Friday
26
April
2024
(View: 8984)
Đây là những kỹ thuật photoshop đơn giản và dễ dàng dành cho các bạn yêu nhiếp ảnh chân dung. Đơn giản và dễ dàng là vì những kỹ thuật này chỉ hậu kỳ nhẹ lên chủ đề và gây cảm tưởng tốt cho người được chụp khi họ xem ảnh. Bạn chỉ cần bỏ ra 2 tới 3 phút là có thể hoàn thành một kỹ thuật. Bạn không cần phải có kiến thức cơ bản về photoshop (nhưng nếu có thì càng tốt) và chỉ tuần tự làm theo từng bước hướng dẫn.
(View: 10539)
Về cơ bản, ảnh chân dung gồm 3 loại: chụp cận mặt, chụp bán thân (demi thân trên) và chân dung ngoại cảnh. Trong loại ảnh chân dung thứ 3, người cầm máy nhắm vào chủ thể và hậu cảnh xung quanh chủ thể nhằm thể hiện tính cách của chủ thể - đây cũng là thể loại ảnh thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
(View: 10094)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
(View: 8698)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

TỬ THẦN TRONG RUỘT GIÀ

Monday, January 16, 201212:00 AM(View: 28374)

Mời quí vị và quí bạn thử áp dụng cách săn sóc ruột già theo BS Gene JM Dillague… có thể chúng ta sẽ sống thêm vài ba chục năm để an hưởng tuổi già chăng?

* Cẩm nang về sức khỏe trong đường Ruột Già. Hãy cùng nhau tìm hiểu...

ruot_gia* Tại sao chúng ta đang chết sớm hơn so với khả năng chúng ta có thể sống?

* Tại sao Ruột Già khiến chúng ta có nhiều vấn đề về sức khỏe?

* Tại sao có sự gia tăng về trường hợp Ung Thư Ruột Già?

Tác Giả: Bác Sĩ Gene JM Dillague, M.D.

Người dịch: Nguyên Thụy

Đôi dòng về tác giả:

Bác Sĩ Y Khoa Gene JM Dillague là một Bác Sĩ Y Khoa Gia Đình. Lòng nhiệt thành của ông đối với Y Khoa Phòng Ngừa đã bộc phát từ khi bà mẹ của ông qua đời vì bệnh ung thư ruột già. Kể từ biến cố ấy ông đã dốc tâm đeo đuổi con đường Y Khoa Phòng Ngừa và cống hiến cuộc đời sự nghiệp vào công cuộc phát huy phương thức phòng bệnh và bảo vệ sức khoẻ. Ông cũng đã tốt nghiệp hậu đại học về 'Homotoxicology' nhằm tìm hiểu vai trò của độc chất đối với các căn bệnh của con người. Ông cũng là tác giả của một số sách phổ thông về "Chất độc từ bên trong: Sự thật chết người về những gì trong cơ thể bạn" "Tử thần trong Ruột Già".

"TỬ THẦN Ở TRONG ĐƯỜNG RUỘT GIÀ." Hippocrates

Sức khoẻ của chúng ta quý giá vô cùng. Đó là kho tàng đại mà nhiều người vẫn chưa nhìn thấy để trân quý. Nhiều người sẵn sàng bỏ tiền đầu tư vào nhiều thứ trên đời hơn là dùng tiền tài để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Một điều nực cười là họ quên rằng tài vật ngoại thân có thể bị mất hết và có thể tạo dựng lại được... nhưng khi sức khỏe không còn nữa thì đời sống của họ cũng kể như chấm dứt.

Ngày nay, hầu hết các vụ khánh tận mới xảy ra bắt nguồn từ những khoản tiền chi phí về y tế. Lời thông điệp này rất rõ: Khi mất sức khoẻ, không những bạn mất đi cái đời sống của bạn mà bạn sẽ mất cả cái sinh động của cuộc sống.

Cho nên chúng ta cần phải đầu tư vào kho tàng sức khỏe để bảo đảm có được một đời sống lâu dài và thịnh vượng.

Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách tìm hiểu vài điều liên quan đến điều kiện của sức khỏe chúng ta ngày nay.

MỘT SỰ ĐẦU TƯ XỨNG ĐÁNG

Bạn có tin rằng cơ thể của chúng ta có thể tồn tại vói số tuổi đời là MỘT TRĂM HAI MƯƠI NĂM nếu chúng ta có đầu tư vào sự khỏe mạnh của nó. Có thể nói là cơ thể con người được cấu tạo để sinh tồn và chịu đựng.

