Saturday
4
May
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22273)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13115)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16521)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32899)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28286)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21975)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22800)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19809)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Cái tôi tuyệt vời: gây tai họa

Thursday, March 24, 201112:00 AM(View: 84413)

Đã gọi là cái tôi tuyệt vời sao nó lại gây tai họa? Tuyệt vời vì nó thoả mãn con người ta, nhưng nó lại gây tai hoạ cho cho chính ta và đôi khi cho cả cộng đoàn.

Chúng ta có thể gọi đó là những cái nhãn hiệu bên ngoài. Nhãn hiệu này thường thường do người khác gán cho ta, nhưng cũng có trường hợp ta tự phong cho mình.

Nhãn hiệu tốt lành: Cái tôi tế nhị

toi-contentTa rất tế nhị, không muốn làm phiền lòng ai. Ai nhờ điều gì, có khi ta biết chắc rằng mình không thể giúp được nhưng cũng hứa đại để làm vui lòng anh em. nhưng chính điều đó lại khiến người ta khó chịu khi cuối cùng ta lại chẳng thực hiện lời hứa. Và chính điều đó cũng làm ta áy náy không yên. Khổ thật, ta không có can đảm từ chối lời mời gọi hay yêu cầu của người khác bởi vì ta ngại mất nhãn hiệu tốt lành. Thành thử chính cái tôi tế nhị ấy đã gây tai hoạ cho ta và anh em.

Nhãn hiệu đáng phục: Cái tôi trung tín

Ta nổi tiếng là luôn giữ lời hứa một cách tuyệt vời. Bạn bè phục lăn ta về chuyện đó, dù mưa hay năng, dù khó khăn đến đâu, ta cũng khắc phục để thực hiện lời hứa tới nơi tới chốn. Nhưng cũng chính vì nhãn hiệu trung tín này đã gây cho ta bao bực dọc khó chịu. Bất ngờ, những chuyện không đâu, ở trên trời rơi xuống, khiến nhiều lần ta không thực hiện đúng lời hứa như đã dự định. Quả là một cái tôi tuyệt vời: gây tai họa.

Nhãn hiệu cừ khôi: Cái tôi tài năng

Tôi còn nhớ mang máng một câu chuyện kể rằng. Có một số thày dòng kia chăm chỉ, siêng năng soạn bài giảng với trọn cả tâm tình với mong ước rất đơn sơ: mình chỉ cố gắng làm tròn phận sự người gieo hạt giống Lời Chúa. Nhưng một thời gian sau, danh các thày nổi lên như cồn. Ai cũng tấm tắc khen các thày giảng hay. Thế là từ đó, các thày dồn hết tâm trí của mình vào việc luyện văn sao cho trau chuốt hơn, tìm các câu chuyện minh họa dồi dào hơn, luyện giọng của mình ngọt ngào, đi vào lòng người hơn các đồng môn khác.Một cuộc so tài ngấm ngầm nhưng cũng không kém phần quyết liệt. Vừa mong mình nổi tiếng hơn anh em khác vừa sợ mình thua kém anh em đồng môn. Cái tôi bắt đầu núp đàng sau thúc đẩy các thày làm việc cất lực mong sao cho người nghe cảm phục tài năng ăn nói của mình. Điều quan trọng là chuyển tải sự sức sống Lời Chúa thì các thày quê béng đi rồi. Cái tôi tài năng với nhãn hiệu kỳ khôi đang trên đài danh vọng, hân hoan trong hạnh phúc bừng bừng!! Quả là một cái tôi tuyệt vời: gây tai họa.

Nhãn hiệu oai phong: Cái tôi cao quý

Ngay cả trong lãnh vực Tông Đồ, ta cũng phải làm mọi cách để nhà thờ xứ mình cao hơn, to hơn các giáo xứ bên cạnh; nhóm mình ngon lành hơn nhóm khác; cộng đoàn mình nổi tiếng hơn cộng đoàn khác; ca đoàn mình hát hay hơn ca đoàn khác. Thiên Chúa bị biến thành những sản phẩm kinh tế thị trường. Thiên Chúa của cộng đoàn mình phải huy hoàng hơn cộng đoàn kia. Cùng làm việc tông đồ, nhưng ta vẫn mong họ đừng thành công như mình. Ta chẳng dại gì giúp họ ngang bằng mình… . Người công giáo chúng ta thường tự hào đạo mình là đạo thật do chính Chúa từ trời xuống lập nên. Bất cứ điều gì của Đạo mình thì luôn luôn tốt. Ngược lại, bất cứ cái gì của đạo khác thì đều sai, đều xấu với lời mỉa mai rất ấu trĩ: bọn thệ phản, bọn thờ bụt thần ma quỷ… Thà làm con chó nhà Đức Chúa Trời còn hơn làm quan ở ngoài thế gian!! Chính vì thế linh mục Anthony De Mello đã kể một câu chuyện khá dí dỏm:

Có một người tỉ phú đến xin lễ

Thưa linh mục, xin ngài làm một lễ cho con chó yêu quý của tôi.

