* Tuổi Già - Đạo Hiếu *
Thượng Đế dạy: “Ngươi hãy thờ kính Cha Mẹ”(Mt 15,4)
Gợi tôi nhớ bài hát: KINH CHỮ HIỀU của Lm Nguyễn văn Tuyên:
1- Xin nguyện cầu cho Ba của con, sống can trường giữa cuộc đời gian khó. Bao đắng cay bao hiểm nguy nhọc nhằn, vẫn vững tin nơi Thiên chúa quan phòng, quyết một lòng luôn tin yêu.
Đk: Lạy Chúa! Chúc phúc gia đình con, lạy Chúa thánh hoá gia đình con, cuộc sống ấm êm hạnh phúc nhiều. Vì Chúa đã đến trong tình yêu, và Chúa đẽ chết trong tình yêu, nguyện Chúa giữ mãi con được yêu.
2- Mãi nguyện cầu cho mẹ của con, với nụ cười dẫu cuộc đời khe khắt. Khuya sớm hôm nuôi trẻ thơ nhỏ dại, biết phó dâng cho Thiên Chúa nhân lành, mái gia đình luôn an vui.
“Hãy tôn kính cha mẹ,…để ngươi được hạnh phúc và hưởng thụ trên mặt đất này”. (Ep 6, 2)
“Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức giận; nhưng hãy giáo dục chúng ..bằng cách khuyên răn và sửa dạy”. (Ep 6, 4)
Người Việt nam ta ai cũng nghĩ tới Đạo Hiếu và Tuổi Gìa. Văn hóa Việt Nam luôn kính lão đắc thọ, kính trọng tuổi gìa.
1- Muốn được sống lâu: Là con cháu nên biết tính ông bà, vì mong được kính trọng, chiều chuộng. Ca dao, Tục ngữ có câu:
Trẻ cậy cha, già cậy con - Trẻ dưỡng cây, già cây dưỡng – Già được bát canh, trẻ được manh áo mới. Nếu con cháu nó không làm được những điều trên thì bố mẹ cũng đừng vì đó mà buồn phiền, nhưng luôn vui vẻ, không than trách, không giận hờn. Vì giận hờn sẽ phát sinh ra nhiều bệnh tật, giảm tuổi thọ.
2- Lão giả an tri: Đừng để cho các cụ bị tủi thân, vì các cụ chỉ muốn lão giả an tri, cảm thấy mình bị hất hủi, sinh ra tủi nhục. Trên thực tế, các cụ chẳng muốn trẻ chưa qua, già đã đến hay cảnh cha già con mọn, già vừa lấm lén, thân đã ra hèn.
3- Tuổi gìa sinh tật. Tật đây có thể hiểu nhiều nghĩa: tật hư thói xấu, bệnh tật, cũng có câu: Trẻ đeo hoa, già mang tật, hay là: Tuổi già trái chứng, hoặc: Tuổi già sinh tật như đất sinh cỏ.
Như vậy đừng tưởng mình là gì mà dễ tức giận, trách con cháu. Hãy vui nhận những bất toàn của mình, để con cháu vui lòng, và mình được vui tươi sảng khoái tâm hồn sẽ ít bệnh và sống lâu hơn.
4- Tuổi già có đáng sợ không? Dù sống ở xã hội văn minh vật chất, người ta vẫn sợ tuổi già, vì tuổi già đã mất sự kính trọng., không còn tinh thần kính trên nhường dưới, tôn ti đẳng cấp nữa. Trong xã hội vật chất với lợi nhuận này, người ta chỉ để ý đến: tuổi trẻ tài cao, tuổi trẻ lanh lợi tháo vát…Trong khi đó coi tuổi gìa là lỗi thời, tuổi gìa về vườn. tuổi gìa mất thế, tuổi già mất chỗ. Nhưng ở Hoa kỳ thì tuổi già thấy có thế, tuổi già có chỗ. Có chỗ làm việc, có chổ sinh hoạt, trò truyện, nghỉ ngơi, đi vãng cảnh tại Hội Cao niên…
5- Hiếu thảo với cha mẹ già: Đôi khi con cháu thiếu hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, đã quên câu: Cha mẹ nuôi con như trời như bể, con nuôi cha mẹ con kể từng ngày. Nhiều khi vì kế sinh nhai đã quên lãng: Cha mẹ xiêu vẹo lều tranh,, đói no không biết, rách lành chẳng hay. Còn có trường hợp: Cha mẹ nói một, con cãi mười. Chẳng còn có kỷ cương gì nữa: Con người có bố có ông, như cây có cội như sông có nguồn.6- Hãy nói và làm cho nhau bây giờ: Tới đây, tôi nhớ một tác giả vô danh đã viết những lời vàng ngọc như sau, thiết tưởng mọi người nên thực hiện hôm nay:
a/ Tôi thà có một bông hoa nhỏ từ vườn của bạn bè, còn hơn những cánh hoa tuyển chọn khi đời tôi kết thúc trên mặt đất này.
b/ Tôi thà được nghe một lời thân ái, còn hơn những lời tâng bốc khi tim ngừng đập.
c/ Tôi thà được nhận những nụ cười yêu thương và chân thành từ bạn bè, còn hơn những giọt nước mắt rơi quanh quan tài, khi từ giã cõi đời.
d/ Hãy mang đến cho tôi mọi cành hoa của bạn hôm nay, dù hồng, dù trằng hay đỏ, tím. Thà có một nụ hoa hôm nay, còn hơn một xe tải đầy hoa lúc lìa đời.
Quý vị có mắc nợ ông bà, cha mẹ, hay bạn bè nào một lời cám ơn hoặc tỏ lòng quý mến không? Đừng trì hoãn nữa, Hãy nói ngay và làm cho họ hôm nay. Ngày mai có thể là quá trễ đấy! Nên nhớ câu: “Nói lời thân ái không bao giờ là quá sớm, bởi lẽ bạn không bao giờ ngờ nó là quá trễ.”
Ptế: JBM Nguyễn Định