Sunday
28
April
2024
(View: 8990)
Đây là những kỹ thuật photoshop đơn giản và dễ dàng dành cho các bạn yêu nhiếp ảnh chân dung. Đơn giản và dễ dàng là vì những kỹ thuật này chỉ hậu kỳ nhẹ lên chủ đề và gây cảm tưởng tốt cho người được chụp khi họ xem ảnh. Bạn chỉ cần bỏ ra 2 tới 3 phút là có thể hoàn thành một kỹ thuật. Bạn không cần phải có kiến thức cơ bản về photoshop (nhưng nếu có thì càng tốt) và chỉ tuần tự làm theo từng bước hướng dẫn.
(View: 10542)
Về cơ bản, ảnh chân dung gồm 3 loại: chụp cận mặt, chụp bán thân (demi thân trên) và chân dung ngoại cảnh. Trong loại ảnh chân dung thứ 3, người cầm máy nhắm vào chủ thể và hậu cảnh xung quanh chủ thể nhằm thể hiện tính cách của chủ thể - đây cũng là thể loại ảnh thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
(View: 10097)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
(View: 8703)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

SỰ NHỊN ĂN CỦA LOÀI VẬT

Sunday, June 26, 201112:00 AM(View: 47208)


Trước khi đi sâu ào phương-pháp nhịn ăn áp dụng cho con người, ta thử đi vào thiên nhiên khảo sát một ít về tập-quán nhịn ăn của một số thú vật.

Thú vật không phải chỉ nhịn ăn trong lúc đau mà cả trong lúc lành mạnh. Chúng ta cần chú ý điểm này để bỏ ý niệm sợ nhịn ăn và có một sự nhận định chính xác hơn về vần đề nầy.

Trong thời kỳ giao-tình, chim xí-nga (pingouou) và ngỗng đực nhịn ăn . Sau thời kỳ này, ngỗng đực chịu mất ¼ sức nặng.

yeudoiyeunguoi_05-contentCòn hải-cẩu thì ai cũng biết là nó nhịn đói trong suốt mùa giao-tình. Đăng đẳng 3 tháng liền của thời kỳ giao-tình hằng năm, con hải-cẩu không ăn mà cũng chẳng uống (trong thời gian này thực phẩm nó có thể kiếm dể dàng) từ tháng 5 hay trung tuần tháng 6 đến cuối tháng 7 hoặc thượng tuần tháng 8. Sauk hi quyết chiến để thủ thắng với 5, 6 tình-địch ngõ hầu chiếm một địa điểm và lập một hậu-cung với 5,6 cô hải cẩu, chàng hải cẩu đực suốt mùa hè phải phần thì lien-miên chiến đấu bảo vệ hậu-cung của mình và phần thì phải làm thỏa-mãn sinh-lý cho các cô thê-thiếp. Ray Champan Andrews nói: “Trong suốt mùa hè chàng hải cẩu không ăn, không ngũ. Đây là chuỗi ngày trác-tán về tình-dục và chiến-đấu để chống những kẻ đến dòm ngó và xâm-lăng hậu-cung của mình.

Súc-vật nhịn ăn khi bị khích-động hoặc uể ỏai , buồn rầu. Người ta thường kể chuyện nhiều con chó buồn đến bỏ ăn khi chủ nó chết hay đi vắng lâu ngày.

Có nhiều trường hợp chó và các giống vật khác nhịn ăn đến 10, 20 ngày hay hơn thế nữa khi chúng bị nội thương hay gảy xương. Voi bị thương nó cũng nhịn ăn. Mèo, chó, bò, ngựa, heo đều nhịn ăn khi chúng nó đau.

Đôi khi để thích nghi với hoàn-cảnh, với sự khan-hiếm thức ăn, thiếu nước, con vật muốn bảo-tồn sinh-mệnh đã tạo thói-quen nhịn ăn trong giấc Đông-miên hay Hạ- miên.

Về mùa lạnh ở miền cực Bắc, ngày ngắn đêm dài, khí hậu lạnh-lẽo phần mưa tuyết, phần thiếu thốn thức ăn, thú vật phải giải quyết đời sống của chúng cho thích nghi trong các trường hợp rất khó khăn bất lợi. Nhiều giống thú tích-trử thức ăn ở ngòai, nhiều để dành trong mình.

Dơi, chuột, chồn, sóc, nhím, cóc, nhái, cắc-kè, rắn, ốc-sên, gấu, cá sấu, cá gáy đều là những con vật có giấc Đông-miên ở xứ lạnh.

