Friday
26
April
2024
(View: 8984)
Đây là những kỹ thuật photoshop đơn giản và dễ dàng dành cho các bạn yêu nhiếp ảnh chân dung. Đơn giản và dễ dàng là vì những kỹ thuật này chỉ hậu kỳ nhẹ lên chủ đề và gây cảm tưởng tốt cho người được chụp khi họ xem ảnh. Bạn chỉ cần bỏ ra 2 tới 3 phút là có thể hoàn thành một kỹ thuật. Bạn không cần phải có kiến thức cơ bản về photoshop (nhưng nếu có thì càng tốt) và chỉ tuần tự làm theo từng bước hướng dẫn.
(View: 10539)
Về cơ bản, ảnh chân dung gồm 3 loại: chụp cận mặt, chụp bán thân (demi thân trên) và chân dung ngoại cảnh. Trong loại ảnh chân dung thứ 3, người cầm máy nhắm vào chủ thể và hậu cảnh xung quanh chủ thể nhằm thể hiện tính cách của chủ thể - đây cũng là thể loại ảnh thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
(View: 10094)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
(View: 8698)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

NHỊN ĂN VỚI CON NGƯỜI

Sunday, June 26, 201112:00 AM(View: 26292)

 

Nơi con người, người ta nhịn ăn với nhiều mục đích, vì nhiều trường hợp : nhịn ăn về tôn-giáo, nhịn ăn để ước-nguyện, nhịn ăn vì giới-luật, nhịn ăn để làm reo, nhịn ăn để biểu-diễn lấy tiền, nhịn ăn để thí-nghiệm, nhịn ăn vì không được ăn, vì tàu chìm, vì hầm mỏ sụp v.v….

Theo Giáo sư Agostino Levannzin con người có thể mất 60% sức nặng trung bình cơ-thể mà không có gì nguy-hiểm đến tính-mạng hay suy-giảm sức-khỏe. Theo ông thì một phần lớn sức nặng của cơ-thể bình-thường cũng là những thức ăn dự-trữ.

yeudoiyeunguoi_03-contentNhịn ăn trong trường hợp không được ăn ví dụ bị ung-thư dạ-dày, dạ-dầy bị hủy-hại vì acit v.v…

Ngay nay nhiều người cho rằng ốm đau thì phải ăn để bảo-vệ sức-khỏe và nếu không ăn thì sức đề-kháng sẽ giảm đi và người ta sẽ bị mất sức, như thế có nghĩa là nếu như người bệnh không ăn thì có thể chết được. Trên thực tế thì trái lại : hễ càng ăn thì càng dễ chết.

Khi thú-vật đau thì chúng nhịn ăn và chỉ khi nào đã bình phục nó mới chịu ăn lại.

Người ta phải nhịn ăn, vì chiến-tranh, vì hạn-hán, vì sâu bọ phá-hoại mùa màng, vì bảo-lụt, vì động-đất, vì giá-băng v.v… đã gây sự đói kém cho dân chúng cả một vùng, một xứ. Có trường hợp họ còn thực-phẩm nhưng cũng có trường hợp họ không có mảy-may. Trong những trường hợp nầy chính khả-năng nhịn ăn là phương tiện hửu-hiệu để bảo-tồn sinh-mạng.

Sự buồn-rầu , lo-lắng, hờn-giận, xáo-trộn tinh-thần và những giao động tình-cảm khác cũng có tác-dụng tai-hại trên sự tiêu-hóa không kém sự đau-đớn, cơn-sốt hoặc các viêm-chứng trầm-trọng.

Những người điên cũng thường ghét các món ăn, thế mà người ta lại thường cố ép bắt họ ăn đôi khi với những cách rất tàn-nhẫn. Sự ghét món ăn là một hành động của bản năng rất thích hợp.

Bác sĩ Page kể chuyện một người bị bệnh tâm-thần phục-hồi tình-trạng bình-thường sau 42 ngày nhịn ăn sau khi đã đủ cách chữa chạy với các phương pháp khác.