Ông nói gì? Làm lễ cho con chó của ông?!!

Nhưng tôi quý nó lăm. Xin ngài dâng một lễ cho nó.

Ở đây chúng tôi không dâng lễ cho chó. Hay là ông thử gặp giáo phái ở dưới phố kia xem sao. May ra họ có thể giúp ông.

Người ấy vừa quay ra vừa than thở với vị linh mục:

Buồn quá, tôi mến con chó ấy lắm. tôi định dâng một triệu đô-la để xin lễ cho nó đấy.

Vị linh mục vội bảo: Khoan đã, sao ông không nói rõ cho tôi biết rằng con chó của ông là CÔNG GIÁO!!

Ngay cả con chó mang nhãn hiệu công giáo còn được coi trọng huống chi là người Công giáo. Chúng ta quá tự hào, quá hợm hĩnh mình với nhãn hiệu Công giáo đến nỗi linh mục Richard Rohr, dòng Phan Sinh đã phải cay đắng thốt lên: Là Công giáo cao cả lắm sao? Tất cả cả chỉ vì ta đồng hoá mình với nhãn hiệu oai phong. Quả là một cái tôi tuyệt vời: gây tai họa.

Nhãn hiệu cao quý: Cái tôi đạo đức thánh thiện

Một nhất nhãn hiệu cao quý nhất, nhưng cũng làm ta đau khổ nhất. Không đau khổ sao được khi con gái của mình lỡ cho tạm ứng trước khi kết hôn. Không hổ thẹn sao được khi mình đôi lúc yếu đuối sa ngã - chỉ một mình biết - mà đi đâu ai cũng tôn vinh mình là ông thánh sống!! Không bực tức sao được khi lỡ mang nhãn hiệu thánh thiện nên đành phải cắn răng chịu đựng những điều tai quái mà kẻ tiểu nhân cố tình đàn áp mình, xài xể mình, bôi nhọ mình. Quả là một cái tôi tuyệt vời: gây tai họa.

Nhãn hiệu uy tín: Cái tôi giấu mặt tài tình nhất


Đây là cái tôi mà có thể nói phần lớn các huynh trưởng chóp bu thích danh vọng trong cộng đoàn dễ bị vướng phải. Vì ta là trưởng cao nhất nên tất cả những gì ta đưa ra đều đúng, đều hợp lý, thậm chí nếu tìm trong Kinh Thánh, thế nào cũng có một vài câu Lời Chúa nào đó làm nền tảng cho kế hoạch của mình. Hầu hết các huynh trưởng đều tự phong cho mình một nhãn hiệu rất ư là tôn quý: ý huynh trưởng là ý Chúa. Các thành viên nghi ngờ điều gì, cần tham vấn đều gì. A lê hấp, cứ đi tìm huynh trưởng, chắc chắn sẽ nhận được những lời khuyên rất khôn ngoan vì đó được coi như ý Chúa, Cứ yên trí, nhắm mắt mà thi hành. Vẫn biết thường thường các huynh trưởng giỏi giang hơn thành viên, nhưng không phải luôn luôn là đúng ý Chúa. Bởi vì con người bất toàn, ngay cả các linh mục, giám mục, giáo hoàng vẫn có những sai sót, đặc biệt là những quyết định liên quan tới vấn đề tổ chức, xã hội, chuyên môn….

