Hạnh phúc vốn tồn tại trong lòng ta, nó không do khách quan mà do chính quan niệm tư tưởng và thái độ của chúng ta tạo thành. Nói vắn tắt, thái độ tinh thần sẽ định đoạt mức độ hạnh phúc và đau khổ cho chính mình. Nhưng khi phải đối diện với nhửng bất hạnh cùng cực, khi phải xa rời những người mà ta vô cùng yêu quý, thái độ tinh thần có còn đủ khả năng để xoa dịu nỗi đau và làm thay đổi cuộc sống của ta nữa hay không?
Bà S. có một người cháu trai đang ra trận. Một ngày kia, bà nhận được tin báo cháu bà mất tích. Bà S đứng ngồi không yên. Chẳng bao lâu sau bà nhận được tin chính thức cháu bà đã tữ trận. Bà đau đớn vô cùng.
Trước khi xảy ra sự kiện này, bà S. luôn cảm thấy số phận mình rất tốt đẹp. Bà thường nói: " Thượng đế đã cho tôi một công việc yêu thích, cho tôi một đứa cháu trai nuôi đến ngày khôn lớn, đứa cháu trai tôi xem như sinh mạng của mình. Đối với tôi, cháu là đại diện cho những gì tốt đẹp nhất của một thanh niên. Dường như thượng đế đã đền đáp cho những gì tôi đã cố gắng trước đây." Nhưng chuyện trớ trêu đã xảy ra như thế. Bà S. cảm thấy thế giới như sụp đổ, bà thấy mình sống chẳng còn ý nghĩa gì nữa, bà không tìm được lý do gì để tiếp tục tồn tại. Bà bỏ bê công việc, xa lánh bạn bè. Bà vứt bỏ tất cả những gì thuộc về cuộc sống của bà trước kia, bà oán hận thế giới:" Tại sao đứa cháu tôi yêu thương nhất lại phải chết? Tại sao nó phải chết trên chiến trường trong khi bao nhiêu thanh niên khác vẫn còn sống?" Bà không thể chấp nhận sự thật quá phũ phàng.
Cuối cùng bà quyết định bỏ việc, rời xa quê hương, tìm quên trong oán hận. Nhưng chính lúc bà dọn dẹp mọi thứ để ra đi thì đột nhiên bà bắt gập một bức thư của cháu trai viết cho bà trước đây. Trong thư anh viết:" Dì S. của cháu, đương nhiên chúng ta đều nhớ mẹ đặc biệt là dì. Nhưng cháu biết dì rất bình tĩnh, cách nhìn của dì đối với cuộc sống có thể sẽ giúp dì mạnh mẽ trở lại. Cháu không bao giờ quên những chân lý tốt đẹp mà dì đã từng dạy cho cháu. Bất kể cháu sống ở đâu, bất kể chúng ta cách xa nhau bao nhiêu , cháu mãi mãi ghi nhớ sự dậy dỗ của dì. Dì đã dạy cháu phải luôn nở nụ cười đối mặt với cuộc sống, phải là một người đàn ông thật sự, phải biết chấp nhận hoàn cảnh có thể xảy ra".
Bà S. đọc đi đọc lại lá thư đó, bà cảm thấy như cháu trai đang ở ngay bên cạnh mình, đang chờ nghe mình nói chuyện. Bà ngẫm nghĩ:" tại sao mình không làm theo cách mà mình đã dạy nó? Sao mình không mạnh mẽ lên cho dủ đã xảy ra bất cứ việc gì? Hãy che lấp nỗi đau dưới những nụ cười để tiếp tục sống!"
Lá thư cũ của người cháu đã mang lại cho bà S. sự động viên to lớn. Bà cảm thấy cuộc sống của mình lại tràn ngập hy vọng. Thế là bà quay trở lại làm việc, bà không còn lạnh lùng với người khác nữa. Bà luôn tự nhủ:" Sự thể đã xảy ra như thế, sao còn có khả năng thay đỗi? Nhưng mình vẫn có thể tiếp tục sống như cháu nó hằng hy vọng". Bà S. dốc hết sức lực để làm việc, bà viết thư cho các chiến sĩ ở tiền tuyến, cho những đứa con của các bà mẹ khác. Buổi tối, bà tham gia lớp học vẽ cho người lớn tuổi. Bà tìm nguồn vui mới và kết giao với nhiều bạn bè mới. Bà tâm sự:" Tôi không còn bị dầy vò vì những chuyện đã qua, cái gì đã qua thì không thể sưả đổi được, và cuộc sống của tôi mỗi ngày đều tràn ngập niềm vui, giống như điều mà cháu tôi đã từng hy vọng tôi."
