Thursday
2
May
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22236)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13100)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16496)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32886)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28275)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21923)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22752)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19745)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

BÁO HIẾU – MỘT Ý TƯỞNG LÀNH THÁNH

Monday, October 22, 201212:00 AM(View: 53111)


(Lễ Cầu Cho Các Linh Hồn - 02/11)


Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là lòng thương yêu, không những chỉ là “Lá lành đùm lá rách”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”; mà còn là “Uống nước nhớ nguồn”, luyen_nguc_1“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Vì thế nên đã dành cả tháng 7 (Âm lịch) làm tháng Báo Hiếu, để tưởng nhớ công ơn những người đã khuất ("Tháng Bảy ngày Rằm xá tội vong nhân"). Cũng với mục đích trên, có đôi nơi ảnh hưởng Trung Quốc, lấy tháng ba là tháng "thanh minh", "tảo mộ" ("Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh" – ‘Đoạn Trường Tân Thanh’ của Nguyễn Du). Với Ki-tô Giáo thì lòng thương yêu thể hiện cụ thể nhất trong tính hiệp thông. Phạm trù hiệp thông không dừng lại ở Giáo Hội Lữ hành, mà còn xuyên suốt qua Giáo Hội Thanh luyện và Giáo Hội Khải hoàn nữa, để tất cả quy tụ trong Mầu nhiệm hiệp thông Thiên Chúa Ba Ngôi (“ân sủng của Đức Giê-su Ki-tô, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hịêp của Chúa Thánh Thần” – 2Cr 13, 13). Vì thế, nên Giáo Hội đã dành cả tháng 11 hàng năm để “Kính cẩn đón nhận niềm tin cao trọng của tiền nhân chúng ta trong việc hiệp thông sống động với các anh em được hiển vinh trên trời hay còn phải tinh luyện sau khi chết” (GH, 51). Đó phải chăng là một dịp “Báo Hiếu” để hợp hoan “Bản Hoà Tấu Lời” với các Thánh, đồng thời tưởng nhớ và cầu nguyện cho người quá cố còn đang trong thời gian thanh luyện, ngõ hầu được Thiên Chúa đoái thương, ân ban phần thưởng Nước Trời?

 ~*~*~*~*~*~

Tháng 11 thường được gọi vắn tắt là Tháng Cầu Hồn, thể hiện rõ nét nhất Mầu nhiệm Hiệp thông khơi nguồn từ Thiên Chúa Ba Ngôi, tuôn tràn qua 3 Giáo Hội quen gọi nôm na là GH Chiến Đấu (GH Lữ Hành), GH Đau Khổ (GH Thanh Luyện) và GH Chiến Thắng (GH Khải Hoàn). Bài viết này xin chia sẻ những cảm nghĩ về sự quan tâm đặc biệt của Ki-tô hữu dành cho những người quá cố trong suốt tháng 11 hàng năm: Từ xưng tội rước lễ, hiệp dâng Thánh lễ, đến cầu nguyện thông qua các giờ kinh Phụng vụ, rồi viếng Thánh đường, viếng nghĩa trang… nhằm mục đích tốt đẹp, lành thánh: cầu cho các linh hồn. Đó thật sự là một “ý tưởng lành thánh” rất đáng trân trọng (“Nhận biết sự hiệp thông này trong lòng toàn Nhiệm Thể Chúa Giê-su Ki-tô, ngay từ buổi đầu của Ki-tô Giáo, Hội Thánh lữ hành hết lòng kính mến, tưởng nhớ những người đã chết và dâng lời cầu cho họ “vì cầu nguyện cho người chết để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một ý tưởng lành thánh” (2Mcb 12, 46; GH, 50). Khi cầu nguyện cho họ, chúng ta không chỉ giúp họ, mà còn làm cho lời họ chuyển cầu cho chúng ta hiệu quả hơn.” – Giáo lý HTCG, điều 958)