Tuy nhiên những thống kê về sức khỏe mới đây cho thấy rằng tuổi thọ trung bình của con người chỉ khoảng giữa 70 và 77 tuổi. Những nguyên nhân chính của tử vong bắt nguồn từ BỆNH TIM MẠCH và UNG THƯ.

Điều hiển nhiên là cơ thể của chúng ta đã phải chịu đựng quá nhiều. Sự lạm dụng và phế mặc không chăm sóc cơ thể với thời gian đã đưa đến sự phát triển của những căn bệnh giết người. Những gì chúng ta đang làm đối với cơ thể chúng ta đã làm giảm tuổi thọ của chúng ta hàng thập niên.

"Chúng ta không CHẾT... mà thực ra chúng ta TỰ GIẾT chúng ta thì đúng hơn."

TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT SỚM?

Câu trả lời cho vấn đề này có phần phức tạp.

Nhưng kinh nghiệm và những tìm hiểu của tôi đã đưa đến chỗ tôi tin rằng sự giải thích như sau có phần thích đáng: Nguyên nhân của các bệnh tật có thể bắt nguồn từ sự tích tụ cặn bã bên trong cơ thể.

Hãy thử tưởng tượng cơ thể của bạn là một cái hồ cá kiểng trong nhà!

Giống như một cái hồ cá kiểng trong nhà, 70% cơ thể chúng ta là dung dịch nước. Các tế bào của chúng ta giống như các con cá vàng đang bơi tung tăng trong khung cảnh hồ cá đầy nước.

Cái lý do mà cá bị chết trong hồ không phải chỉ là vì chúng ta không cho cá ăn... mà chính là vì chúng ta đã không giữ cho nước được sạch sẽ.

Chất độc hoặc cặn bã đã được xâm nhập vào cơ thể và tích tụ trong cơ thể. Chúng đe dọa các tế bào một cách trực tiếp hay gián tiếp. Chúng có thể đi vào các tế bào và can thiệp vào chức năng của các tế bào hoặc làm biến dạng DNA trong tế bào để đưa đến kết quả là các tế bào trở nên bất bình thường không còn sinh hoạt đúng chức năng của chúng hoặc tạo ra những kết quả bất bình thường.

Theo một số công cuộc khảo cứu thử nghiệm thì chất độc được coi là có liên hệ mật thiết với nhiều căn bệnh kể cả sự hình thành của những phiến trong động mạch dẫn đến sự cấu tạo của các bướu.

Cho nên khi nào chúng ta có sự tích tụ độc chất trong cơ thể là chúng ta gia tăng nguy cơ của sự phát triển những căn bệnh nguy đến tính mạng.

CHÚNG TA TÍCH LŨY ĐỘC CHẤT RA SAO?

Chất cặn bã độc hại không phù hợp với cơ thể chúng ta, cho nên cơ thể chúng ta có khuynh hướng thải bỏ độc chất cặn bã đã chất chứa trong cơ thể. Một trong những bộ phận tiêu trừ cặn bã độc hại chính là RUỘT GIÀ.

Ruột Già chính là "cái thùng rác" của cơ thể và có nhiệm vụ tháo đổ rác rến cặn bã từ cơ thể hàng ngày.

Những khám phá mới đây cho thấy ruột già của chúng ta bắt đầu thất bại trong việc tiêu trừ cặn bã của cơ thể một cách đúng mức. Cách thức ăn uống, lối sống và sử dụng thuốc men đã đưa đến chỗ tích lũy chất cặn bã hoặc phân trong ruột già. Sự thất bại trong việc tiêu trừ cặn bã một cách đúng mức đã đưa đến sự tồn đọng chất cặn bã trong cơ thể.

Phân đang thối rữa ra trong ruột già

Phân bị tồn đọng đang tan rã hoặc thối rữa trong ruột già tạo ra chất độc có hại cho sự sống cùng chất hơi khí để rồi thẩm thấu vào mạch máu và tích tụ lại trong các mô (tế bào cùng loại) và các bộ phận trong cơ thể.

Chất nhờn từ vách ruột tiết ra do phản ứng

Ruột già phản ứng lại ảnh hưởng của phân đang thối rữa bên trong ruột bằng cách tiết ra chất nhờn. Tuy nhiên, khi chất nhờn càng dày đặc thì chúng lại càng chất chứa thêm phân cặn bã khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn.