Bà S. đã học được bài học mà tất cả chúng ta sớm muộn gì cũng phải học, đó là bản thân hoàn cảnh không thể khiến chúng ta vui hoặc không vui, mà chính quan niệm của chúng ta với hoàn cảnh mới quyết định được cảm giác của chúng ta.
Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma (Những Lời Khuyên Tâm Huyết) , sẽ có những bất hạnh xảy đến với ta đột ngột không sao tránh được, chẳng hạn như cái chết của một người thân. Trong trường hợp đó, đương nhiên ta sẽ bất lực vì không làm thay đổi được cái chết. Và chính vì lý do chẳng thể làm gì khác hơn nên ta phải nghĩ rằng sự tuyệt vọng sẽ chẳng có ích lợi gì cả mà chỉ khiến cho nỗi đau càng trầm trọng thêm mà thôi. Đấy là tôi nói về những người không có đức tin nào hết.
Có một điều quan trọng cần phải làm là mang sự khổ đau của mình ra khảo sát để tìm hiểu nó sinh ra từ đâu, và thử xem có cách nào để làm cho nó tan biến đi hay không. Thông thường, ta hay nghĩ rằng ta không hề có một chút trách nhiệm gì trong nhửng nỗi bất hạnh của mình. Ta luôn đổ thừa rằng đó là do lỗi của một ai đó hay một thứ gì khác nhưng riêng tôi thì không tin như thế. Chúng ta chẳng khác gì những sinh viên khi thi hỏng nhưng chẳng chịu chấp nhận là chính do mình trước đây không chịu cố gắng học hành chăm chỉ hơn. Ta hét lên rằng mọi thứ trên đời thật bất công và cấu kết chống lại ta. Thế là ta bắt đầu mang thêm sự khổ đau thứ hai có tính cách tinh thần để ghép thêm vào nỗi đau thứ nhất đã sẵn có và phải chăng đấy là cách làm cho tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn?
Ngay cả trong trường hợp một người thân như cha hay mẹ ta qua đời thì ta vẫn phải biết suy nghĩ đúng đắn. Hãy nghĩ rằng khi ta còn ấu thơ thì cha mẹ đã làm tất cả những gì có thể để nuôi dạy ta lớn khôn. Đến một tuổi nào đó thì sự sống rồi cũng phải chấm dứt một cách đương nhiên, vậy thì sự ra đi hôm nay cũng không nên hối tiếc. Ta không tiếc thương vì cha mẹ ta đã già, sống đã trọn kiếp người và đã làm tròn bổn phận với con cái. Không tiếc thương cho cuộc đời của cha mẹ không có nghĩa là không biết đến công ơn cha mẹ, hai vấn đề này hoàn toàn khác nhau.
Bà S. có một người cháu trai đang ra trận. Một ngày kia, bà nhận được tin báo cháu bà mất tích. Bà S đứng ngồi không yên. Chẳng bao lâu sau bà nhận được tin chính thức cháu bà đã tữ trận. Bà đau đớn vô cùng.
Trước khi xảy ra sự kiện này, bà S. luôn cảm thấy số phận mình rất tốt đẹp. Bà thường nói: " Thượng đế đã cho tôi một công việc yêu thích, cho tôi một đứa cháu trai nuôi đến ngày khôn lớn, đứa cháu trai tôi xem như sinh mạng của mình. Đối với tôi, cháu là đại diện cho những gì tốt đẹp nhất của một thanh niên. Dường như thượng đế đã đền đáp cho những gì tôi đã cố gắng trước đây." Nhưng chuyện trớ trêu đã xảy ra như thế. Bà S. cảm thấy thế giới như sụp đổ, bà thấy mình sống chẳng còn ý nghĩa gì nữa, bà không tìm được lý do gì để tiếp tục tồn tại. Bà bỏ bê công việc, xa lánh bạn bè. Bà vứt bỏ tất cả những gì thuộc về cuộc sống của bà trước kia, bà oán hận thế giới:" Tại sao đứa cháu tôi yêu thương nhất lại phải chết? Tại sao nó phải chết trên chiến trường trong khi bao nhiêu thanh niên khác vẫn còn sống?" Bà không thể chấp nhận sự thật quá phũ phàng.
Cuối cùng bà quyết định bỏ việc, rời xa quê hương, tìm quên trong oán hận. Nhưng chính lúc bà dọn dẹp mọi thứ để ra đi thì đột nhiên bà bắt gập một bức thư của cháu trai viết cho bà trước đây. Trong thư anh viết:" Dì S. của cháu, đương nhiên chúng ta đều nhớ mẹ đặc biệt là dì. Nhưng cháu biết dì rất bình tĩnh, cách nhìn của dì đối với cuộc sống có thể sẽ giúp dì mạnh mẽ trở lại. Cháu không bao giờ quên những chân lý tốt đẹp mà dì đã từng dạy cho cháu. Bất kể cháu sống ở đâu, bất kể chúng ta cách xa nhau bao nhiêu , cháu mãi mãi ghi nhớ sự dậy dỗ của dì. Dì đã dạy cháu phải luôn nở nụ cười đối mặt với cuộc sống, phải là một người đàn ông thật sự, phải biết chấp nhận hoàn cảnh có thể xảy ra".