Nhịn ăn theo bản năng là chuyện rất thường : Người bệnh có thể có vẫn làm-lụng công-việc nhưng vẫn thấy không them ăn vì bản năng cơ-thể biết rằng ăn như thường ngày sẽ tăng bệnh. Nhưng người ta thường nghĩa rằng không biết ngon là một tai biến và tìm mọi cách ăn cho nhiều, tưởng rằng, làm như vậy thì chóng bình-phục : người tat hay đổi món ăn, uống rượu khai vị, uống thuốc kích-thích dạ-dầy v.v…

Người ta có thành-kiến lầm-lạc sợ chết đói vì nhịn ăn. Có biết đâu rằng một đứa bé có thể nhịn ăn đến 70 ngày, nhiều người chẳng những có thể nhịn ăn được 76 ngày mà còn thu được nhiều lợi-ích cho sinh-lực.

Muni Shri Misrilji, một tín đồ của đạo Jain đã nhịn ăn 132 ngày để thuyết-phục kêu gọi các đồng-môn đòan-kết thống-nhất.

Năm 1928, các báo y-học ở Ba-lê đăng tin một thiếu nữ mắc bệnh thương-hàn đã nhịn-ăn 110 ngày.

Bác sĩ Dewey thuật chuyện 2 đứa bé vì uống nước bồ tạt hư-họai dạ-dày, một đứa vẫn sống 75 ngày và một đứa sống hơn 3 tháng không ăn uống gì cả nhưng tinh-thần vẫn sang suốt đến giờ phút lâm chung.

Bác sĩ Hazzard kể chuyện một thiếu-phụ bệnh phì mập và sưng thận kinh-niên đã nhịn ăn trong 60 ngày Bà nầy nhờ vậy lành mạnh trở lại và sanh đứa con con đầu tiên sau 20 năm hôn-lễ.

Bác sĩ còn kể câu chuyện một người bệnh kinh-niên, trong khỏang 140 ngày đã nhịn ăn 118 ngày và nhờ vậy sau đó sức-khỏe được phục hồi.

Bác sĩ Shelton nói rằng vụ nhịn ăn lâu nhất dưới sự săn-sóc đích than của ông là 68 ngày.

Tháng 1-1931, bà A.G. Walker, một nữ ca sĩ danh tiếng xứ Rohodésie nhịn ăn 101 ngày, mỗi ngày chỉ uống vài lít nước nóng và lạnh để cho người gầy bớt.

Một kỷ-nghệ-gia người Anh 53 tuổi ở tại Leeds (Luân-Đôn) nhịn ăn dưới sự chăm-sóc của John W. trong. Ông ta cân nặng 86kg500 lúc khởi sự nhịn ăn, còn lại 59kg800 sau 50 ngày nhịn ăn và rốt cuộc cân nặng 46kg200 sau 101 ngày nhịn ăn, như vậy là hao mất 40kg300. Trước ngày nhịn ăn ông ta bị mù (hai mắt bị nội chứng thong-manh), mũi không biết mùi, động-mạnh cứng, tim rối lọan. Trước kia ông ta đã từng chữa với I-ốt, aspirine, atropine va nhiều thuốc khác. Trước ngày nhịn ăn ông ta không phân biệt được cả ngày đêm. Sau 56 ngày nhịn ăn thủy-tinh-thể trong mắt bớt đục và ông ta đã thấy mờ mờ. Sau đó thị-giác phục hồi dần dần đến đến khi sang hẳn như trước. Khứu-giác cũng trở lại bình thường tình trạng của tim và động mạch khả-quan. Các phóng viên báo chí phỏng vấn ông trả lời “Tôi đã tuyệt-vọng. Chữa đủ cách mà chẳng ăn thua gì, cuối cùng tôi đánh lềiu theo phép nhịn ăn. Tôi làm bất cứ cách nào với hi-vọng lấy lại sức khỏe. Tôi bắt đầu phải nhịn ăn thử 10 ngày, thấy hơi đở, thế là tôi cứ tiếp tục mãi. Đến 101 ngày thì tôi dừng lại : nhưng có lẻ tôi có thể tiếp tục thêm mười ngày nữa nếu tôi muốn.”

Ông ta nói : “Nhịn ăn dễ ợt sau 15 ngày đầu nhưng trong giai đọan đầu ấy phải có một ý-chí để chóng lại sự cám dỗ của thức ăn.”

