Tuesday
30
April
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22224)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13093)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16489)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32880)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28262)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21916)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22744)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19738)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Từ bỏ chính mình

Wednesday, March 23, 201112:00 AM(View: 91265)
"Từng ngày cuộc sống đi qua
Xin cây đạo đức nở hoa trong lòng"


*****

«Vui mừng đi bán tất cả những gì mình có» trước tiên phải là một thái độ nội tâm

tubo-contentTrong dụ ngôn này, để mua được kho báu hay viên ngọc quý, người mua phải «vui mừng đi bán tất cả những gì mình có» thì mới mua được kho báu hay viên ngọc ấy. Với dụ ngôn này, Đức Giêsu muốn nói: để đạt được sự sống đời đời, con người phải sẵn sàng từ bỏ tất cả những gì mình có thì mới xứng đáng với sự sống ấy. Đối với Thiên Chúa, thái độ nội tâm quan trọng hơn việc làm bên ngoài. Người Việt vẫn nói: «Thèm lòng chứ không thèm thịt». Đức Giêsu cũng nói: «Ta muốn tình yêu chứ không cần lễ vật» (Mt 9,13; 12,7). Đương nhiên ai có thái độ nội tâm thật sự, thì thái độ ấy tất nhiên phải thể hiện thành hành động khi cần hoặc khi có điều kiện thể hiện. Vậy điều chính yếu nhất để đạt được sự sống đời đời là thái độ sẵn sàng từ bỏ mọi sự, không chừa lại cho mình một thứ gì.

Thiên Chúa luôn đòi hỏi những ai theo Ngài một thái độ như vậy trong nội tâm. Một khi ta đã thật sự có thái độ ấy – thường được biểu lộ tự nhiên bằng những hành động cụ thể – thì Ngài không nhất thiết buộc ta phải tiếp tục từ bỏ thật sự bằng hành động. Ngài đã biết rõ lòng ta rồi! Trái lại, trong rất nhiều trường hợp, Ngài còn ban cho ta nhiều điều vượt khỏi tầm mơ ước của ta. Chính Đức Giêsu nói: «Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau» (Mc 10,29-30). Tuy nhiên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Ngài vẫn luôn đòi hỏi ta phải có thái độ nội tâm là sẵn sàng từ bỏ mọi sự.

2. Điều chính yếu nhất là từ bỏ «cái tôi» của mình

Điều quan trọng nhất mà ta phải ưu tiên từ bỏ, không phải là những gì thuộc vật chất hay quyền lực – cho dù ta vẫn phải sẵn sàng từ bỏ bất kỳ lúc nào – cho bằng từ bỏ chính «cái tôi» của ta. Nếu ta chưa từ bỏ chính «cái tôi» của ta, thì tất cả những gì ta đã từ bỏ, vẫn bị kể như chưa từ bỏ gì cả. Có từ bỏ chính «cái tôi» của ta, thì tất cả những từ bỏ khác của ta mới có giá trị. Vì thế, với những kẻ muốn theo Đức Giêsu, muốn làm môn đệ Ngài, Ngài đưa ra những điều kiện thật rõ ràng: «Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo» (Mt 16,24; Lc 9,23). Một người không từ bỏ chính mình, dù có chính thức mang danh theo Ngài, thì cũng chỉ là theo Ngài kiểu «hữu danh vô thực» mà thôi. Và việc từ bỏ chính mình phải được thể hiện bằng việc sẵn sàng chấp nhận «vác thập giá mình», nghĩa là sẵn sàng chấp nhận những thiệt hại, mất mát, đau khổ xảy đến với mình vì sự từ bỏ ấy.

3. Muốn biết ta đã từ bỏ chính mình chưa, thì hãy tự xét xem ta phản ứng thế nào trong một vài trường hợp điển hình sau đây:

