Một bé gái, mặt mày hốc hác, quần áo rách rưới đứng co ro ở một góc đường để xin ăn. Cô bé trông bẩn thỉu, đầu tóc rối bù, ốm o bệnh hoạn có lẽ vì suy dinh dưỡng.
Lúc ấy, một ông ăn mặc sang trọng lái xe ngang qua đó, trông thấy cô bé nhưng ông chẳng thèm nhìn đến lần thứ hai.
Khi về nhà thoải mái trong căn nhà ấm cúng với vợ con, trước mâm cơm thịnh soạn, hình ảnh cô bé bỗng hiện ra rõ rệt trong đầu ông. Ông thở dài và phàn nàn cùng Chúa: “Tại sao Chúa để cho những hoàn cảnh như thế xảy ra trên cõi đời này?” Hình ảnh cô bé đáng thương cứ ám ảnh trong đầu.
Chịu không được ông mới trách Chúa: “Chúa phép tắc vô cùng, tại sao Chúa không làm cái gì để giúp đỡ cô bé nghèo khổ đáng thương ấy?”
Lúc đó, tự thâm tâm ông nghe tiếng Chúa phán: “Ta đã làm rồi chứ sao lại không. Ta đã dựng nên con!”
Chúng ta thường nghe nói đau khổ là một mầu nhiệm. Mầu nhiệm vì Thiên Chúa là đấng nhân từ mà lại để xảy ra đau khổ .
Nhưng nếu giở lại Kinh Thánh ngay những trang đầu tiên của sách Sáng Thế Ký, chúng ta thấy tội lỗi của con người đã gây ra bao nhiêu sự dữ ở trần gian này. Adam, Eva đã nhận lấy hậu quả, cùng với các tạo vật. Cuộc sát nhân của Cain đối với Abel, lụt đại hồng thủy thời Noe, tai nạn thành Sodoma và Gomora. Đó là những hậu qủa của tội lỗi.
Nhưng Thiên Chúa đã không bỏ mặc con người. Chúa Giêsu đã xuống thế làm người, chịu đau khổ và chịu chết để mặc cho đau khổ và sự chết một ý nghĩa mới: "ý nghĩa cứu chuộc."
Thật vậy, Thiên Chúa yêu thương con người và không cho phép một điều gì xảy ra mà không đem lại lợi ích cho con ngườị Chính niềm tin này giúp chúng ta đón nhận mọi đau thương, thử thách và ngay cả cái chết một cách an bình. Chúa Kitô đã mời gọi chúng ta đặt trọn niềm tin vào Ngài khi nói với Mác-ta: “Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11, 25b).
Tin không phải là chờ đợi Chúa sẽ dẹp tan những đau thương thử thách, nhưng là để giúp chúng ta đón nhận đau thương thử thách với nhãn quan mới, và giúp chúng ta thắng vượt thử thách đau thương cùng với Ngài và vì yêu mến Ngài. Hạnh phúc không phải là không gặp thử thách, nhưng là có khả năng đối phó với thử thách. Thánh Vịnh 34 đã cho chúng ta lời an ủi này là: “Người công chính gặp nhiều nỗi gian truân, nhưng Chúa luôn luôn giải thoát họ” (TV 34,19).
Chúa Kitô đã vui lòng chết cho nhân loại, để dạy cho con người biết yêu thương nhau. Chính trong việc yêu thương, con người sẽ xây dựng lại vườn địa đàng của buổi ban đầu, trong đó không còn đau khổ và chết chóc nữa.
Lạy Chúa, xin cho con biết góp phần xây dựng Nước Chúa, ít nhất là trong môi trường con sống. Xin cho con biết thắp lên một ngọn nến nhỏ của tình yêu thương thay vì ngồi đó nguyền rủa bóng tốị. Xin cho con biết dùng mọi phương tiện Chúa ban để xoa dịu những đau thương của anh chị em con, nhất là xin cho con đừng bao giờ gây đau buồn, thiệt hại cho người khác, nhưng luôn làm cho người khác những gì con muốn họ làm cho con. Amen!