Ông ta vẫn có thể dạo chơi thong thả hằng ngày trong thời kỳ nhịn ăn và trả lời lưu-lóat các phóng viên trong 2 giờ đồng hồ liên tiếp vào ngày thứ 101.

Ông A.J. Carlson, giáo sư sinh-lý-học Đại-học-đường Chicago chủ trương rằng một người khỏe mạnh ăn uống đầy-đủ có thể sống từ 50 đến 70 ngày không cần thực-phẩm với điều-kiện đừng bắt người ấu chịu lạnh quá đáng, tránh việc lao-lực và giữ tinh-thần cho bình-tỉnh. Thời hạn 75 ngày cũng chỉ là thời-hạn trung-bình mà lắn người vượt khỏi.

Trong tác-phẩm “The natural cure” bác sĩ Page viết. “ Người ta thường cho những người nhịn ăn là những kẻ phi-thường nhưng thật ra họ chỉ phi-thường nơi điểm họ biết khả năng cơ thể chịu đựng được sự nhịn ăn và họ có gan thực hành sự hiểu biết ấy.”

Người ta thường phản-đối sự nhịn ăn nơi con người lấy cớ rằng con người không phải giống vật Đông-miên. Tuy rằng con người không có những dự-trữ thức ăn đặc-biệt như giống gấu ở Nga, giống hải-cẩu ở Bắc-Cực nhưng con người lại có thức-ăn dự-trữ khắp trong các tế-bào giống mọi thú-vật như chó, mèo, heo, ngựa, trâu, voi cũng chẳng phải là những thú-vật Đông-miên nhưng chúng vẫn theo bản năng nhịn ăn mỗi khi đau ốm hoặc bị thương. Nếu không có những thức ăn dự-trữ trong tế-bào cơ-thể thì trong những trường hợp như vậy hoặc đói kém chúng làm sao có thể sống còn được. Mỗi tế-bào, mỗi cơ-quan đều có thức ăn dự-trữ của nó, hơn thế nữa, còn có một số lớn glycogène tích-tụ trong gan, một số prô-tê-in và nhiều chất bổ dưỡng luân-lưu trong máu, trong nước lâm-ba, nhiều ký-lô mỡ, (dù người rất mãnh-khảnh cũng có rất nhiều mỡ) và rất nhiều thức ăn dự-trữ trong tủy xương. Trong các nội hạch dự-trữ rất nhiều các loại vi-ta-min.

Đông-miên khác sự nhịn ăn thường ở điểm loài-vật Đông-miên có những nguồn dự-trữ riêng trong thời-kỳ đó hơn nữa suốt biến-dưỡng thấp thua nhiều trong trường hợp Đông-miên vì vậy sự hao tổn thức ăn rất ít.

Nhịn ăn là một sự hấp dưỡng, vật thực đặc-biệt dưới hình-thức rất đơn-giản của cơ-thể nếu ta có thể nói. Chẳng những các thực phẩm dự-trữ có thể nuôi những tế-bào cần thiết cho sinh mạng trong một thời gian nào đó mà không một tế-bào nào cần-thiết cho sinh mạng lại bị thương tổn một khi các thức dự-trữ đó đang còn. Sợ hãi sự nhịn ăn thiếu căn cứ vì nó được thành lập trên sự vô-minh, trên một quan-niệm sai làm.

Nhịn ăn là không ăn mà chỉ uống nước cho đến lúc thức ăn dự-trữ không còn nữa. Còn đói ăn là cứ nhịn ăn đến lúc mà các thức dự-trữ đã tiêu thụ hết rồi.

Cơ thể tận dụng tối-đa thức ăn dự-trữ : nó cố dùng những tài-nguyên lâu chừng nào tốt chừng ấy. Thật vậy, những chất tuyệt-đối-cần-thiết cho sinh-mạng và cho sự vận chuyển các cơ- quan cần-thiết như tim, thần-kinh-hệ chỉ được đem dùng khi nào những cơ-quan khác không thể cung cấp được. Thứ được dùng trước hết là mỡ và glycogène, thứ đến là các chất Prô-tê-in. Nhịn ăn càng lâu, cơ-thể càng tiết-kiệm thức ăn bằng cách giảm mọi họat-động vật-chất, sinh-lý đến mức tối-thiểu. Nếu người nhịn ăn nghỉ-ngơi thì số dự-trữ ít tiêu hao hơn. Sự họat-động của cơ-thể, các cơn sốt, sự lạnh-lẽo bên ngòai, nỗi buồn rầu, niềm xúc-động mạnh làm tăng gia sự tiêu hao các thức ăn dự-trữ.

