hội Thống, chỗ rẽ vào Ngàn Hống, nơi Kinh Dương Vương xây dựng Kinh thành. Hình tượng bọc Âu Cơ là hình tượng quả bầu Bách Việt, để truyền lại cho con cháu lời răn bảo:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống mà chung một giàn”

Lời nhắn nhủ ấy ăn sâu trong tâm thức người Việt, như vườn ươm hiếu hoà mà hôm nay hướng về “ngày cầu nguyện hoà bình trên thế giới” cùng ước nguyện.

Cây mầm hiếu hoà trên đất Việt sinh trưởng trong những hoàn cảnh đặc biệt, mang lại những hoa trái nhất định:

“Con một mẹ, hoa một chùm, Thương nhau nên phải bọc đùm lẫn nhau.”

Câu ca dao ấy, luôn luôn nhắc nhủ con cháu sau này, có lớn lên, có giàu, có nghèo, có đau, có phúc lấy nghĩa của tình thương mà đối xử với nhau. Ai cũng lớn lên trên cùng một đất mẹ, uống chung một bầu sữa, nói một tiếng mẹ và sống trong một tình mẹ chở che. Việc yêu thương nhau từ gốc một mẹ ấy mà sống thuận hoà với nhau.

“Khôn ngoan đối đáp người ngoài. Gà chung một mẹ chớ hoài đá nhau”

Tình yêu thương kết nên mối hiếu hoà. Trong câu thường nói của người Việt Nam khi chỉ đến người khác, người Việt Nam thường nói đến từ ngữ “người ta”. Cụm từ đơn giản nhưng mang một ý nghĩa rất sâu sắc :Trong người có ta, trong ta có người. Người ở trong ta, ta ở trong người, khi chỉ đến người khác ta nhưng ta lại không khác người. Triết lý âm dương bàng bạc trong câu nói người Việt Nam để diễn dịch ý nghĩa “ trong âm có dương trong dương có âm”. Ảnh hưởng từ tư duy đến cách sống nên người Việt cũng lấy :”dĩ hoà vi quý” làm nguyên tắc sống hài hoà. Lấy nhẫn mà xử thế, đó là tích tụ của thời gian dài từ khi dựng nước cho đến tháng ngày giữ nước, bao nhiêu hiểm hoạ diệt vong đã nhiều lần nhận chìm dân tộc này, sở dĩ có được ngày thanh bình, có được một quê hương vuông tròn là nhờ tiên tổ đã nhẫn qua bao thời mà bảo tồn cho con cháu.

Chữ Nhẫn như bài thuốc hoá giải sự ác lành, và phân định giữa ánh sáng và bóng tối, làm sáng tỏ thật hư:” Đi lâu mới biết đường dài, ở lâu mới biết con người có nhân”.

Chữ nhẫn còn là chìa khoá để sống với nhau:

“Thương người như thể thương thân”. Chính từ lối tư duy ấy mà người Việt có lối sống quân bình. Hài hoà với thiên nhiên, hài hoà với con người, hài hoà với vạn vật để cuối cùng cho chính mình tìm thấy hạnh phúc.

Trọng tính hài hoà, để mưu cầu lấy phúc, người Việt ý thức rằng “không ai là một ốc đảo”, sống là sống chung, sống với, gắn liền cuộc sống của mình với người khác. Sự gắn bó này mạnh cho đến nỗi:”bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Làng nước là cụm từ quen thuộc nữa trên môi miệng người Việt. Từ phạm vi cá nhân cũng như phạm vi xã hội; từ việc cá nhân cũng như việc của cộng đồng cũng luôn sử dụng từ ngữ này. Nói chung Nước Việt ở trong vùng văn hoá nông nghiệp, nền văn hoá ấy được xây dựng trên nền tảng “Làng”, lấy văn hiến làng làm cơ sở kiến quốc. Từ ngữ làng gắn liền với nước là như thế. Khi hoạn nạn người ta kêu: “làng nước ơi”, khi nói ra cho mọi người, người ta cũng nói: “Trình làng nước”.

“xóm giềng là nghĩa chí thân, hoạn nạn tương cứu, phú bần tương tri”

Sống được với nhau hẳn đó cũng là một nền “nhân bản” đúng nghĩa Kitô giáo, theo Lời Chúa Giêsu dạy: “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” .