Nguy hiểm nhất là bỗng nhiên …đùng một cái… xuất hiện một huynh trưởng khác tỏ ra xuất sắc hơn về một lãnh vực nào đó, có nguy cơ làm lu mờ huynh trưởng chóp bu. Anh dễ bị xao động và dễ cảm thấy bị tổn thương danh dự. Chính lúc này, cái tôi giấu mắt mới bộc lộ được hết tài năng của nó. Nó thỏ thẻ bên tai rằng: Anh là huynh trưởng cao nhất. Anh phải có bổn phận gìn giữ cộng đoàn cho thật tốt. Coi chừng có kẻ khác giả làm người chăn tới phá cộng đoàn bằng những tư tưởng khác lạ so với bài bản chính thức của cộng đoàn. Kẻ đó sẽ gây hoang mang và tạo ra sự chia rẽ, không còn một lòng một trí theo anh nữa đâu. Anh phải nhân danh sự ổn định của cộng đoàn mà khôn khéo loại trừ tên đó một cách rất nhẹ nhàng và hợp lý nhất. Cho dù hơi vô lý một chút, cũng đừng có ngại, miễn sao làm cho hắn chán nản mà tự nguyện rời bỏ cộng đoàn. Anh tránh được tiếng loại trừ anh em. Ngoài ra còn một số đông khác như đàn cừu, chẳng biết cóc khô gì đâu. Họ thường cho rằng tên đó không biết vâng phục, ra là phải.. Cứ thế, tôi bảo đảm với anh tối đa chỉ trong vòng một năm thôi, tên đó đành phải ngậm ngùi biến khỏi cộng đoàn, lúc đó anh sẽ làm vua một cõi. Tiếng nói thì thầm đó chẳng dại gì để lộ mặt thật của nó: đó chính là cái tôi uy tín, cái tôi ganh tỵ ẩn sâu trong cõi vô thức: sợ bị lu mờ trước những huynh trưởng dưới quyền. Quả là một cái tôi tuyệt vời: gây tai họa.

Tóm lại, một khi đồng hoá với nhãn hiệu, ta thường cho rằng đó là những nén vàng, nén bạc Chúa giao để ta phát triển nó lên. Đúng thôi, nhưng khi cọ sát với thực tế, chính những nhãn hiệu tuyệt với đó đã âm thầm dẫn dắt chúng ta hướng theo một đường lối khác: đường lối oai phong, cừ khôi theo kiểu thế gian và ta từ từ rơi vào cái bẫy ngọt ngào do người khác hoặc chính mình tạo nên. Đáng tiếc là hầu như chúng ta khó có thể thoát ra được. Lý do rất đơn giản và mạnh mẽ: Tất cả các nhãn hiệu đó đã khôn khéo khoác lên cái tôi giấu mặt một áo choàng thánh thiện lấp lánh ánh kim sa gây cho chúng ta luôn tin tưởng rằng: ta đang nỗ lực làm tròn bổn phận của mình cho công trình của Chúa!!! Trong khi cái tôi giấu mặt âm thầm lớn lên chi phối mọi suy nghĩ và thọc gậy chỉ huy vào mọi hành động của ta - đặc biệt là trong phạm vi làm việc tông đồ với cương vị hướng dẫn các cộng đoàn. Quả là một cái tôi tuyệt vời: gây tai họa.

Khổng Nhuận

Đã gọi là cái tôi tuyệt vời sao nó lại gây tai họa? Tuyệt vời vì nó thoả mãn con người ta, nhưng nó lại gây tai hoạ cho cho chính ta và đôi khi cho cả cộng đoàn.

Chúng ta có thể gọi đó là những cái nhãn hiệu bên ngoài. Nhãn hiệu này thường thường do người khác gán cho ta, nhưng cũng có trường hợp ta tự phong cho mình.

Nhãn hiệu tốt lành: Cái tôi tế nhị

Ta rất tế nhị, không muốn làm phiền lòng ai. Ai nhờ điều gì, có khi ta biết chắc rằng mình không thể giúp được nhưng cũng hứa đại để làm vui lòng anh em. nhưng chính điều đó lại khiến người ta khó chịu khi cuối cùng ta lại chẳng thực hiện lời hứa. Và chính điều đó cũng làm ta áy náy không yên. Khổ thật, ta không có can đảm từ chối lời mời gọi hay yêu cầu của người khác bởi vì ta ngại mất nhãn hiệu tốt lành. Thành thử chính cái tôi tế nhị ấy đã gây tai hoạ cho ta và anh em.

Nhãn hiệu đáng phục: Cái tôi trung tín

Ta nổi tiếng là luôn giữ lời hứa một cách tuyệt vời. Bạn bè phục lăn ta về chuyện đó, dù mưa hay năng, dù khó khăn đến đâu, ta cũng khắc phục để thực hiện lời hứa tới nơi tới chốn. Nhưng cũng chính vì nhãn hiệu trung tín này đã gây cho ta bao bực dọc khó chịu. Bất ngờ, những chuyện không đâu, ở trên trời rơi xuống, khiến nhiều lần ta không thực hiện đúng lời hứa như đã dự định. Quả là một cái tôi tuyệt vời: gây tai họa.