 – Khi có ai nói động chạm đến «cái tôi», đến lòng tự ái của ta, đến quyền lợi, quyền bính, danh dự của ta?
 – Khi ta muốn một ai đó gọi ta bằng ông, bằng bố, bằng bác, mà họ lại gọi ta bằng chú, bằng anh, thậm chí bằng em? Ta muốn họ xưng là con, là cháu, mà họ lại xưng là tôi?
 – Khi ta đưa ý kiến của ta ra, mà có ai đưa ý kiến ngược lại?
 – Khi có ai muốn sửa một lỗi nào đó của ta làm thiệt hại đến việc chung, hay làm mọi người khó chịu
Nếu phản ứng của ta là nổi giận lên ngay, tỏ vẻ khó chịu tức khắc, muốn ăn thua đủ, muốn “đì” người xúc phạm đến ta, hoặc tìm cách chống chế, chối phăng lầm lỗi mình, chẳng cần xét xem ta có thật sự lỗi lầm hay không… Phản ứng như vậy chứng tỏ ta còn đặt nặng «cái tôi» của mình quá mức, chưa từ bỏ mình chút nào cả, hoặc chưa từ bỏ được bao nhiêu. Con đường tâm linh của ta như thế mới chỉ chập chững những bước đầu tiên thôi; đích thánh thiện mà ta nhắm tới còn xa lắm, phải nói là “xa tít mù khơi”!

4. Nền tảng của việc theo Chúa, của sự thánh thiện

Trong đời sống Kitô hữu, rất nhiều khi ta không nhận chân ra được đâu là điều chính yếu, là điều cốt tủy, mặc dù lời Chúa nói lúc nào cũng cứ rõ rành rành! Vì không nhận ra điều chính yếu nên ta cứ lo thực hiện những điều tùy phụ vốn chẳng có giá trị gì trước mặt Chúa khi mà điều chính yếu Ngài yêu cầu ta thì ta chẳng quan tâm thực hiện. Điều kiện duy nhất mà Ngài buộc ta phải có để theo Ngài là «từ bỏ chính mình» và «vác thập giá mình», nhưng thử hỏi những người tự cho rằng mình đang theo Chúa đã thật sự coi điều này là chính yếu chưa, chứ đừng nói tới việc đã thực hiện được điều đó hay chưa! Khi ta chưa thật sự «từ bỏ chính mình», thì mọi việc đạo đức của ta dù lớn lao đến đâu cũng chẳng có giá trị bao nhiêu. Vì lúc ấy ta làm mọi sự vì ta, chứ không phải vì Chúa hay vì tha nhân, mặc dù xem ra là như vậy. Rất có thể ta làm những việc có vẻ vị tha, tốt lành chỉ là để được khen ngợi, được nể phục, được thăng tiến bản thân, hoặc để Chúa trả công bội hậu sau này, v.v… chứ không phải vì yêu thương. Nếu ta chưa thật sự từ bỏ mình, thì hầu như mọi thứ tình yêu của ta chỉ là tình yêu vị kỷ: ta chỉ yêu bản thân mình mà thôi, nhưng lại yêu qua tha nhân chứ không phải yêu chính tha nhân… Ta cho ra tình yêu là để nó lại trở về với chính mình. Tình yêu đích thực được định nghĩa bằng sự ra khỏi chính mình để đến với Chúa hay tha nhân. Nếu ta chưa từ bỏ mình, thì mọi sự ra khỏi chính mình chỉ là giả tạo bề ngoài chứ không có thực chất. Từ bỏ mình chính là điều kiện nền tảng của tình yêu chân thực. Không từ bỏ mình thì không bao giờ có tình yêu chân thực. Và chỉ có tình yêu chân thực mới làm cho các hành động của ta, dù nhỏ mọn nhất, trở nên có giá trị lớn lao. Không có tình yêu, thì việc làm của ta, dù vĩ đại đến đâu, cũng vô giá trị trước Thiên Chúa (x. 1Cr 13,3). Từ bỏ mình chính là nền tảng của tình yêu, và tình yêu chính là gốc rễ của sự thánh thiện. Sự thánh thiện không có một nền tảng nào khác ngoài tình yêu. Vì thánh thiện là giống như Thiên Chúa, mà «Thiên Chúa là tình yêu» (1Ga 4,8.16).

Điều chính yếu mà Thiên Chúa muốn ta làm, ta lại không làm, mà cứ mải mê làm những điều tùy phụ, thì ta sẽ phải rất ngạc nhiên khi đến trước tòa Chúa. Ngài đã cảnh báo trước: «Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: “Lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao?” Bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!» (Mt 7,22-23). Chúng ta thử nghĩ xem: làm sao những người coi «cái tôi» của mình quá quan trọng có thể sống hòa thuận được với nhau trên thiên đàng? Cho dù họ có giữ được đủ mọi lề luật, làm đủ mọi việc lành phúc đức ở trần gian này?