Trong khung cảnh làng nước xưa ấy, không có cảnh thầy thợ, chủ tớ, bóc lột, bất công.

“cơm ăn chẳng hết thì treo, việc làm chẳng hết thì kêu láng giềng”

Người nhà quê có thói quen làm đổi công cho nhau, người nhà này sang làm cho nhà kia, đến bữa thì ăn chung, nhà có thì đãi đằng thêm món thịt, nhà chẳng có thì cơm canh cá cũng xong. Hết việc nhà nọ thì làm cho nhà mình hoặc nhà nào khác. Giả như trong nhà có việc tang hay cưới, làng xóm kéo đến, mỗi người một tay, ai biết gì thì phụ nấy, chẳng ai tính công, ai cũng coi việc nhà khác như việc nhà của mình. Tinh thần làng xóm hỗ tương đó, nào có mấy khi tranh chấp, cãi vã. Quê hương cũng thanh bình từ những cái tình ấy, nên mỗi quê cũng có những “đất lề quê thói” nào đó, nhưng tựu trung nét đặc biệt nhất mà có thể thấy được là tinh thần hiếu hoà: “lấy chín bỏ làm mười” để rồi tự răn mình:

Ở cho phải phải, phân phân. Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa”.

Cho nên cụm từ quen trên môi miệng “người ta” là kết quả trong cuộc sống giao hảo nhiều lắm. Từ khi ấy người ta biết sống và người ta cũng biết chết cho có ý nghĩa:

“Giúp nhau là nợ đồng lân. Trời đất xoay vần, kẻ trước, người sau.

Chưa ai ba họ cùng giàu. Chưa ai nghèo khó đến đâu ba đời.

Sống trên đời cùng nhau cấy cày, Thác buông tay giàu mấy cũng không !

Hay chi độc dạ tham lòng. Sao bằng để một tiếng “Trong” ở đời”.

Cái quan trọng trong đời sống cộng đoàn là có sống được với nhau không? Nếu không sống được với nhau người ta chỉ cón cách bỏ làng lên rừng mà sống một mình. Đời sống nông thôn có tính cách tập thể rất cao đưa tới sự Hiệp Nhất, hiệp nhất trong cùng một huyết thống, hiệp nhất trong cùng một xóm ngõ, đến hiệp nhất trong cùng một làng một nước. Chúng ta thấy tục giao hiếu giữa các làng xã là bằng chứng.

Theo tác giả Toan Ánh: “làng xóm Việt Nam có tục giao hiếu giữa hai hoặc nhiều làng. Về phương diện tế tự, sự giao hiếu giữa nhiều làng còn nhắm mục đích tương trợ lẫn nhau, hoặc tạo thân tình giữa dân những làng lân cận”. Giao hiếu cũng là cách thức bày tỏ tính cách hiếu hoà của người Việt xưa, người ta thường tổ chức lễ hội giao hiếu này vào Mùa Xuân, những làng giao hiếu tổ chức những đám rước quan viên lẫn nhau, gọi là rước giao hiếu. Làng này rước đến làng kia tuỳ theo năm làng nào đứng ra tổ chức thay phiên. Sau khi vào đình tế lễ thần, họ tham dự bữa tiệc, hát xướng với nhau.

Nếu có điều gì mích lòng nhau, người Việt xưa dùng cách nói khéo hay dùng những người có tài giao hảo làm trung gian để hoà giải. Không ai muốn nuôi giận mãi, bởi vì “Giận quá mất khôn”, hơn nữa vì một dòng máu con Việt : “Máu chảy đên đâu, ruồi bâu đến đấy” có ích gì khi người ta giận nhau.

Tinh thần làng nước xưa ấy tiếp nhận Tin Mừng Chúa Giêsu qua các vị Thừa sai tiên khởi, đã làm ngạc nhiên đối với nhiều người, đến nỗi người ta không biết gọi là đạo gì, nên gọi theo những gì người ta thấy, đó là “đạo những người thương nhau”. Trong tâm khảm người Việt đã có một mảnh đất tình thương màu mỡ, như mảnh đất sẵn sàng đón nhận và sinh hoa kết trái hạt giống Tin Mừng đón nhận.