"Phiến màng nhầy": Một tổng hợp rắn do cặn bã phân và chất nhờn. Chất độc hại thấm vào vách ruột và dẫn đến các mô (tế bào cùng loại)

Với thời gian, sự tổng hợp của chất nhờn tiết ra từ vách ruột và chất phân cặn bã đang thối rữa sẽ tạo thành từng lớp chồng chất lên nhau và cứng lại thành từng mảng bám chặt nơi vách ruột già. Những mảng này đã được Bác Sĩ Y Khoa Richard Andersen đặt tên là "MUCOID PLAQUE" ("phiến màng nhầy")

Cho đến nay thì chất phân cặn bã bị tồn đọng nhiều hơn và do đó số lượng chất độc hại đi vào cơ thể có phần gia tăng. Nói tóm lại thì phần tử đóng góp quan trọng trong việc tích lũy chất độc hại cho cơ thể chính là RUỘT GIÀ. Đây là nơi xuất phát của sự tự chuốc độc cho cơ thể.

“PHIẾN MÀNG NHẦY” LÀ GÌ?

Sau đây là trích dẫn từ công trình nghiên cứu của Bác Sĩ Richard Andersen, N.D., N.M.D.

"Cái ruột trong cơ thể chúng ta có thể tích trữ cả hàng chục năm những vật thể đã được tiêu hóa một phần hoặc đang rữa nát (kể cả thuốc men và các hóa chất có độc tính). Sau những cuộc giải phẩu tử thi, kết quả cho thấy một vài bộ ruột người đã cân nặng đến 18 kí lô (40 pounds) và đã trương phình lên với đường kính khoảng 30 phân (12 inches) nhưng bên trong chỉ có một con đường nhỏ bằng cái viết chì mà thôi để cho phân vận chuyển.

18 kí lô (40 pounds) ấy chính là kết quả của những tầng lớp của chất nhờn tiết ra từ ruột được trộn lẫn với phân cặn bã kết tinh lại và chồng lên nhau, chúng có hình dạng giống như cao xu của vỏ xe đặc cứng với màu xanh đen hoặc một miếng da thú cũ kỹ được phơi khô. Tôi gọi đây là ‘MUCOID PLAQUE’ (‘phiến màng nhầy’). Phiến màng nhầy này, khi được gỡ ra trong một lần rửa ruột, thường nhìn giống như dây thừng cuốn vào nhau, màu trắng đen, chồng lớp lên nhau, cuộn gập lại, xếp nếp, có hình dạng và cấu trúc của vách ruột.

‘Phiến màng nhầy’ có thể thay đổi khác nhau nhiều tùy theo tình trạng sinh hóa của bộ ruột trong mỗi cá nhân. Nó có thể cứng, dòn và mỏng; nó cũng có thể rắn chắc và dày, dai, ướt và giống như cao su; cũng có thể mềm, dày; hoặc mềm, trong suốt và mỏng; màu sắc có thể từ nâu nhạt, đen, loặc xanh đen cho đến vàng hay xám, và đôi khi tiết ra mùi rất khó ngửi.

Một khách hàng của tôi, suốt trong thời gian tiến trình rửa ruột một tháng, đã thải ra một phiến màng nhầy dài gần 5 mét (15 feet); một khách hàng khác đã thải ra tổng cộng 5 kí lô (11 pounds) phiến màng nhầy trong suốt thời gian rửa ruột.

Việc xổ để tống ra khỏi cơ thể một tổng số phiến màng nhầy có chiều dài từ 10 mét đến 15 mét (35 đến 45 feet) là một điều không có gì là bất thường cả, điều này thường xảy ra ở tuần lễ cuối cùng.

Trong suốt hơn 14 năm qua, kinh nghiệm y khoa thực hành của chúng tôi trong việc theo dõi hàng ngàn chương trình rửa ruột già cho thấy là hầu hết mọi người đã thải ra vô số chất lạ lùng này.