Để trồng lúa, điều quan trọng nhất không có không được, là ta phải có hạt lúa. Có hạt lúa rồi mới nói đến chuyện bón phân, tưới nước, làm cỏ… Nếu ta chỉ chăm lo chuyện bón phân, tưới nước, làm cỏ mà không hề nghĩ đến chuyện mua hạt giống, thì mọi sự ta làm dù chăm chỉ và tốn công tới đâu cũng vô ích. Vì thế, chúng ta cần phải đặt lại vấn đề cho đúng, kẻo việc giữ đạo của ta trở thành «xôi hỏng, bỏng không», chẳng được gì cả! Thiết tưởng điều căn bản nhất của việc giữ đạo, của việc theo Chúa, chính là «từ bỏ chính mình». Kẻ từ bỏ chính mình để sống yêu thương thật sự, thì dù không mang danh theo Chúa cũng là những người theo Chúa đích thực. Còn kẻ vẫn coi «cái tôi» của mình là quan trọng nhất, thì dù có mang danh theo Chúa cách chính thức đến đâu, cũng chỉ là theo Chúa cách giả tạo mà thôi!

***

Dụ ngôn chiếc lưới của Đức Giêsu cho biết, ngày tận thế, những người gọi là theo Chúa sẽ bị tách ra làm hai: kẻ theo đích thực và kẻ chỉ theo Chúa cách giả danh. Tiêu chuẩn mấu chốt để phân biệt chính là sự «từ bỏ chính mình» mà Đức Giêsu đã đòi hỏi những ai theo Ngài phải có, như điều kiện tiên quyết và chính yếu. Vì thế, cần phải nhận ra việc từ bỏ mình là chính yếu và quan trọng đến thế nào, và biết ưu tiên thực hiện điều ấy trước tất cả những điều tốt lành khác.