Tính cách làng xóm xưa ấy, đẹp như hình ảnh của cộng đoàn tín hữu tiên khởi chứ có kém gì: “Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau” (Cv 3, 44). Cái giàu cái nghèo nếu biết đem chia sẻ cho nhau như trong tình làng nước thì xã hội chẳng công bình sao? Tự trong nền văn hoá dân tộc đã có một tiền Phúc âm, nếu lấy những nét đẹp trong truyền thống làm nổi bật tính Tin Mừng, thì thấy rằng Tin Mừng đã trở thành cuộc sống, ăn rễ sâu trong nền văn hoá rồi. Đức Hồng y Ratzinger nhận định rằng: “Đức Tin tự nó là văn hoá. Không có đức tin trần trụi, cũng chẳng có văn hoá thuần tuý”.

Nhẫn làm nên đạo lý tu thân, từ những quan niệm bình dân như thế, người Việt cũng nhắm tới việc đào luyện bản thân, trong cách ăn ở, lối cư xử, đến phẩm giá, đến nhân cách, chứ không để ý đến việc giàu nghèo hơn thua. Văn hoá gia đình xây dựng cốt lõi trên chữ nhẫn, có nhiều gia đình Việt treo chữ nhẫn như một tâm điểm nhắc nhở mọi người sống trong gia đình. Làm cha mà nhẫn thì dễ dàng tha thứ, làm mẹ mà nhẫn thì dưỡng dục được con, làm con mà nhẫn thì thông cảm được những cách xa của ý thức hệ, anh em nhẫn với nhau để làm nên mối thuận hoà. Thánh Phao Lô khuyên nhủ các tín hữu Corintho: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được”[2]. Tất cả những định nghĩa về lòng mến ấy lấy chữ nhẫn làm phương tiện diễn đạt lòng mến yêu. Đó chẳng là tiêu chí cụ thể cho đường tu hiếu mà người việt đã kinh nghiệm.

Nhẫn nại làm nên thành công, nhẫn nại làm nên ý chí và hình thành nên nghị lực, tu đạo nhân là thực hành chữ nhẫn hoàn thành chính mình và hoàn thiện được xã hội.

Kết quả của chữ Nhẫn làm nên tinh thần hiếu hoà của người Việt, là một điểm son trong nền văn hoá, ước gì truyền thống ấy ngày càng bén rễ sâu trong lòng dân tộc, nhất là nơi những người Kitô hữu, những người lãnh nhận sứ vụ xây dựng hoà bình trên trái đất.

 