Tôi đặt ra từ ngữ ‘MUCOID PLAQUE’ (‘phiến màng nhầy’), có nghĩa là một màng chất nhờn để diễn tả sự tích lũy không tốt cho sức khỏe của những chất lầy nhầy trên vách ruột. Ngành y khoa qui ước cho rằng chất lầy nhầy này chỉ là một tầng chất nhớt hay ‘glycoproteins’ (cấu tạo bởi 20 amino acids và 50% carbohydrates) được tiết ra một cách tự nhiên bởi đường ruột để thích ứng với nhu cầu bảo vệ chống lại acid và độc chất…”

Phỏng theo báo USA Today số ra ngày 11 tháng giêng năm 1999:

“Hầu hết mọi người ăn thực phẩm dinh dưỡng theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ 'lầy nhầy và dính như keo hồ' có khoảng từ 5 đến 10 pounds chất phân cặn bã chất chứa trong ruột già. Theo sự giảo nghiệm tử thi, John Wayne đã có khoảng 40 pounds chất này vào lúc chết. Elvis cũng đã có khoảng 60 pounds phỏng theo hồ sơ”.

CHUYỆN GÌ XẢY RA KHI CHÚNG TA CÓ ‘PHIẾN MÀNG NHẦY’ TRONG CƠ THỂ?

Phiến màng nhầy này tạo thành vật cản khiến cho phân cặn bã đang thối rữa bị vướng mắc thêm trong cơ thể. Nếu chúng ta có một THÙNG RÁC ĐÃ ĐẦY TRÀN nhưng lại tiếp tục quăng vứt thêm rác vào trong đó, để rồi rác thặng dư sẽ tràn ra các mô tế bào xung quanh và thấm vào hệ thống trong cơ thể. Bác Sĩ Bernard Jensen gọi đây là ‘lúc khởi đầu của SỰ CHUỐC ĐỘC TỰ ĐỘNG’ hoặc sự tự đầu độc…

Một thân xác đầy cặn bã bẩn thỉu có khuynh hướng sinh ra những vấn đề, chẳng hạn như:

1. Vấn đề ngoài da (mụn, viêm, ngứa)

2. Nhức đầu đông hay thường xuyên

3. Cảm mạo thường xuyên, vấn đề viêm xoang mũi, ho

4. Hơi thở dốc, tức ngực

5. Vấn đề bụng dưới (sưng, bón, acid cao, không tiêu)

6. Đau nhức ở bắp thịt và khớp xương

7. Trì trệ, thiếu năng lực

8. Lên cân

9. Bướu và tiểu nang

10. Vấn đề kích thích tố

Lẽ dĩ nhiên hậu quả lâu dài là căn nguyên của các chứng bệnh đường ruột, chẳng hạn như bệnh túi nhỏ vách ruột già, bướu, nhiễm trùng ở túi vách ruột già... và UNG THƯ RUỘT GIÀ! Cho nên, điều tối quan trọng cho bạn là bạn cần giữ cái thùng rác của bạn cho sạch sẽ và đổ rác cho đều đặn.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỤC NHỮNG PHIẾN MÀNG NHẦY RA KHỎI CƠ THỂ?

Một trong những phương pháp phổ thông để trục xuất những phiến màng nhầy đòi hỏi nhịn đói bảy ngày và trải qua một chuỗi thủ tục có tên là COLON ENEMAS. Enema là một thủ tục dùng ống xuyên qua đường hậu môn để bơm vào ruột già dung dịch rửa ruột hoặc chất nước có tên là 'Bentonite'. Có nơi dùng dung dịch cà phê đun nóng trong khi có chỗ lại dùng dung dịch nước muối.

Những dung dịch được sử dụng sẽ xâm nhập vào khắp ruột già để rồi sau đó chúng sẽ tự thoát ra khỏi cơ thể hoặc được rút ra bằng máy rửa ruột.

Có nhiều người không thích phương cách kể trên. Phương pháp GIẢN DỊ, AN TOÀN và ÍT TỐN KÉM là chương trình "SO EASY".

CHƯƠNG TRÌNH "SO EASY"

Đây chính là một CHƯƠNG TRÌNH THỰC PHẨM DINH DƯỠNG 3 NGÀY trong đó quí vị chỉ dùng hoàn toàn chất dinh dưỡng thiên nhiên lấy từ rau trái có chất sơ. Những bữa ăn có dạng bột pha trong nước (meal replacement shakes) hầu giúp quí vị rửa sạch, làm trẻ trung cùng tăng cường sinh lực cho hệ thống tiêu hóa.

Chương trình này được thực hiện với những mục đích sau đây:

1. Cung cấp chất sơ thiên nhiên từ thảo mộc hầu giúp đường ruột được sạch sẽ và giúp cặn bã phân tụ tập thành từng khối khiến việc tiêu hóa được dễ dàng hơn.