Ngọc Nga sưu tầm
Lúc ấy, một ông ăn mặc sang trọng lái xe ngang qua đó, trông thấy cô bé nhưng ông chẳng thèm nhìn đến lần thứ hai.
Khi về nhà thoải mái trong căn nhà ấm cúng với vợ con, trước mâm cơm thịnh soạn, hình ảnh cô bé bỗng hiện ra rõ rệt trong đầu ông. Ông thở dài và phàn nàn cùng Chúa: “Tại sao Chúa để cho những hoàn cảnh như thế xảy ra trên cõi đời này?” Hình ảnh cô bé đáng thương cứ ám ảnh trong đầu.
Chịu không được ông mới trách Chúa: “Chúa phép tắc vô cùng, tại sao Chúa không làm cái gì để giúp đỡ cô bé nghèo khổ đáng thương ấy?”
Lúc đó, tự thâm tâm ông nghe tiếng Chúa phán: “Ta đã làm rồi chứ sao lại không. Ta đã dựng nên con!”
~*~*~*~*~
Chúng ta thường nghe nói đau khổ là một mầu nhiệm. Mầu nhiệm vì Thiên Chúa là đấng nhân từ mà lại để xảy ra đau khổ .
Nhưng nếu giở lại Kinh Thánh ngay những trang đầu tiên của sách Sáng Thế Ký, chúng ta thấy tội lỗi của con người đã gây ra bao nhiêu sự dữ ở trần gian này. Adam, Eva đã nhận lấy hậu quả, cùng với các tạo vật. Cuộc sát nhân của Cain đối với Abel, lụt đại hồng thủy thời Noe, tai nạn thành Sodoma và Gomora. Đó là những hậu qủa của tội lỗi.
Nhưng Thiên Chúa đã không bỏ mặc con người. Chúa Giêsu đã xuống thế làm người, chịu đau khổ và chịu chết để mặc cho đau khổ và sự chết một ý nghĩa mới: "ý nghĩa cứu chuộc."
Thật vậy, Thiên Chúa yêu thương con người và không cho phép một điều gì xảy ra mà không đem lại lợi ích cho con ngườị Chính niềm tin này giúp chúng ta đón nhận mọi đau thương, thử thách và ngay cả cái chết một cách an bình. Chúa Kitô đã mời gọi chúng ta đặt trọn niềm tin vào Ngài khi nói với Mác-ta: “Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11, 25b).
Tin không phải là chờ đợi Chúa sẽ dẹp tan những đau thương thử thách, nhưng là để giúp chúng ta đón nhận đau thương thử thách với nhãn quan mới, và giúp chúng ta thắng vượt thử thách đau thương cùng với Ngài và vì yêu mến Ngài. Hạnh phúc không phải là không gặp thử thách, nhưng là có khả năng đối phó với thử thách. Thánh Vịnh 34 đã cho chúng ta lời an ủi này là: “Người công chính gặp nhiều nỗi gian truân, nhưng Chúa luôn luôn giải thoát họ” (TV 34,19).
Chúa Kitô đã vui lòng chết cho nhân loại, để dạy cho con người biết yêu thương nhau. Chính trong việc yêu thương, con người sẽ xây dựng lại vườn địa đàng của buổi ban đầu, trong đó không còn đau khổ và chết chóc nữa.
~*~*~*~*~
Lạy Chúa, xin cho con biết góp phần xây dựng Nước Chúa, ít nhất là trong môi trường con sống. Xin cho con biết thắp lên một ngọn nến nhỏ của tình yêu thương thay vì ngồi đó nguyền rủa bóng tốị. Xin cho con biết dùng mọi phương tiện Chúa ban để xoa dịu những đau thương của anh chị em con, nhất là xin cho con đừng bao giờ gây đau buồn, thiệt hại cho người khác, nhưng luôn làm cho người khác những gì con muốn họ làm cho con. Amen!
Ngọc Nga sưu tầm