LM Giuse Hoàng Kim Toan

(View: 93818)
Chúng ta phải ca ngợi người phụ nữ ngoại giáo này. Bà là một tấm gương về sự kiên trì trong sự cầu xin, là một mẫu mực mạnh mẽ trong đức tin, là một tấm lòng can đảm trong tình yêu. Đức tin đòi buộc chúng ta phải kiên trì, phải chiến đấu. Đức tin phát huy lòng khiêm nhường, can đảm, kiên nhẫn và tình yêu thương của chúng ta. Đức tin và tình yêu được liên kết khăng khít với nhau. Nếu đức tin chúng ta mạnh mẽ, kiên trì cậy trông thì mọi lo âu, mọi lời cầu xin, mọi bối rối lo toan sẽ không ra vô ích trước tình thương bao la của Thiên Chúa. Tại sao chúng ta còn do dự, không tin vào lời Chúa đã phán: “ Ai xin, thì sẽ được. Ai gõ sẽ mở cho.”
(View: 91876)
......kết quả của một sự "đạp đổ": chỉ khi nào những bức tường của kỳ thị, của bách hại, của hận thù, của độc tôn bị đạp đổ thì Hòa Bình mới thực sự chớm nở... Người La Mã ngày xưa thường nói: Nếu muốn Hòa Bình, hãy chuẩn bị chiến tranh. Còn cuộc chiến nào gay go, khốc liệt cho bằng cuộc chiến để đạp đổ những bức tường của hận thù, của bạo động, của bất khoan dung trong tâm hồn của mỗi người chúng ta. Chúng ta chỉ thực sự có bình an trong tâm hồn và người người mới thực sự có Hòa Bình khi những bức tường ấy được đạp đổ trong chúng ta.
(View: 96878)
..... Cuộc sống có quá nhiều bận rộn và ồn ào khiến chúng ta không nghe được tiếng nói và nhận ra sự hiện diện của Chúa. Có những ồn ào của những bận tâm thái quá cho danh vọng, cho tiền của, cho tương lai. Có những ồn ào của tham lam giành giật không đếm xỉa đến người khác. Có những ồn ào của sôi sục cừu hận, báo thù...
(View: 107336)
..... Thánh kinh dạy ta: “Mọi sự đều do Thiên Chúa, bởi Ngài và cho Ngài” (Rm 11,36). Lòng tin vào Thiên Chúa hàm chứa nhiều chân lý: Thiên Chúa an bài, hướng dẫn thế giới và loài người (không có ngẫu nhiên). Ngài an bài theo thượng trí và yêu thương. Ngài làm điều gì có lợi thật cho ta, mặc dầu ta không hiểu, hoặc không thấy ngay (không có định mệnh). Tin vào Thiên Chúa quan phòng không có nghĩa là đào nhiệm, ỷ lại vào Thiên Chúa và trút lên Ngài những lỗi lầm hoặc thất bại của mình. Nơi người tin vào Thiên Chúa quan phòng, phó thác phải đi đôi với trách nhiệm.
(View: 94734)
Lạy Chúa Giêsu, uớc chi cuộc sống của mỗi người chúng con dù là linh mục hay giáo dân, dù ở trong tù hay giữa chợ đời, dù sống với tư bản hay cộng sản, đều trở thành một chứng nhân sống động của Chúa Giêsu Kitô như vị linh mục trong trại tù của Đức năm xưa.
(View: 92718)
Lạy Chúa, xin cho con đặt hết tin tưởng vào sự quan phòng khôn ngoan và đầy tình thương của Chúa. Xin giúp con biết can đảm phó thác trong tay Chúa để được Chúa thương nâng đỡ và dìu dắt trên những nẻo đường hiểm nguy chông gai đầy thử thách cả khi Chúa kéo luôn sợi chỉ sau cùng là niềm hy vọng duy nhất của đời con, con cũng không phải nao núng lo sợ! Lạy Chúa, Chúa là đá tảng đời con, là nơi con nương tựa và con sẽ không bao giờ phải hổ ngươi. Amen!
(View: 104690)
..... Tuy nhiên, tin tưởng cậy trông phó thác vào Thiên Chúa đâu có nghĩa là thụ động, ngồi chờ Chúa làm phép lạ. Trái lại phải biết noi gương Chúa: Đấng hằng làm việc để cùng với đôi tay khối óc con tim, chúng ta hết lòng tận tuỵ sáng tạo lao động, để đem đến niềm vui cho người khác cũng như đem lại sự sung túc và hạnh phúc cho gia đình..... Trong công việc, vật lộn để mưu sinh chúng ta thường chú trọng đến phần xác mà nhếnh nhác phần hồn. Vì vậy Chúa dạy: hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa trước... mọi sự khác Ngài sẽ ban cho sau.... Kinh nghiệm bản thân nhiều lần thất bại vấp ngã, có giúp ta xác tín vào lời Chúa - để luôn biết cậy trông tin tưởng vào Chúa trong mọi sự, chứ không huyênh hoang tự mãn vì những thành quả đạt được - hay buồn phiền chán nản vì những gì thất bại chua cay.