Đông-miên là một trạng thái yên ngũ trong lúc đó sự hô-hấp, tuần-hoàn và biến-dưỡng giảm bớt rất nhiều, trạng-thái nhờ đó thú vật ôn đới sống qua mùa rét. Trong thời gian nầy sự họat động các cơ-quan trong nội-thể gần như ngừng-nghỉ, nhiệt độ trong mình sụt xuống suýt soát với khí-hậu bên ngoài, tim đập rất chậm và con vật mất từ 30% đến 40% sức nặng, đôi khi 50%hay hơn thế nữa.

Trong giấc Đông-miên con thú có thể sống số thức ăn tích-trữ trong cơ-thể hoặc thỉnh thoảng thức dậy ăn số thức ăn để dành trong hang ổ.

Trong thời-kỳ Đông-miên của con dơi, tim nó đập chậm đến mức ta không nhận thấy, hơi thở hầu như dứt hẳn, máu chảy rất chậm, nhiệt-độ trong mình suýt soát khí hậu bên ngòai. Ví dụ khí hậu ở bên ngòai là 1 độ thì trong mình nó chỉ 1 độ rưởi mà thôi.

Còn ở các vùng nhiệt-đới, trong thời gian khô hạn lúc thức ăn thiếu, cây cỏ khô héo, cũng có nhiều loài thú ở vùng ôn-đới, đặc biệt các miền sa mạc các giống như sâu bọ, ốc sên, cá, cá sấu và vài loài cá vú đã vượt qua những nỗi khó khăn đó với giấc Hạ-miên.

“Mùa nắng sông hồ khô cạn, không có thức ăn, cá sấu nằm yên không ăn trong suốt những ngày nắng hạn. Nhiều giống cá như cá dét đục sâu trong lòng đất không ăn chờ mùa mưa tới. Rùa ngủ trong bùn, rùa biển ngủ trong hốc đá, đĩa , nhái ngủ trong bùn khô.

Nắng, hạn, thiếu thức ăn là yếu-tố quyết định giấc Hạ-miên cũng như lạnh và đói thúc đẩy giấc Đông-miên nơi các động vật.

Thời-gian nhịn ăn của loài có xương sống có thể kéo dài từ vài ngày nơi những con chim nhỏ, vài tháng nơi loài có vú đến nhiều năm nơi loài rắn. Loài máu lạnh thường có thể sống nhịn ăn lâu dài hơn loài máu nóng nhiều.

Sự nhịn ăn trong những điều-kiện khác nhau là tình-trạng rất thong thường trong thiên nhiên dùng để đương đầu với những như cầu của đời sống. Cái khả năng nhịn ăn trong giấc Đông-miên và hạ-miên là yếu-tố quan trọng để sống còn ; nếu không có khả năng trên con vật sẽ chết trong mùa Đông hay hạn hán do thiếu thực phẩm hay thiếu nước.

Trong trường hợp đau ốm, bị thương nặng, khi không một thức ăn nào có thể tiêu-hóa được thì cơ-thể dùng những thức ăn dự-trữ trong tế-bào để nuôi những cơ quan trọng yếu và điều-hành các họat động cần thiết cho sinh-mạng.

Sốt, đau, buồn, khổ, viêm, chận đứng sự xuất-tiết các dịch của bột tiêu-hóa, ngăn chặn mọi sự co-bóp của dạ-dày và vì vậy không còn cảm giác thích ăn nữa. Trong những trường hợp như vậy chỉ còn một nguồn thực-phẩm : thức ăn dự-trữ trong người.