Trong sách “ The natural cure” Bác sĩ Page nói : “Thức ăn dự-trữ trong tế-bào để tự-dưỡng trong lúc nhịn ăn là thực-phẩm tốt nhứt, quí báu nhất đối với người lâm bệnh đặc-biệt là trong các bệnh cấp-tín trọng trầm.”

Các mô của cơ-thể có thể xem như một bể chứa thức ăn có thể vận-chuyển đến bất cứ nơi nào theo sự cần-dùng. Khả-năng của cơ thể về việc nuôi các mô quan-hệ đến sinh-mạng do các thức ăn dự-trữ và các mô ít cần-thiết cho sự sống là một sự quan trọng đối với người bệnh không thể ăn uống và tiêu-hóa thức ăn. Không có khả-năng nầy người bệnh trong cơn cấp-phát sẽ chết đói ngay.

Người ta thấy rằng những mô cần-thiết cho sinh mạng được nuôi dưỡng trước hết do những thức-ăn dự-trữ và khi những thức ăn nầy đã tan thì cơ-thể tự dùng những mô ít quan-trọng cho sự sống để nuôi-dưỡng các mô cần thiết cho sinh-mạng. Cho nên một khi thức ăn dự- trữ đang còn thì nhất định không có sự thiệt-hại mảy-may đến các mô cần-thiết cho sinh-mạng.

Người bệnh theo bản-năng mà nhịn ăn nhưng thường các y-sĩ, các người nuôi bệnh hay cha mẹ bệnh-nhân lại ép-uổng người bệnh cố ăn để giữ sức. Thực là một điều lầm-lẫn lớn mà người ta không ngờ đến.