Bà S. đọc đi đọc lại lá thư đó, bà cảm thấy như cháu trai đang ở ngay bên cạnh mình, đang chờ nghe mình nói chuyện. Bà ngẫm nghĩ:" tại sao mình không làm theo cách mà mình đã dạy nó? Sao mình không mạnh mẽ lên cho dủ đã xảy ra bất cứ việc gì? Hãy che lấp nỗi đau dưới những nụ cười để tiếp tục sống!"
Lá thư cũ của người cháu đã mang lại cho bà S. sự động viên to lớn. Bà cảm thấy cuộc sống của mình lại tràn ngập hy vọng. Thế là bà quay trở lại làm việc, bà không còn lạnh lùng với người khác nữa. Bà luôn tự nhủ:" Sự thể đã xảy ra như thế, sao còn có khả năng thay đỗi? Nhưng mình vẫn có thể tiếp tục sống như cháu nó hằng hy vọng". Bà S. dốc hết sức lực để làm việc, bà viết thư cho các chiến sĩ ở tiền tuyến, cho những đứa con của các bà mẹ khác. Buổi tối, bà tham gia lớp học vẽ cho người lớn tuổi. Bà tìm nguồn vui mới và kết giao với nhiều bạn bè mới. Bà tâm sự:" Tôi không còn bị dầy vò vì những chuyện đã qua, cái gì đã qua thì không thể sưả đổi được, và cuộc sống của tôi mỗi ngày đều tràn ngập niềm vui, giống như điều mà cháu tôi đã từng hy vọng tôi."
Bà S. đã học được bài học mà tất cả chúng ta sớm muộn gì cũng phải học, đó là bản thân hoàn cảnh không thể khiến chúng ta vui hoặc không vui, mà chính quan niệm của chúng ta với hoàn cảnh mới quyết định được cảm giác của chúng ta.
Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma (Những Lời Khuyên Tâm Huyết) , sẽ có những bất hạnh xảy đến với ta đột ngột không sao tránh được, chẳng hạn như cái chết của một người thân. Trong trường hợp đó, đương nhiên ta sẽ bất lực vì không làm thay đổi được cái chết. Và chính vì lý do chẳng thể làm gì khác hơn nên ta phải nghĩ rằng sự tuyệt vọng sẽ chẳng có ích lợi gì cả mà chỉ khiến cho nỗi đau càng trầm trọng thêm mà thôi. Đấy là tôi nói về những người không có đức tin nào hết.
Có một điều quan trọng cần phải làm là mang sự khổ đau của mình ra khảo sát để tìm hiểu nó sinh ra từ đâu, và thử xem có cách nào để làm cho nó tan biến đi hay không. Thông thường, ta hay nghĩ rằng ta không hề có một chút trách nhiệm gì trong nhửng nỗi bất hạnh của mình. Ta luôn đổ thừa rằng đó là do lỗi của một ai đó hay một thứ gì khác nhưng riêng tôi thì không tin như thế. Chúng ta chẳng khác gì những sinh viên khi thi hỏng nhưng chẳng chịu chấp nhận là chính do mình trước đây không chịu cố gắng học hành chăm chỉ hơn. Ta hét lên rằng mọi thứ trên đời thật bất công và cấu kết chống lại ta. Thế là ta bắt đầu mang thêm sự khổ đau thứ hai có tính cách tinh thần để ghép thêm vào nỗi đau thứ nhất đã sẵn có và phải chăng đấy là cách làm cho tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn?
Ngay cả trong trường hợp một người thân như cha hay mẹ ta qua đời thì ta vẫn phải biết suy nghĩ đúng đắn. Hãy nghĩ rằng khi ta còn ấu thơ thì cha mẹ đã làm tất cả những gì có thể để nuôi dạy ta lớn khôn. Đến một tuổi nào đó thì sự sống rồi cũng phải chấm dứt một cách đương nhiên, vậy thì sự ra đi hôm nay cũng không nên hối tiếc. Ta không tiếc thương vì cha mẹ ta đã già, sống đã trọn kiếp người và đã làm tròn bổn phận với con cái. Không tiếc thương cho cuộc đời của cha mẹ không có nghĩa là không biết đến công ơn cha mẹ, hai vấn đề này hoàn toàn khác nhau.