(View: 97546)
..... . Bạn đã thiết lập nên một mạng lưới các quan hệ để có thể giúp đỡ bạn khi bạn vấp ngã trên con đường của mình. Và bạn đã tạo ra những gì có quan hệ suốt đời với từ "cách chữa bệnh". Tất cả điều đó đều tốt. Sự thật là bạn sẽ cần đến mạng lưới đó. Bạn sẽ cần những thói quen làm việc chăm chỉ. Bạn sẽ cần "cách chữa bệnh".
(View: 91273)
Nước Trời là “tất cả” trong cuộc đời, cần thiết hơn cả cơm bánh mỗi ngày .... Cuộc sống con người ở trần gian còn đang ở trong tình trạng tranh tối tranh sáng. Một ngày nào đó, khi đến ngày phán xét, mọi sự sẽ trở nên sáng tỏ. Rất có thể hôm nay cuộc sống thật của người ta còn đang được che giấu dưới một cái mặt nạ đạo đức, nhưng đến ngày đó, “mặt thật” của con người sẽ lộ rõ: người ta chỉ hoàn toàn là “xấu” nếu tận đáy lòng, người ta chỉ tìm kiếm chính mình, thay vì tìm kiếm một mình Thiên Chúa.
(View: 90861)
Bạn thân mến! Các sách Phúc Âm không ghi lại một nụ cười nào của Chúa Giêsu mà chỉ đôi ba lần nhắc đến những thổn thức và tiếng khóc nức nở của Ngài. Vậy mà cả cuộc đời, những lời rao giảng, những việc làm và nhất là cái chết của Ngài được gọi là Tin Mừng !!! … Con đã thay thế nụ cười bằng những cái nhăn mặt méo mó, bằng những ánh mắt giận dữ, bằng những cái lắc đầu xua tay và đôi khi bằng những lời nói làm đau lòng người khác. Xin cho con luôn ý thức rằng : mỗi khi con mang nụ cười đến cho những người xung quanh chính là lúc con dâng lên Thiên Chúa tình yêu và nụ cười, sức sống và hy vọng của đời con . Amen
(View: 92818)
..... không ai được quyền tự phong chức vụ quan toà để xét xử hay xếp hạng anh em ai là lúa tốt, ai là cỏ lùng. Bao lâu còn đang sống, còn đang lựa chọn và hành động, con người vẫn chưa đạt tới mức độ cố định đã hết hẳn tật xấu hay dứt khoát trở thành gian ác. Nóng vội kết án anh em là hành động trái ngược với tấm lòng và chương trình cứu độ của Thiên Chúa: đòi nhổ cỏ lùng giữa mùa lúa đâm bông là đòi dạy khôn Thiên Chúa và phá hoại cả đồng lúa và mùa gặt của Ngài .... Nhẫn nại kiên trì không có nghĩa là khoanh tay ngồi im chờ đợi trong thái độ thụ động... tin ở công trình cứu chuộc của Thiên Chúa, cũng phải là người hoạt động một cách tích cực trong công cuộc xây dựng một xã hội trong đó cái xấu mất dần khả năng gieo rắc nọc độc của nó.
(View: 91221)
.... khi con người bị chiếm hữu và giam giữ trong những xiềng xích của những thứ mình tích lũy. Chúng ta sợ mất mát, chúng ta sợ thất bại, chúng ta đồng hoá sự đơn giản với mất mát, sự thinh lặng với trống không và chính vì thế mà chúng ta tìm đủ mọi cách để lấp đầy ... Khi tinh thần của chúng ta trở nên nghèo nàn trống rỗng thì dĩ nhiên phút giây hiện tại sẽ chỉ còn là cái độc điệu, buồn chán.
(View: 89511)
Mẹ tôi chịu ngu dốt để cho tôi khôn, mẹ tôi quê mùa để tôi được thanh lịch mà tôi lại coi thường ....... Tôi bố thí, cúng dường với tâm ý hồi hướng công đức cho mẹ tôi dù biết rằng nên hồi hướng công đức cho tất cả chúng sinh. Công ơn mẹ tôi sâu dầy, lúc sống tôi đã không trả được, ít ra cũng làm nguôi ngoai phần nào hương hồn người khi đã mất .... Tôi ngồi chẩy nước mắt nhìn Hiếu. Một tâm hồn đau khổ, đang quằn quại trước mặt tôi. Hiếu tiễn tôi ra cửa, miệng nói khe khẽ: - Đừng bao giờ để hối hận như tôi ông nhé