Nguyễn Chính Kết
(View: 81896)
Vâng, tất cả chỉ là tạm bợ trong cuộc sống trần gian rất ngắn ngủi này! Xin Thiên Chúa luôn phù trợ và giữ gìn hồn an xác mạnh cho chúng con. Để chúng con biết sống từng ngày cho Chúa và cho tha nhân. Để cùng đích là được trở về bên Chúa với cuộc sống mới thật vĩnh cửu thật hạnh phúc muôn đời. Amen.
(View: 82183)
Mỗi Kitô hữu là một chi thể trong thân thể của Chúa Kitô, chúng ta hãy nghĩ, hãy nhìn, hãy nói, hãy sống thực thi theo sự hướng dẫn của Chúa Kitô là “Đầu”, Như vậy, chúng ta trở thành những chi thể lành mạnh và hữu ích trong thân thể màu nhiệm Chúa Kitô. Để sau này chúng ta cũng được Thiên Chúa phán với ta: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về con” như đã phán với Đức Kitô xưa. Nếu không làm theo sự chỉ đạo của Chúa Kitô là “Đầu”, thì chúng ta chỉ là những chi thể bị tổn thương, những tế bào đang bị thối rữa, hay chỉ là những chi thể khuyết tật mà thôi.
(View: 77960)
Thiên Chúa cho ta mọi sự, thì lại bị con người đóng khung lại trong tủ kiếng, trên bờ tường, trong nhà thờ, trong nghi thức tôn giáo. Đáng buồn hơn là, nhiều người còn khước từ, chối bỏ, diễu cợt, hạ nhục, làm điều xấu để bôi nhọ hình ảnh đẹp mà Thiên Chúa đã ban cho ta.
(View: 79704)
Có thể nhận ra quyền năng vô biên của Thiên Chúa trước những thất bại và bất lực của nền khoa học hiện đại. Ta có thể nhìn nhận sức mạnh của Tinh Yêu theo Tin Mừng mới có thể cảm hoá và giải trừ những căng thẳng, xung đột do chính trị, sắc tộc hiện nay. Gần hơn, ta có thể nhận ra Ánh Sáng của Đức KiTô qua lời và hành động bênh vực của những cá nhân, tổ chức hay một nhóm người nào đó cho Sự Thật – Công Lý. Ta có thể nghe được tiếng gào khóc, kêu cứu của những “Hài Nhi Giêsu” trước bất công, gian dối, bạo lực… Như các “hiền sỹ” xưa, chúng ta biết nhận ra Chúa qua những dấu chỉ của cuộc sống và nơi những người xung quanh. Một khi đã nhận ra, chúng ta cần sẵn sàng trao ban bằng chính cuộc sống của mình.
(View: 80098)
Vinh danh Thiên Chúa trên trời, Bình an dưới thế cho người thiện tâm. Ngày nay hơn bao giờ hết, Chúa Giêsu cũng khóc và giơ hai bàn tay mang những dấu đanh cho chúng ta chiêm ngưỡng, là như dấu ấn của sự hòa bình mà Ngài đã kiến tạo, đã xây dựng.
(View: 80003)
Mặc dù người Việt không có ngày Thanksgiving, nhưng sau hơn ba mươi năm định cư ở Hoa Kỳ ngày lễ Tạ Ơn đã trở thành một thói quen trong mọi gia đình , một ngày ghi dấu nhiều kỷ niệm trong bước đầu tị nạn, một ngày có hạnh phúc vui mừng, một ngày có ngập đầy nhớ thương bên kia trời quê hương
(View: 81500)
Cuộc lữ hành trần thế chính là mùa vọng, mùa Chúa chúc phúc. Nên con người cần chuẩn bị kỹ lưỡng để đón nhận được nhiều niềm vui. Mùa vọng, mùa để hy vọng. Hy vọng một thời gian may mắn, một thời gian ý nghĩa cho cuộc sống. Sống bằng an bình, sống đời hạnh phúc. Để được như vậy, ta hãy sống đúng ý nghĩa của mùa vọng, tức là canh tân đời sống. Canh tân là trở về với Chúa trong phẩm giá người kitô hữu, con cái của Chúa.
(View: 82100)
.... Chết rồi đời người sẽ đi về đâu, linh hồn và thể xác rồi sẽ ra sao? Từ thời tạo dựng đến nay, có biết bao nhiêu nỗ lực để kéo dài sự sống, để thân xác được trường sinh bất tử nhưng rồi cũng hoài . “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, dù đã chết cũng sẽ được sống và tất cả những ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết ....
(View: 80516)
...đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến” (1Cr 13,13). Chỉ có đức mến mới mang theo được sau khi chết. Ta có mến yêu và thờ phượng một mình Thiên Chúa trong Thần Khí và Sự Thật chưa? Ta có yêu thương người thân cận như chính mình ta vậy chưa?
(View: 80268)
... sao chua xót qúa khi phải chứng kìến thân xác bất động , vô tri , tàn phá do tuổi già do bịnh tật ..... giờ đây xuôi tay,, nhắm mắt ... con đau xót, cãm thương cho kiếp con người .... Lạy Chúa xin thêm sức cho con , con thật quá mẽt mõi, đau buồn .... chán nãn Chúa ơi .... Xin tha lỗi cho con vì con chán chường sự sống Chúa ban, chán chường mọi sự ..... mặt dù con luôn biết Chúa yêu thương con, chăm sóc con mọi . Con tạ ơn Chúa đã cho con một cơ hội cuối trong đời để được nói lên lời từ biệt, lòng tri ân ..... cũng như tha thứ và xin ơn thứ tha với người đi xa. Xin tạ ơn Chúa là Thiên Chúa con tôn thờ . Amen.