Nhãn hiệu cừ khôi: Cái tôi tài năng

Tôi còn nhớ mang máng một câu chuyện kể rằng. Có một số thày dòng kia chăm chỉ, siêng năng soạn bài giảng với trọn cả tâm tình với mong ước rất đơn sơ: mình chỉ cố gắng làm tròn phận sự người gieo hạt giống Lời Chúa. Nhưng một thời gian sau, danh các thày nổi lên như cồn. Ai cũng tấm tắc khen các thày giảng hay. Thế là từ đó, các thày dồn hết tâm trí của mình vào việc luyện văn sao cho trau chuốt hơn, tìm các câu chuyện minh họa dồi dào hơn, luyện giọng của mình ngọt ngào, đi vào lòng người hơn các đồng môn khác.Một cuộc so tài ngấm ngầm nhưng cũng không kém phần quyết liệt. Vừa mong mình nổi tiếng hơn anh em khác vừa sợ mình thua kém anh em đồng môn. Cái tôi bắt đầu núp đàng sau thúc đẩy các thày làm việc cất lực mong sao cho người nghe cảm phục tài năng ăn nói của mình. Điều quan trọng là chuyển tải sự sức sống Lời Chúa thì các thày quê béng đi rồi. Cái tôi tài năng với nhãn hiệu kỳ khôi đang trên đài danh vọng, hân hoan trong hạnh phúc bừng bừng!! Quả là một cái tôi tuyệt vời: gây tai họa.

Nhãn hiệu oai phong: Cái tôi cao quý

Ngay cả trong lãnh vực Tông Đồ, ta cũng phải làm mọi cách để nhà thờ xứ mình cao hơn, to hơn các giáo xứ bên cạnh; nhóm mình ngon lành hơn nhóm khác; cộng đoàn mình nổi tiếng hơn cộng đoàn khác; ca đoàn mình hát hay hơn ca đoàn khác. Thiên Chúa bị biến thành những sản phẩm kinh tế thị trường. Thiên Chúa của cộng đoàn mình phải huy hoàng hơn cộng đoàn kia. Cùng làm việc tông đồ, nhưng ta vẫn mong họ đừng thành công như mình. Ta chẳng dại gì giúp họ ngang bằng mình… . Người công giáo chúng ta thường tự hào đạo mình là đạo thật do chính Chúa từ trời xuống lập nên. Bất cứ điều gì của Đạo mình thì luôn luôn tốt. Ngược lại, bất cứ cái gì của đạo khác thì đều sai, đều xấu với lời mỉa mai rất ấu trĩ: bọn thệ phản, bọn thờ bụt thần ma quỷ Thà làm con chó nhà Đức Chúa Trời còn hơn làm quan ở ngoài thế gian!! Chính vì thế linh mục Anthony De Mello đã kể một câu chuyện khá dí dỏm:

Có một người tỉ phú đến xin lễ

Thưa linh mục, xin ngài làm một lễ cho con chó yêu quý của tôi.

Ông nói gì? Làm lễ cho con chó của ông?!!

Nhưng tôi quý nó lăm. Xin ngài dâng một lễ cho nó.

Ở đây chúng tôi không dâng lễ cho chó. Hay là ông thử gặp giáo phái ở dưới phố kia xem sao. May ra họ có thể giúp ông.

Người ấy vừa quay ra vừa than thở với vị linh mục:

Buồn quá, tôi mến con chó ấy lắm. tôi định dâng một triệu đô-la để xin lễ cho nó đấy.

Vị linh mục vội bảo: Khoan đã, sao ông không nói rõ cho tôi biết rằng con chó của ông là CÔNG GIÁO!!

Ngay cả con chó mang nhãn hiệu công giáo còn được coi trọng huống chi là người Công giáo. Chúng ta quá tự hào, quá hợm hĩnh mình với nhãn hiệu Công giáo đến nỗi linh mục Richard Rohr, dòng Phan Sinh đã phải cay đắng thốt lên: Công giáo cao cả lắm sao? Tất cả cả chỉ vì ta đồng hoá mình với nhãn hiệu oai phong. Quả là một cái tôi tuyệt vời: gây tai họa.

Nhãn hiệu cao quý: Cái tôi đạo đức thánh thiện

Một nhất nhãn hiệu cao quý nhất, nhưng cũng làm ta đau khổ nhất. Không đau khổ sao được khi con gái của mình lỡ cho tạm ứng trước khi kết hôn. Không hổ thẹn sao được khi mình đôi lúc yếu đuối sa ngã - chỉ một mình biết - mà đi đâu ai cũng tôn vinh mình là ông thánh sống!! Không bực tức sao được khi lỡ mang nhãn hiệu thánh thiện nên đành phải cắn răng chịu đựng những điều tai quái mà kẻ tiểu nhân cố tình đàn áp mình, xài xể mình, bôi nhọ mình. Quả là một cái tôi tuyệt vời: gây tai họa.

