"Tôi trần truồng lọt khỏi lòng mẹ, và tôi cũng sẽ trần truồng mà về; Thiên Chúa đã ban cho, Thiên Chúa lại cất đi; đáng ngợi khen danh Thiên Chúa muôn đời Amen.” Gióp 1: 21
Làm sao có thể cảm tạ Chúa trong mọi sự ngay cả khi thế giới của bạn bị sụp đổ.
Trong 9 năm qua, Scott, chồng tôi và tôi phải đau khổ thất vọng vì tình trạng hiếm muộn của tôi. Chúng tôi khao khát trông chờ một đứa con, cầu nguyên và tin cậy. Cuối cùng, Chúa đáp lời. tôi mang thai.
Một tuần sau, dù vậy siêu âm cho thấy em bé có những vấn đề nghiêm trọng, và bác sĩ nhẹ nhàng chuẩn bị chúng tôi cho sự mất mát. Scott nắm tay tôi khi chúng tôi lái xe ngồi trong xe, nhìn vào bầu trời màu xám, mịt mù, một sự đau đớn khủng khiếp xâm chiếm tôi. “Không”. Tôi khóc nức nở với Chúa: “Chúng con đã đợi chờ lâu quá, xin đừng lấy đưá bé này khỏi chúng con”.
Ngay lúc đó tôi cảm nhận được Đức-Thánh-Linhh nhắc tôi nhớ lại những lời nói của Gióp để trấn an tôi: “Ta yêu con,dù có điều gì có xãy ra chăng nữa, ta vẫn muốn con ngợi khen ta”.
Cảm tạ Chúa trong mọi sự:
Điều đó phải chăng có nghĩa là phải cắn răng và ngậm nuốt sự đau đớn bằng một nụ cười. Kinh Thánh bày tỏ rằng sự tạ ơn trong mọi trường hợp không có nghĩa là phải đè nén sự đau đớn, thay vào đó sự đau đớn trở thành một phương tiện để lời ngợi khen của chúng ta có thể thành thực hơn. Chúng ta cần phải bày tỏ một cách thắng thắn nỗi đau đớn của chúng ta với Chúa. Chúa muốn sự cảm tạ đến từ mối liên hệ thân mật của chúng ta với Chúa, chứ không phải là một nghi thức bắt buộc của tôn giáo .
Qua kinh nghiệm đau thương của tôi,tôi học được rằng thật sự cảm tạ Chúa trong mọi sự có nghĩa là phải dâng cho Ngài trái tim của chúng ta một cách trọn vẹn, cả nỗi đau buồn, và nỗi tức giận của chúng ta với Ngài.
Giống như Gióp, David đem nỗi đau đớn của ông đến thẳng với Chúa, thay vì bỏ đi hay là sợ không dám bày tỏ những cảm xúc mảnh liệt của mình. Biết rằng Đấng dệt nên ông trong lòng mẹ ông đã biết hết cường độ của những cảm xúc của mình, ông khẩn cầu: “Đức Giê-hô-va ôi! Ngài sẽ hằng quên tôi cho đến chừng nào? Ngài ẩn mặt cùng tôi cho đến bao giờ?Tôi phải lo lắng nơi linh hồn tôi, hằng ngày buồn thảm nơi lòng tôi cho đến bao giờ? Kẻ thù nghịch tôi sẽ trổi hơn tôi cho đến chừng nào?Thi Thiên 13: 1-2.
Khi chúng ta dốc đỗ nỗi đau đớn của mình ra cho Chúa như Đavid làm. Ngài dùng nỗi đau đớn của chúng ta để khéo chúng ta đến gần Ngài hơn.
Cảm tạ Chúa trong mọi sự:
Khi những lời trong I Tê-sa-lô-ni-ca 5: 18 “phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa; vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ đối với anh em là như vậy” bắt đầu vang vọng trong tâm linh tôi, tôi bắt đầu cảm tạ và ngợi khen Chúa một cách yêú ớt. Tôi cảm tạ Chúa về người chồng của tôi, về những người bạn trung tín cầu nguyện cho tôi, về sự cứu rỗi và tình yêu không dời đổi của Ngài trong suốt cuộc đời tôi.