Trích sách Tuyệt thực đi về đâu (PP Ohsawa)
Chị Trâm Phạm gởi

(View: 21817)
Diếp cá hoặc rau Giấp là món ăn ưa thích của bà con miền Nam. Cách đây mấy chục năm, dân cư miền sông Hồng, núi Ngự vào giao lưu với Cửu Long Giang là rất lắc đầu “nhăn mặt” vì vị tanh tanh “lợm giọng” khi ăn phải cọng rau này. Vậy mà bây giờ, Nam Trung Bắc một nhà, nhiều người cũng đều ưa thích diếp cá.
(View: 26278)
... phần bổ sung Omega 3 (1g/ngày EPA và DHA). Kết quả là làm giảm 20% ca tử vong và giảm 30% các tai biến dẫn đến tử vong liên quan đến các bệnh tim mạch. Đó là do tác dụng làm hạ tỉ lệ glycerid (mỡ) trong máu, giúp máu lưu thông dễ dàng đồng thời làm giảm chứng huyết khối trong mạch máu. Như vậy, việc bổ sung acid béo Omega 3 đã tạo hiệu quả tốt trong việc phòng ngừa các tác nhân gây hại cho tim. Vì thế việc tiêu thụ cá và các thực phẩm giàu Omega 3 thường được các nhà dinh dưỡng học khuyên dùng, đặc biệt là đối với người có nguy cơ tim mạch.
(View: 20258)
C. N. G. C. Yêu cầu người đó Cười N. Yêu cầu người đó Nói G. Yêu cầu người đó Giơ tay lên Nếu người đó bị trở ngại bất cứ điều nào kể trên, bạn hãy gọi xe Cấp cứu ngay tức khắc. Theo các thống kê, thì hiện nay, bệnh tai biến mạch máu não là nguyên nhân giết chết người ta hàng thứ nhì. Những người may mắn thì có thể sống còn, nhưng phải mang tật nguyền suốt đời. Đó là một tai họa khủng khiếp có thể xảy đến cho một cá nhân. Nếu chúng ta có thể ghi nhớ phương pháp cho xuất huyết trên đây, để có thể giúp đỡ những nạn nhân của căn bệnh quái ác này, để áp dụng tức thời trên nạn nhân, thì chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ tỉnh lại và được phục hồi 100%.
(View: 19057)
... Khi biết rằng lòng trắng trứng là chất cô-la-gen (collagen) tự nhiên, họ tiếp tục bôi hết lớp này đến lớp khác trên tay, ít nhất là trong khoảng một tiếng đồng hồ. Đến chiều thì họ không còn cảm thất đau rát nữa và ngày hôm sau thì chỗ phỏng chỉ còn bị đỏ chút ít. Họ vẫn nghĩ chỗ phỏng này thể nào cũng để lại thẹo khủng khiếp lắm, nhưng 10 ngày sau, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy tay mình không còn vết phỏng nào, màu da cũng đã trở lại bình thường!
(View: 18646)
Huyết áp là sức ép của máu lên lòng động mạch khi trái tim thu bóp để đấy máu vào động mạch và khi tim trương giãn ra để tiếp nhận máu. Huyết áp được đo theo đơn vị mili mét thủy ngân (mmHg), với hai con số: số trên là huyết áp tâm thu (systolic) và số dưới là huyết áp tâm trương (diastolic). Huyết áp thay đổi tùy theo thời gian trong ngày: thấp nhất vào ban đêm khi ngủ, cao hơn khi thức dậy; buổi chiều cao hơn buổi sáng, nhất là khi đi lại, lao động chân tay, tinh thần căng thẳng. Huyết áp cũng thay đổi tùy theo tư thế cơ thể.
(View: 19057)
Ở tuổi trung niên, bạn có thể bị suy giảm trí nhớ do sự lão hóa nhanh của các tế bào thần kinh, do môi trường sống, stress hoặc thiếu một số chất quan trọng. Khoảng 50% số người suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành bệnh sa sút trí tuệ 3 năm sau đó....
(View: 18656)
... Buồn ngủ là biểu hiện não đã mỏi mệt vì thế không nên đợi đến lúc đó mới đi ngủ. Ngủ đúng giờ không những có thể bảo vệ não mà còn có thể giảm được chứng mất ngủ, giúp giấc ngủ sâu hơn. Do đó, cần phải xây dựng thói quen ngủ đúng giờ. Mỗi ngày nên ngủ ít nhất khoảng 7 tiếng mới để giúp cơ thể được khỏe mạnh....
(View: 19696)
..... Điều chỉnh tư thế. Nếu ngồi trước máy vi tính suốt ngày, sức căng của mắt và cổ có thể dẫn đến nhức đầu. Theo khoa nghiên cứu về lao động (ergonomics), nên để chân tay cong với góc hợp lý, và đầu không ngước lên hoặc cúi xuống quá. Ngủ ngon giấc. Mất ngủ đêm có thể làm bạn nhức đầu vào hôm sau. Một giấc ngủ ngon có lợi nhiều mặt đối với sức khỏe. Bổ sung dầu cá. Viêm nhiễm gây nhức đầu, chính dầu cá ngăn ngừa viêm nhiễm. Hãy uống 3gr dầu cá mỗi ngày để làm giảm nhức đầu. Dầu cá còn tốt cho tim và các cơ phận khác....
(View: 35958)
.... Trong y học cổ truyền, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, công dụng ôn trung (làm ấm bụng); tán hàn (trừ lạnh); hạ khí (đưa khí đi xuống); chỉ thống (giảm đau); yêu cước thống (đau lưng, đau chân), tỵ uyên (mũi chảy nước tanh thối kéo dài), trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu...
(View: 18634)
... Người bịnh PTSD rất dễ giận dữ nên gia đình và bạn bè hay xa lánh. Nỗi căm hận chất chứa trong lòng lâu ngày tạo căng thẳng tinh thần. Khó có gì làm họ vui được. Họ có những suy nghĩ thường gắn liền với biến cố đã qua. Họ muốn diệt trừ kẻ gây ra khủng hoảng cho họ trong quá khứ, nhưng lúc đó họ không làm gì được nên nỗi bực tức lan tràn ra mọi người bây giờ. Bịnh nhân dễ bị nghiện thuốc lá và rượu vì dùng những chất đó tạo các sảng khoái tâm lý nhứt thời, nhưng dùng dài hạn những chất trên lại tạo ra bịnh nghiện và nhiều bịnh thể xác sau đó.