Nhãn hiệu uy tín: Cái tôi giấu mặt tài tình nhất 

Đây là cái tôi mà có thể nói phần lớn các huynh trưởng chóp bu thích danh vọng trong cộng đoàn dễ bị vướng phải. Vì ta là trưởng cao nhất nên tất cả những gì ta đưa ra đều đúng, đều hợp lý, thậm chí nếu tìm trong Kinh Thánh, thế nào cũng có một vài câu Lời Chúa nào đó làm nền tảng cho kế hoạch của mình. Hầu hết các huynh trưởng đều tự phong cho mình một nhãn hiệu rất ư là tôn quý: ý huynh trưởng là ý Chúa. Các thành viên nghi ngờ điều gì, cần tham vấn đều gì. A lê hấp, cứ đi tìm huynh trưởng, chắc chắn sẽ nhận được những lời khuyên rất khôn ngoan vì đó được coi như ý Chúa, Cứ yên trí, nhắm mắt mà thi hành. Vẫn biết thường thường các huynh trưởng giỏi giang hơn thành viên, nhưng không phải luôn luôn là đúng ý Chúa. Bởi vì con người bất toàn, ngay cả các linh mục, giám mục, giáo hoàng vẫn có những sai sót, đặc biệt là những quyết định liên quan tới vấn đề tổ chức, xã hội, chuyên môn….

Nguy hiểm nhất là bỗng nhiên …đùng một cái… xuất hiện một huynh trưởng khác tỏ ra xuất sắc hơn về một lãnh vực nào đó, có nguy cơ làm lu mờ huynh trưởng chóp bu. Anh dễ bị xao động và dễ cảm thấy bị tổn thương danh dự. Chính lúc này, cái tôi giấu mắt mới bộc lộ được hết tài năng của nó. Nó thỏ thẻ bên tai rằng: Anh là huynh trưởng cao nhất. Anh phải có bổn phận gìn giữ cộng đoàn cho thật tốt. Coi chừng có kẻ khác giả làm người chăn tới phá cộng đoàn bằng những tư tưởng khác lạ so với bài bản chính thức của cộng đoàn. Kẻ đó sẽ gây hoang mang và tạo ra sự chia rẽ, không còn một lòng một trí theo anh nữa đâu. Anh phải nhân danh sự ổn định của cộng đoàn khôn khéo loại trừ tên đó một cách rất nhẹ nhàng và hợp lý nhất. Cho dù hơi vô lý một chút, cũng đừng có ngại, miễn sao làm cho hắn chán nản mà tự nguyện rời bỏ cộng đoàn. Anh tránh được tiếng loại trừ anh em. Ngoài ra còn một số đông khác như đàn cừu, chẳng biết cóc khô gì đâu. Họ thường cho rằng tên đó không biết vâng phục, ra là phải.. Cứ thế, tôi bảo đảm với anh tối đa chỉ trong vòng một năm thôi, tên đó đành phải ngậm ngùi biến khỏi cộng đoàn, lúc đó anh sẽ làm vua một cõi. Tiếng nói thì thầm đó chẳng dại gì để lộ mặt thật của nó: đó chính là cái tôi uy tín, cái tôi ganh tỵ ẩn sâu trong cõi vô thức: sợ bị lu mờ trước những huynh trưởng dưới quyền. Quả là một cái tôi tuyệt vời: gây tai họa.

Tóm lại, một khi đồng hoá với nhãn hiệu, ta thường cho rằng đó là những nén vàng, nén bạc Chúa giao để ta phát triển nó lên. Đúng thôi, nhưng khi cọ sát với thực tế, chính những nhãn hiệu tuyệt với đó đã âm thầm dẫn dắt chúng ta hướng theo một đường lối khác: đường lối oai phong, cừ khôi theo kiểu thế gian và ta từ từ rơi vào cái bẫy ngọt ngào do người khác hoặc chính mình tạo nên. Đáng tiếc là hầu như chúng ta khó có thể thoát ra được. Lý do rất đơn giản và mạnh mẽ: Tất cả các nhãn hiệu đó đã khôn khéo khoác lên cái tôi giấu mặt một áo choàng thánh thiện lấp lánh ánh kim sa gây cho chúng ta luôn tin tưởng rằng: ta đang nỗ lực làm tròn bổn phận của mình cho công trình của Chúa!!! Trong khi cái tôi giấu mặt âm thầm lớn lên chi phối mọi suy nghĩ và thọc gậy chỉ huy vào mọi hành động của ta - đặc biệt là trong phạm vi làm việc tông đồ với cương vị hướng dẫn các cộng đoàn. Quả là một cái tôi tuyệt vời: gây tai họa