2. Giúp tái tạo các phân hoá tố và vi khuẩn tốt cần thiết cho sự tiêu hoá.

3. Tống xuất "Phiến Màng Nhầy" và cặn bã phân tồn đọng ra khỏi ruột già.

4. Giúp trung hòa chất acid trong cơ thể và giúp nuôi dưỡng các tế bào.

5. Phục vụ sức khỏe tổng quát và cải tiến chất lượng của đời sống.

CÁC SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH "SO EASY" gồm có:

Bio Wheatgrass: Wheatgrass nguyên chất và các phân hoá tố

Bio Cell: Cà rốt, đậu nành, chanh giấy, át xít béo

Bio Diet: Chất sơ thảo mộc, guar gum, wheatgrass

Bio Balance: Gạo lức, chất sơ lấy từ palm oil, hương vị trái cây thiên nhiên

Mỗi gói sản phẩm là một hỗn hợp của thực phẩm thiên nhiên không dùng hóa chất và được chế biến bởi những khoa học gia thương thặng của Á Châu. Những bột thức ăn bổ dưỡng cung cấp cho người sử dụng một sự dinh dưỡng vẹn toàn cùng những sinh tố, khoáng chất, phân hoá tố vả chất sơ cần thiết cho việc rửa sạch, quân bình, và nuôi dưỡng hệ thống tiêu hóa của quý vị trong vòng ba ngày.

THỜI KHÓA BIỂU CHO BA NGÀY:

Buổi sáng lúc thức dậy:  Bio Wheatgrass

Điểm tâm:  Bio Diet + Bio Balance

Ăn thêm vào buổi sáng:  Bio Cell

Bữa trưa:  Bio Diet + Bio Balance

Ăn thêm vào buổi chiều:  Bio Cell

Bữa tối:  Bio Diet + Bio Balance

Trước khi đi ngủ:  Bio Wheatgrass

(View: 44162)
Trị gai cột sống: Hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20-30 ngày.
(View: 23534)
Vì vậy cũng chớ lấy làm lạ rằng nhiệt-độ thấp đôi khi chính là do ăn uống quá độ gây ra một sự suy-giảm sinh-lực vì thói quen ăn uống quá nhiều. Thỉnh-thỏang có trường hợp sau một thời gian dài giử mức nhiệt-độ trung-bình, bổng thình-lình nhiệt-độ sụt xuống, ta nên để ý xem để đề-phòng trường hợp cơ-thể đi từ giai-đoạn nhịn ăn qua giai-đoạn đói ăn do sự suy-kiệt các chất dự-trữ trong người. Trong trường hợp đó ta cho dừng sự nhịn ăn và sưỡi ấm cho người bệnh bằng hơi ấm hoặc bình nước nóng thì chẵng hề có hậu-quả tai-hại vì cho người bệnh cả.
(View: 35400)
Sự mất cân hều như là điều cần-thiết cho sự hồi phục của các căn bệnh cấp-tính và thiên-nhiên giúp vào sự làm gầy người trong những bệnh cấp-tính mặc dù người bệnh có ăn uống nhiều bao nhiêu đi nữa. Thật vậy, một người mắc bệnh thương-hàn mà ăn uống như thường còn sụt cân và mất sức nhanh chóng hơn là mắc bệnh thương-hàn mà nhịn ăn. Gầy ốm trong sự nhịn ăn là dấu hiệu tốt đẹp của sự mềm-mại dẽo dai của các tế-bào, do đó có thể thấy rõ khả-năng cải-tạo của tế-bào. Những bệnh nhân trong lúc nhịn ăn mà gấy ít, gầy một cách khó khăn là những người rất dễ mắc chứng nghanh-hóa các tổ-chức trong cơ-thể : đó là dấu hiệu đặc thù một sự già-cổi tai-hại của các cơ-quan không còn khả-năng làm non trẻ lại được nữa.
(View: 18397)
Những sự nhạy cảm bệnh-họan mất đi, sự tiệu-hóa được cải thiện, dạ-dày bị căng dần và sa xuống được co lại trở về thể-tích bình thường, các ung-sang tự lành, các chổ sưng lắng dịu, chứng viêm nước dạ-dày được bài tiết và lần hồi sự ngon miệng them ăn trở lại. Những sự biến đổi hóa-học: Dĩ nhiên là trong lúc nhịn ăn, cơ-thể phải mất một số chất-liệu nhưng không phải là lọai nào cũng mất một lượng ngang nhau và điều đáng để ý là có một sự phân-phối lại cho thích hợp với nhu cầu khẩn cấp để bảo-tòan khí-lực cho các cơ-quan cần-thiết đến sinh-mệnh.
(View: 18204)
Tự-phân là trạng thái tiêu-hóa hay phân-hóa các tế-bào nhờ các en-zym ở ngay trong tế-bào. Đó là một quá trình tự tiêu-hóa, nội-bào-tiêu-hóa. Trạng-thái tự-phân này chẳng phải riêng cho động-vật mà cả thực-vật. Các trường-hợp hạt nẩy mầm, cành trức rễ, củ trức nhành, trức lá đều là các hiện-tượng tự-phân để tự dưỡng hoặc sinh-trưởng .
(View: 26292)
Cơ thể tận dụng tối-đa thức ăn dự-trữ : nó cố dùng những tài-nguyên lâu chừng nào tốt chừng ấy. Thật vậy, những chất tuyệt-đối-cần-thiết cho sinh-mạng và cho sự vận chuyển các cơ- quan cần-thiết như tim, thần-kinh-hệ chỉ được đem dùng khi nào những cơ-quan khác không thể cung cấp được. Thứ được dùng trước hết là mỡ và glycogène, thứ đến là các chất Prô-tê-in. Nhịn ăn càng lâu, cơ-thể càng tiết-kiệm thức ăn bằng cách giảm mọi họat-động vật-chất, sinh-lý đến mức tối-thiểu. Nếu người nhịn ăn nghỉ-ngơi thì số dự-trữ ít tiêu hao hơn. Sự họat-động của cơ-thể, các cơn sốt, sự lạnh-lẽo bên ngòai, nỗi buồn rầu, niềm xúc-động mạnh làm tăng gia sự tiêu hao các thức ăn dự-trữ.
(View: 47203)
Sốt, đau, buồn, khổ, viêm, chận đứng sự xuất-tiết các dịch của bột tiêu-hóa, ngăn chặn mọi sự co-bóp của dạ-dày và vì vậy không còn cảm giác thích ăn nữa. Trong những trường hợp như vậy chỉ còn một nguồn thực-phẩm : thức ăn dự-trữ trong người.
(View: 25218)
Nhịn ăn bắt đầu với sự ngừng bửa ăn đầu tiên và kết-thúc bằng sự biết đói tự-nhiên, trái lại Đói ăn khởi đầu bằng sự trở lại của cái đói-nhiên và chung cuc bằng cái chết … Chỗ mà cái nhịn đói kết- thúc tại là cái đói ăn bắt ăn bắt đầu. Đói ăn là tiêu thụ các mô vào tiêu-thụ các mô lành mạnh làn gầy-yếu cơ-thể, làm suy-kiệt sinh-lực; nhịn ăn là một quá trình tiêu-thụ các chất nguy hại các mô mỡ vô-ích, tăng-gia khí-lực và đem lại cho cơ-thể sự điều-hòa mà ta gọi là sức-khỏe.”
(View: 31748)
Mới đây, theo quyển sách đang làm rung động Âu Châu, "Natrual Cures" của Bác sĩ Ducarre, thì ai trong chúng ta củng có thể tự điều chế lấy một loại tiên dược vừa có tác dụng chống lại quá trình lão hóa, vừa trị được bách bệnh. Không cần phải lên núi hái lá thuốc và sau đó mất công sao, sắc rắc rối như các danh y ngày xưa: Dược liệu dung để bào chế tiên dược có sẳn bên ta và cách "luyện" tiên dược củng dễ... Chỉ cần bỏ ra vài đồng mua lấy một lọ dấm táo (Apple Cider Vinegar) và lọ mật ong là xong ngay.
(View: 22358)
Nếu bị bại nặng nên ngâm thêm mật của con hắc cẩu mỗi thang 1 cái mật Khi uống nhớ quậy đều lên, uống sau bữa ăn trưa và tối, mỗi lần một ly nhỏ (ly uống sec). Uống mấy thang cũng được, khi nào hết hẳn bệnh hãy ngưng, hay uống tiếp tục càng lâu càng tốt. Nếu không uống được rượu thì nấu 4 chén còn lại 1 chén.