(View: 88806)
Có một điều nghịch lý là tự do vốn tự nó là tốt bởi lẽ nó là tặng phẩm của Thượng đế ban cho con người, vậy tại sao từ một điều tốt lại dẫn đến một hậu quả xấu là Sự Dữ?...con người đã sử dụng tự do cách đồi bại. Đúng hơn, .... tự do con người, người ta có lẽ hơi “hối tiếc”: phải chi Thượng đế tạo ra một thế giới nô lệ hơn là tạo ra một thế giới có tự do ngự trị! Trong thế giới nô lệ ấy, có lẽ con người sẽ cảm thấy hạnh phúc vì không phải sử dụng tự do của mình !!
(View: 98380)
tôi được tham dự đám tang của một người chị em Tin Lành. Tôi không nói về sự khác biệt giữa Công Giáo và Phật Giáo, nhưng so sánh với đám tang của người chị em Tin Lành với những đám tang Công Giáo thì đây là điều khiến tôi phải suy nghĩ. Cũng có Lời Chúa được chia sẻ, cũng có Thánh Thi được đọc lên, nhưng thiếu hình bóng người Mẹ hiền. Người mẹ mà mỗi ngày tôi đều xin với người: “cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử”.....
(View: 90801)
....... Như thế đó, sự đơn sơ và chân thật đi luôn với nhau. Trái tim và ánh mắt của trẻ thơ dạy cho chúng ta biết sự đơn sơ chân thật. Đối với các em, ai ai cũng là bạn, ai ai cũng có thể bắt chuyện, ai ai cũng có thể chơi đùa. Nếu các em dừng lại, ngập ngừng, e sợ,… đó là lúc các em bắt đầu tiếp cận với thế giới “người lớn.” Buồn thay, thế giới ấy là thế giới cạnh tranh và nhiều mưu mô. Đâu rồi sự đơn sơ chân thật như trẻ thơ trong mỗi người chúng ta?
(View: 92977)
“Sống trên đời sống cần có một tấm lòng, để gió cuốn đi….” Xin hãy dành sự yêu thương chân thành cho những người luôn bên bạn. Ta gieo xuống một hạt mầm yêu thương. Ta sẽ nhận lại gấp nhiều lần như thế… Gieo xuống một hạt mầm chia sẻ - Ta sẽ nhận lại được nhiều hơn ta mong đợi. Và gieo xuống một hạt mầm hi vọng – cảm thông. Ta sẽ chẳng bao giờ ngờ được lãi suất yêu thương sẽ nhân lên gấp nhường nào ….
(View: 93114)
Tại sao người ta đang rất muốn có con, nhưng lại nỡ nào vào bệnh viện để phá thai chỉ vì bác sĩ bảo là có nguy cơ em bé bị dị tật, để rồi phải ân hận suốt đời vì tuyệt tự ? Tại sao người ta thề hứa yêu thương nhau, không thể sống thiếu nhau, nhưng rồi khi biết tin có em bé thì lại đưa nhau đến bệnh viện để phá thai ?
(View: 93994)
Đi tìm sự sống: "Có thực mới vực được Đạo". Thánh Kinh dạy: "Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi Lời do miệng Thiên Chúa phán ra" (Mt.4,4). "Hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước đã và sự công chính của Ngài, còn các điều khác Ngài sẽ ban thêm cho" (Mt.6,33). "Có tiền mua tiên cũng được". Thánh Kinh dạy: "Không phải vì dư giả, mà mạng sống con người được đảm bảo chắc chắn nhờ nơi của cải" (Lc.12,15).
(View: 96508)
Cái xấu không tồn tại, bởi "Cái xấu" là kết quả của công việc, do một người không có Tình Yêu của Thiên Chúa, hiện diện trong trái tim của họ. Do đó, Thiên Chúa không tạo ra cái xấu. Vì thế, cái xấu không tồn tại, cũng như bóng tối và lạnh không tồi tại. Hẳn là, mỗi người trong chúng ta đều ngạc nhiên về cậu học trò kia. Thật tuyệt vời, khi cậu có thể dùng khoa học để trả lời, để phản biện lại những gì vị Giáo sư nói về Thiên Chúa. - Vậy câu chuyện này có thật hay không? - Thưa, đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật, đã xảy ra trong cuộc đời của Albert Einstein (1879 - 1955). Khi ông còn là một cậu học trò nhỏ tuổi. Gia đình ông là người Do Thái và rất tin kính Thiên Chúa.