(View: 100028)
Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm........ “Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ“ Đó là lời tạm biệt của họ khi kết thúc cuốn sách. “Hãy luôn khao khát. Hãy cứ dại khờ” Và tôi luôn cầu chúc điều đó cho chính mình.
(View: 106331)
.... Chính vì xác tín mạnh mẽ về sự chết, Đức Thánh Cha Gioan 23 đã rất an bình và bình tĩnh đón nhận cái chết. Tình yêu mạnh hơn sự chết, tình yêu nối kết con ngừơi còn sống với người đã chết. Và trong sức mạnh của tình yêu, cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá gây chú ý cho mọi người vì nhờ cái chết của Ngài, mọi người đều được lôi kéo đến với Ngài, Ngài đã qui tụ mọi người không phân biệt bất cứ một ai.
(View: 118376)
..... Điều quan trọng là khi thời giờ đến, lúc ta phải ra đón Đức Kitô như mười cô trinh nữ ra đón chàng rể, ngọn đèn tình yêu của ta, tức là lòng kính mến Thiên Chúa có còn cháy sáng hay không? Nếu luồng gió tội lỗi làm tắt ngọn đèn yêu mến trước giờ chết, ta còn có cơ hội thắp sáng lại bằng tâm tình thống hối. Nhưng nếu khi ta bước qua ranh giới sự chết mà đèn tắt, thì thời giờ đã chấm dứt!
(View: 109752)
..... Cầu nguyện là để Thánh Thần Chúa đưa mình vươn lên tới Đức Chúa Cha trong Đức Chúa Con ~ Cầu nguyện là yên lặng nhìn ngắm Chúa, không cầu nói năng, là nói với Chúa bằng ánh mắt và bằng suy tư ~ Cầu nguyện là tiếng rên xiết lo âu, là lời khẩn cầu ơn cứu trợ, là việc chiêm ngưỡng vinh quang Thiên Chúa
(View: 108229)
..... Ai ơi, nếu còn thương nhau, chớ có thử lòng nhau. Và hãy hiểu, lòng con người là giấy. Ai không động lòng trước một cử chỉ ân cần? Ai vô cảm bởi một lời khen? Ai vắng nhau lâu ngày mà không hề ham muốn? Chẳng phải lòng mình cũng vậy ư? Vậy nên, nâng niu bao nhiêu vẫn chưa đủ. Một chút nghi kỵ đã là thừa.
(View: 99533)
..... “[Nếu anh chị em là] những người giàu ở trần gian này… [thì hãy lo] làm việc thiện và trở nên giàu có về các việc tốt lành, [hãy] ăn ở rộng rãi, sẵn sàng chia sẻ. Như vậy [là anh chị em đang] tích trữ cho mình một vốn liếng vững chắc cho tương lai, để được sự sống thật” (1 Tm 16:17-19). Cuối cùng, xin bạn đừng quên rằng THIÊN CHÚA MỚI LÀ CHỦ của tất cả mọi sự mà chúng mình đang sở hữu như: tài sản, tiền bạc, trí tuệ, tài năng... Bạn và tôi chỉ là quản lý của Ngài mà thôi. Bạn quản lý mà không khéo thì coi chừng! Có ngày Ngài sẽ nói nhỏ với bạn rằng: “Công việc quản lý của anh [có vấn đề lớn] anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa!” (Mt 16:2), thì kể như…toi mạng! Hãy quản lý cho khéo khéo một chút! Sống keo kiệt mất chức ráng chịu!
(View: 100117)
.... Thiên Chúa không muốn con người đau khổ, tại sao Ngài lại bắt linh hồn người chết phải thanh luyện cho hoàn hảo mới được vào thiên đàng? .... Đau khổ chỉ là ngọn, còn tội lỗi mới là gốc. Muốn tránh khổ thì phải tránh tội lỗi. Diệt khổ thì chỉ là diệt ngọn, khổ vẫn có thể tiếp tục phát sinh. Diệt tội lỗi mới là diệt khổ tận gốc.
(View: 96097)
... Giữ đạo đã khó còn sống đạo lại càng khó hơn. Làm sao để người tin đạo biết sống đạo? ... sống cầu nguyện trong đời sống hằng ngày. Sống cầu nguyện là phó thác mọi sự cho Chúa, chấp nhận mọi thử thách, vui buồn như là Hồng Ân Chúa ban. Khi làm bất cứ việc gì, mỗi phút giây đều nghĩ đến sự quan phòng của Chúa, sự soi sáng của Chúa Thánh Thần. Mỗi sáng thức dậy, bạn hãy dành ít phút để dâng và phó thác cho Chúa ngày hôm đó. Có Chúa đồng hành, bạn sẽ được gắn bó với Thiên Chúa và “sống đạo” tốt hơn.