Trích sách Tuyệt thực đi về đâu (PP Ohsawa)
Chị Trâm Phạm gởi

(View: 17943)
Ăn muộn quá no gây áp lực lên các cơ quan xung quanh. Dạ dày, ruột, gan, túi mật, tuyến tuỵ sẽ truyền “thông tin” đến não, khiến các tế bào não hoạt động trở lại. Một khi “làn sóng phấn khích” lan ra các phần khác của võ não thì sẽ dẫn tới ác mộng. Tình trạng kéo dài có thể gây suy nhược thần kinh.
(View: 17058)
Chuột rút có thể xẩy ra ở bất cứ bắp thịt nào, nhưng thường thấy ở bắp chuối giữa đầu gối và cổ chân, bắp thịt đùi và hông (cơ đùi trước và đùi sau giữa đầu gối và hông), dọc theo bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Cơ co có thể chỉ lâu vài giây đồng hồ tới vài phút nhưng cũng có thể hết đi rồi co trở lại. Bệnh thường xẩy ra vào ban đêm khi đang ngủ hoặc sau khi vận động, sử dụng cơ bắp lâu dài. Bệnh thấy ở mọi giới mọi tuổi nhưng nhiều hơn ở lớp trẻ và lão niên trên 65 tuổi
(View: 16568)
Kẻ thù nguy hiểm nhất của trí nhớ là stress. Trong gia đình cũng như ngoài xã hội, mọi người đều chịu nhiều áp lực. Không ít người bị stress trầm trọng khiến cơ thể phóng thích nhiều cortisol (hormone stress), làm tổn thương vùng hippocampus. Mặt khác, stress còn làm giảm, thậm chí mất tập trung. Ngoài ra, cortisol còn thúc đẩy việc sản xuất insulin, ngăn không cho vùng hippocampus sử dụng đủ đường huyết để não có năng lượng cho việc ghi nhớ. Hơn thế stress còn gây khó khăn cho việc "truy cập" ký ức đã được lưu giữ.
(View: 16612)
Vậy thì những thử nghiệm đó là gì và được thực hiện như thế nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu. Trước hết, xin nhắc lại là những rủi ro đưa tới ung thư ruột già gồm có: - Tuổi cao ( trên 50 tuổi); - Cá nhân hoặc thân nhân có tiền sử bướu thịt, ung thư ruột già; - Cá nhân có tiền sử viêm loét ruột; - Di truyền; - Hút thuốc lá; - Đời sống quá tĩnh tại;
(View: 18063)
Cam thảo kích thích chức năng bảo vệ của cơ thể giúp ngừa các dạng viêm loét rất hiệu quả. Theo các nghiên cứu thì dùng cam thảo điều trị thành công bệnh viêm loét dạ dày lên đến 91%.....Lưu ý: Những người cao huyết áp và bị các bệnh về gan không nên dùng cam thảo vì dùng cảm thảo nhiều gây tích nước và tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
(View: 21147)
Mặc dầu Đương Qui được coi như một vị thuốc bổ của phụ nữ nhưng cũng được dùng trong nhiều đơn thuốc để chữa các bệnh khác, có tác dụng chữa đau đầu do thiếu máu, đau lưng, đau ngực, táo bón. Chủ yếu vẫn dùng để chữa bệnh kinh nguyệt không đều, có kinh đau bụng, tổn thương ứ huyết, chân tay lạnh và đau nhức.
(View: 29566)
Loại sâm này có nhiều ở vùng bắc Mỹ châu, đặc biệt ở tiểu bang Wisconsin. Dược chất chủ yếu là saponin và panaquilon. Sâm này có vị nhẫn, hơi ngọt và mang tính hàn. Khi vào cơ thể nó qui vào các kinh tâm, phế và thận. Sâm Hoa Kỳ đựơc dùng chống mệt mỏi, tăng cường sinh lực, tác dụng tốt của sâm Hoa Kỳ là điều hòa nhịp tim và trung khu thần kinh hệ, có tác dụng như thuốc an thần
(View: 18077)
1) giúp cho mạch máu được vận chuyển nhiều trong cơ thể và giúp cho máu được tinh khiết, sự vận chuyển đó đưa máu tới các mô và các bộ phận như tim, não, tai, mắt. 2) bảo vệ các cơ phận không bị ô nhiễm phá họai. 3) ngăn chận chất PAF, là chất làm cho máu dính cục đưa đến việc tắc nghẽn và đứt gân máu, ảnh hưởng trực tiếp đến mạch máu tim và tạo nguy hiểm cho tế bào não.
(View: 17494)
Khi ung thư vừa phát sẽ không thấy đau đớn hay có dấu hiệu nào nên các xét nghiệm tầm soát là rất quan trọng. Khi ung thư phát triển theo các loại khác nhau, các dấu hiệu cảnh báo có thể xuất hiện. Tuy nhiên, những dấu hiệu này có thể xuất phát từ nguyên nhân khác. Nên đi gặp bác sĩ. Trong nhiều trường hợp phát hiện và điều trị ung thư càng sớm càng có nhiều cơ may chữa dứt bệnh
(View: 16370)
- Bệnh tim mạch - Ung thư - Bệnh nhiễm trùng - Tai nạn