Sau khi đã dốc đỗ lòng mình ra, Đavid tuyên bố trong Thi-Thiên 13: 6 “Tôi sẽ hát ngợi khen Đức-Giê-hô-va vì Ngài đã làm ơn cho tôi”. Dù chúng ta có phải trải qua những sự đau đớn đến chừng nào nữa, chúng ta phải thừa nhận sự nhân từ lạ lùng của Chúa đối với chúng ta. Khi chúng ta nhớ lại và và cảm tạ Chúa về cách mà Ngài đã ban phước dư dật cho chúng ta, sự cảm tạ chân thành sẽ nẩy sinh trong lòng chúng ta.
Trong suốt 3 tháng trời đầy thử thách đó, tôi phải trải qua những lúc tuyệt vọng và những lúc cảm tạ Chúa. Rồi Chúa đem đứa con của chúng tôi về với Ngài. Sáu tháng sau, Scott và tôi phải lại trải qua một thử thách nữa, tôi lạibị xẫy thai lần thứ hai. Sau đó., chúng tôi lại mất đứa con thứ ba của chúng tôi. Dù trong lòng thấy trống rỗng và quá đau đớn, tôi vẫn bám lấy Chúa và ngợi khen Ngài. Dù có lúc nỗi đau đớn của chúng tôi không thể nói ra được, tôi vẫn tiếp tục suy gẫm câu Kinh-Thánh trong Gióp 13: 15 :” Dẫu Chúa giết ta, ta cũng còn nhờ cậy nơi Ngài; nhưng ta sẽ binh vực tánh hạnh ta trước mặt Ngài”.
Lúc đầu chúng tôi nghĩ là Chúa ”thiếu nợ” chúng tôi một đứa con, dầu vậy chúng tôi vẫn hiếm muôn. Ngài nâng đỡ chúng tôi trong những lúc tức giận, bối rối, đau đớn, và không cho phép chúng tôi là “những cây gậy bị giập” phải bị gãy” Ê-sai 42: 3. Tại sao vậy? để cho chúng tôi thấy rằng dù hy vọng của chúng tôi có tiêu tan, chúng tôi có thể thấy rằng Chúa vẫn còn đó, khi mà chúng tôi quyết định tin cậy Chúa, giậy phút đen tối của chúng tôi trở nên những cơ hội để chúng tôi lớn lên. Trong giờ phút tăm tối nhất David nói: Thi-thiên 13: 5:” Nhưng tôi đã tin cậy nơi sự nhơn từ Chúa; lòng tôi khoái lạc về sự cứu rỗi của Chúa”.
Chúa là Đấng đáng tin cậy. Đặc ân được liên hệ với Ngài cho phép chúng ta có thể vui mừng về những chương trình tốt đẹp khác mà Ngài dành cho chúng ta. Chúng ta phải quyết định tin cậy Ngài rằng Ngài đang thực hiện mục đích của Ngài trong mọi việc: “ Rô-ma 8: 26-39.
Khi chúng ta đầu phục Ngài, chúng tôi có thể tin rằng ngay cả Ngài không cho chúng ta một đứa con, chúng tôi vui mừng vẫn có thể có thể được một cuộc sống vui mừng,bình an, và có mục đích. Ngài kiên nhẫn biến đổi chúng tôi. Chúng tôi đi từ tình trạng mặc cả với Chúa đến lòng biết ơn chân thành kể từ lúc mất đứa con đầu cho đến lúc mất đứa con thứ ba.
Món quà vô giá của Ngài về sự cứu rổi, Kinh Thánh, thiên đàng trở nên một thực tại sâu xa cho chúng tôi và thật qúi hơn mọi ơn phước ở trần gian này. Chúng tôi tin vào điều này bởi đức tin, nhưng Chúa cho phép chúng tôi hiểu được điều này qua kinh nghiệm.
Sau khi chúng tôi đã từ bỏ ước mơ có được một đứa con nữa, một cú điện thoại bất ngờ cho chúng tôi cơ hội để nhận một đứa con nuôi là Elisabeth. 3 năm sau, tôi cho chào đời một đứa bé gái thứ hai, Victoria.
Con đường đau thương mà Scott và tôi phải bước đi với Chúa Jesus, dạy chúng tôi rằng Ngài là niềm vui lớn nhất. Chúng tôi có thể cảm tạ Ngài trong mọi sự, bởi vì Ngài đáng tin cậy. Chúa gọi chúng ta bước lên một bực cao hơn qua sự cảm tạ Ngài ngay cả trong những giờ phút đen tối nhất.
Thúy Anh phỏng dịch theo “In everything give thanks” by Jenyniya M. Soerries