(View: 95484)
... chúng con lắm khi tự hỏi rằng chúng con cum cúp giữ đạo, chịu nhiều thua thiệt ở đời này so với rất nhiều bà con khác đạo và bà con không tôn giáo để rồi lại cũng sẽ lãnh mỗi người một đồng tiền lương sao? Nói gì đến bà con lương dân hay bà con khác đạo sống ngay lành, người thu thuế Chúa kể chuyện chỉ đấm ngực và xin: Lạy Chúa xin thương xót con là kẻ có tội, chưa hết, cái anh tử tội năm nào bị treo trên thập giá cạnh Chúa, chỉ với lời cầu xin: “lạy Ngài khi nào về Nước Ngài, xin nhớ đến tôi” thì đều được công chính hóa, được phúc thiên đàng. Thế thì sự công bình ở đâu? ....
(View: 93081)
.... Hàng ngày, tôi vẫn luôn yêu thương, trân trọng, quý giá người bạn “sống” của tôi. Với niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa là Chúa tôi tôn thờ, sự sống đối với người công giáo với riêng tôi còn có một giá trị thiêng liêng vì sự sống của tôi được trả bằng gía máu của con Thiên Chúa. Chúa tôi đã chết cho tôi để tôi được bước vào ngưỡng cữa nước hằng sống, ngưỡng cửa của yêu thương, nhưng người bạn “chết” vẫn luôn đồng hành với tôi. Một ngày nào đó, khi tôi đưa tay ra, người bạn “chết” sẽ ân cần nắm tay tôi như tôi đang được người bạn “sống” ân cần với tôi vậy. Amen.
(View: 93378)
.... Đây là những phản ứng tự nhiên. Hãy dịu dàng với bản thân thay vì chỉ trích các phản ứng của mình. Cuộc sống của bạn đã có đủ đau khổ, nên đừng bắt mình phải chịu đựng thêm nữa. Ngoài ra có một số người không thể bày tỏ cãm xúc, sự đau buồn cho bất cứ ai, cố gắng vượt qua nổi đau mất mát bằng đời sống thường nhật, luôn thường tìm đến nơi thinh lặng, cam chịu ... hãy tôn trọng khoảng thời gian, không gian này, lúc này đây chỉ có tình yêu chân thành, sự quan tâm đúng mức, nghiã cử nhân hậu chấp nhận của người thân mới vực họ đứng dậy sau khủng hoảng mất mát.
(View: 95750)
... Lehman and Wortman (1987) nghiên cứu 39 người có bạn đời (spouse) tử vong và 54 người có có con tử vong do tai nạn xe cộ. Họ thấy rằng cần ít nhất một năm để có thể lập lại “nhịp sống bình thường hàng ngày” (a pattern of daily care) – có thể ngắn hơn đối với người mất con cái và dài hơn đối với người mất bạn đời. Phục hồi cảm xúc có thể kéo cần 4 – 7 năm sau tử vong; và thực sự không bao giờ hoàn toàn. Hầu hết mọi người ở năm thứ bảy cũng giống như khi họ còn ở năm thứ tư. Điều này có nghĩa là những người đó thường đã hồi phục ở mức mà họ sẽ có thể hồi phục sau 4 năm.
(View: 97967)
.... Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ, cho (các) linh hồn mới qua đời được lên chốn nghỉ ngơi” hoặc là” “Chúa ơi, xin thương xót thứ tha cho những người mới chết, nếu họ chưa kịp ăn năn tội mình”. -“ Biết họ có đạo không mà đọc, biết linh hồn gì mà cầu”, Cô ta khó chịu. -“Chúa ban ơn cứu độ cho người công chính mà em, biết đâu, họ còn công chính hơn mình!”.... Thiên Chúa thấy lòng thương xót của chúng ta dành cho các Linh Hồn một cách chân thành, với lời khẩn cầu tha thiết, với lòng bác ái bao dung không phán xét, không phân biệt, với niềm tin tưởng vào ước muốn đầy lòng thương xót của Chúa Giêsu
(View: 103408)