(View: 78685)
Ai không đếm xỉa đến việc nhận biết Thiên Chúa, Thiên Chúa phó mặc cho trí não ngông cuồng của nó làm điều bất xứng ! (Rm 1,28) Tôi có sự thật về Đức Ki-tô, thì không ai bịt miệng tôi được ! (2 Cr 11,10). Xin cho mắt tâm hồn được rạng sáng, để biết đâu là hy vọng. Do bởi việc Chúa kêu gọi; đây là vinh quang phong phú của cơ nghiệp Người trong các thánh (Ep 1,18).
(View: 89114)
Con người không có quyền gì trên sự chết và sự sống. Sống và chết là kỳ công và đều bởi Thiên Chúa. Sự sống là mong manh, thế mà Thiên Chúa lại phải đánh đổi bằng máu của các tiên tri, bằng mạng sống của Con yêu dấu là Chúa Giêsu. Nhìn lá vàng rơi ta nghĩ về cuộc đời lữ thứ. Xin đừng mưu mô tính toán mà làm gì. Xin đừng chia rẽ và thù ghét làm chi. Cuộc đời này thật ngắn, tiền bạc trên thế gian này nhiều lắm, bàn tay ta có tham mấy cũng chẳng vơ vét hết được. Rồi đến lúc bàn tay xuôi xuống, lạnh cóng, cô đơn, chẳng nắm giữ được gì.
(View: 78816)
Với cái yếu đuối của ta, để sống hoàn thiện trên con đường nên thánh quả là nhiêu khê và nhiều thách đố, nhưng Đức Kitô vẫn luôn động viên ta qua lời minh định của Ngài: “ Đối với loài người thì không thể, nhưng đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể ” ( Mt.19,26). Thiên chúa là Đấng thánh, chí thánh, vì thế Ngài cũng mời gọi và mong ước ta nên thánh, có điều là ta có lắng nghe và đáp trả lời mời gọi đó hay không? Một khi ta lắng nghe và đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa, tin chắc ngài sẽ giúp ta như Ngài đã hứa: “ Kẻ nào đến với ta, Ta không loại ra ngoài ” (Ga.6,37)
(View: 79187)
Một ngày nào đó tôi sẽ chết. Tôi muốn người ta đặt trên quan tài tôi không phải chục bó hồng, không phải mười vòng hoa tươi mát, vì hoa đẹp mấy rồi cũng tàn. Nhưng tôi muốn người ta rải lên thi thể tôi những bông hoa tưởng nhớ, những nụ hoa cầu nguyện, những chùm hoa Xin Lễ, những bông hoa hy sinh. Hãy tặng tôi những bông hoa Forget Me Not.
(View: 82678)
Lạy Chúa Thánh Thần xin Ngài ngự đến , canh tân đổi mới đời sống chúng con ..... Amen
(View: 78520)
Sống được với nhau hẳn đó cũng là một nền “nhân bản” đúng nghĩa Kitô giáo, theo Lời Chúa Giêsu dạy: “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” .
(View: 77255)
....ta dễ dàng khám phá ra nơi bản thân còn có rất nhiều cái làm để làm quà và có thể đem tặng chúng cho người xung quanh. Những món quà đó sẽ mang lại giá trị gấp bội nếu được dùng phù hợp với môi trường. Những món quà tuy bé nhỏ ấy nếu được trang trí với những chiếc nơ đẹp của sự yêu thương, giấy gói quà là một con tim trong sáng cùng với tâm hồn thanh cao sẽ mang lại hạnh phúc cho tha nhân và làm gia tăng bậc thang giá trị cho chính mình.
(View: 73887)
Nếu định mệnh của Đức Giêsu kết thúc tại Núi Sọ thì đó là một định mệnh diệt vong. Không! Con đường của Chúa còn là con đường phục sinh. Định mệnh của Chúa là một định mệnh vinh quang. .....từ bỏ không phải để mất mà để được, được lại một cách sung mãn, hoàn hảo và cao cả phong phú hơn gấp bội. Mất hiện tại để được tương lai. Mất đời này để được đời sau. Mất phàm tục để được thần thiêng. Mất tạm bợ để được vĩnh cửu.
(View: 79237)
Lạy Chúa, xin giúp con tỏ ra thiện cảm và hiểu biết người khác như con muốn họ hiểu con, thiện cảm với con. Xin giúp con biết khuyến khích, nâng đỡ người khác, biết đối xử công bằng với họ và biết tha thứ cho họ như con muốn được họ khuyến khích, nâng đỡ, công bằng và tha thứ cho con. Trong khi con phê bình chỉ trích, nói lời thiếu bác ái với ai, xin cho con hiểu được như thế nào là bị phê bình chỉ trích. Xin cho con biết noi gương Chúa Giêsu đến để phục vụ, yêu thương và tha thứ, ngay cả kẻ thù ghét Ngài . Amen!
(View: 83882)
“phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa; vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ đối với anh em là như vậy” bắt đầu vang vọng trong tâm linh tôi, tôi bắt đầu cảm tạ và ngợi khen Chúa một cách yêú ớt. Tôi cảm tạ Chúa về người chồng của tôi, về những người bạn trung tín cầu nguyện cho tôi, về sự cứu rỗi và tình yêu không dời đổi của Ngài trong suốt cuộc đời tôi.