... Đạo chúng ta là đạo suy tưởng và thẳng thắn nhìn vào sự chết không khiếp sợ, tránh né. Ngày nào, Giáo Hội cũng dạy con cái mình lặp đi lặp lại lời cầu nguyện xa xưa nhất, do từ cửa miệng các bổn đạo đầu tiên trong Giáo Hội: " Xin cho các linh hồn được nghỉ ngơi bằng an ".
(View: 92776)
..... "Jane đã mất rồi và chúng tôi thương nhớ nó kinh khủng. Nhưng nói hay làm gì thì có mang Jane về được đâu. Trong khi đó Amy còn cả một cuộc đời trước mặt. Làm sao nó có thể sống một cuộc đời hạnh phúc nếu cứ cảm thấy rằng chúng tôi oán trách nó vì nó đã gây ra cái chết của chị gái?"
(View: 93533)
"Life After Life" của bác sĩ Raymond Moody. Có một điều lạ là, những người chết đi sống lại đều nói đến một luồng ánh sáng, hay 1 người sáng. Người ánh sáng được diễn tả trong cuốn sách của bác sĩ Moody không nói mình là ai. Vị này dường như thương mến tất cả mọi người và dạy mọi người rằng làm người phải biết thương thân mình và thương người khác; rằng hành trang mà người chết có thể mang theo chỉ là tình thương thôi, một thứ tình thương vô vị kỷ.
(View: 99243)
Điều đó không lạ gì, vì mỗi cái chết của người ra đi đều để lại dang dở cho những người còn lại trên thế trần, bao lâu còn sống trên trần thế bấy lâu con người không thể được hoàn toàn hạnh phúc như lòng mong muốn. Cuộc đời con người thăng trầm có khi vui lúc buồn, lúc gặp thời khi trái thời, lúc gặp mặt khi phải chia tay, khi giận hờn lúc yêu thương, cũng có khi được thanh thản vô lo v.v. Nhưng rồi một khi đau khổ, buồn bực qua dần đi bạn sẽ tìm được nguồn bình an, an ủi vì bạn biết rằng cho dù hoàn cảnh nào đi nữa bạn đã được thực sự yêu thương và bạn đã yêu thương .
(View: 92266)
Hãy chấp nhận việc sinh ly tử biệt là chuyện thường tình sẽ xảy ra trong cuộc sống. Những người chúng ta yêu thương ôm ấp đều sẽ qua đi theo thời gian. Ai cũng phải già đi, mang bệnh, rồi qua đời. Chấp nhận sự mất mát là liều thuốc tinh thần giúp chữa lành những nỗi đau và đem lại cho chúng ta sự bình an khi phải đối diện với những nghiệt ngã trong cuộc sống .... . Có rất nhiều giải pháp giúp chúng ta vượt qua sự đau buồn, biết sống chấp nhận, không mặc cảm, lướt thắng những khó khăn để tiếp tục tích cực đi trọn con đường còn lại và sống một cách có ý nghĩa hơn.
(View: 91341)
Đừng nói với tôi rằng tôi sẽ ổn. Tôi biết mình sẽ ổn, nhưng lúc này đây, tôi rất không ổn. Nói rằng tôi sẽ ổn hoặc mọi thứ rồi sẽ tốt đẹp chính là xem nhẹ những gì tôi đang trải qua. Tôi đang ở tận cùng vực thẳm, tôi không nhìn thấy chút ánh sáng nào. Tôi đang bị bóng tối bao trùm. Tôi biết mình sẽ thoát ra .... Hãy nhìn lên Ngài. Hãy lại HY VỌNG vào BÌNH AN của Ngài. Nó sẽ đến.
(View: 95740)
... Lời sau cùng của Đức Giêsu trên Thập Giá: “Lạy Cha, xin hãy tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Đó là Lời đúc kết tất cả mọi Lời rao giảng của Người và cũng là mục tiêu của công cuộc Nhập Thể và Cứu Chuộc ... tha thứ, và Người truyền cho những kẻ theo Người phải thực hành một giới răn mới: phải tha thứ. “Thầy không bảo con là đến bảy lần,nhưng đến bảy mươi lần bảy” (Mt 18,21-22), nghĩa là phải luôn tha thứ. Dường như có một mối liên hệ sâu xa giữa lời răn dạy này và lời truyền của Đức Giêsu: “Thầy để lại bình an cho các con. Thầy ban cho các con bình an của Thầy” (Ga. 14,27). Lý do là khi tha thứ cho anh em, người ta sẽ cảm được sự bình an sâu thẳm trong đáy lòng mình.