~*~*~*~*~*~


Khi cử hành những hành vi bác ái đó, chúng ta thường nghĩ các linh hồn đang phải chịu thanh luyện bằng đau khổ. Ý nghĩ đó không sai, vì các ngài “sẽ được cứu như thể băng qua lửa” (1Cr 3, 15) để trở nên trọn hảo trước mặt Đấng Chí Tôn. Vâng, kể từ khi Nguyên Tổ loài người xa lìa Thiên Chúa, bị tội lỗi thống trị, có thể nói tội lỗi đã trở thành căn nguyên, là nguyên nhân chính làm cho con người phải đau khổ. Điều này chứng tỏ con người tự gây ra đau khổ để rồi cũng chính mình gánh lấy sự đau khổ ấy. Thế nên mới có định kiến “Đời là bể trầm luân, là bể khổ”. Và để thanh tẩy cho sạch mọi tội lỗi, giũ sạch mọi vết nhơ gây nên đau khổ, con người cần phải được thanh luyện. Nơi thanh luyện đó Giáo Hội định tín là “Luyện ngục” như sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo viết: Điều 1030: “Những người chết trong ân nghĩa Chúa, nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn, mặc dù chắc chắn được cứu độ đời đời, còn phải chịu thanh luyện sau khi chết, để đat được sư thánh thiện cần thiết để vào hưởng phúc Thiên đàng”. Và Điều 1031: “Hội Thánh gọi việc thanh luyện cuối cùng của những người được chọn là Luỵên ngục. Điều này khác hẳn với hình phạt đời đời của kẻ bị chúc dữ: Hội Thánh công bố giáo lý về Luyện nguc cách riêng trong các Công đồng Flôrence và Trentô. Dựa vào một số đoạn Kinh Thánh, Hội Thánh nói về lửa thanh luyện” (1Cr 3, 15; 1Pr 1,7) ‘*’.

~*~*~*~*~*~

Vì tình yêu, Thiên Chúa đã dựng nên vũ trụ và muôn loài, trong đó Người đã dựng nên con người để “thống trị mặt đất” (St 1, 28). Chắc chắn Thiên Chúa không bao giờ muốn con người phải đau khổ, “không muốn cho ai bị diệt vong” (2Pr 3, 9). Việc Người sai Con Một xuống chịu đau khổ và chịu chết thảm khốc trên thập giá để cứu nhân loại chứng tỏ điều ấy (“Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại le_cau_honbỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại.” – Mc 8, 31). Một vấn nạn được đặt ra: Với quyền năng vô hạn, Thiên Chúa chỉ cần phán một lời thì nhân loại sẽ được giải thoát khỏi tội lỗi là nguyên nhân gây ra đau khổ; vậy tại sao Người không làm như thế, mà còn sai Con Một là Đức Giê-su Ki-tô – Đấng Trọn Lành, tinh tuyền không hề một chút bợn nhơ – phải chịu đau khổ và chịu chết như một tội nhân? Mấu chốt vấn đề chính ở điểm này: Nếu chỉ “phán một lời” thì nhân loại sẽ không thấu hiểu được công trình kỳ diệu của Thiên Chúa, nên đây chính là một mạc khải Mầu nhiệm Cứu độ để loài người “thực mục sở thị” (trông thấy nhãn tiền) mà tin. Đển như vây mà sau 2000 năm vẫn còn quá nhiều kẻ không tin, huống hồ!

Quả thật Đức Giê-su Thiên Chúa “đã yêu mến chúng ta và lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta” (Kh 1, 5). Tuy nhiên, con người vẫn ngụp lặn trong tội lỗi mà không tự biết, nên muốn rửa sạch tội lỗi rất cần phải có một cuộc thanh tẩy, khổ luyện. Nếu tỉnh ngộ sớm thì cuộc thanh luyện sẽ diễn ra ngay ở trần thế mang tính chủ quan (bản thân tội nhân tự ý thức và chủ động bước vào cuộc khổ luyện để thanh tẩy tội lỗi), còn nếu không tỉnh ngộ sớm thì khi trở về thế giới bên kia sẽ có hai cửa: một là “Hoả ngục – lò lửa không bao giờ tắt” (Mt 5, 22-29; 13, 41-42) dành cho những phạm nhân mắc trọng tội mà không biết hối cải, ở đó họ sẽ phải “khóc lóc nghiến răng” đời đời (Mt 25, 41); còn cửa kia là “Luyện ngục”, nơi dành cho những tội nhân vẫn còn biết hướng thiện, ở đó họ sẽ được thanh luyện “như thể băng qua lửa” (1Cr 3, 15). Vậy thì đau khổ là do con người tự chuốc lấy khi phạm tội, duy chỉ có điều con người có thực sự nhìn ra được tội lỗi của mình hay không mà thôi.

Tất cả tội lỗi của con người ở trần gian có thể quy về một nguyên nhân chính là tính ích kỷ. Ngoại tình ư? Vì tôi muốn thoả mãn cơn thèm khát tình dục của tôi. Gian dối, lừa lọc ư? Cũng chỉ nhằm trục lợi cho bản thân. Trộm cướp ư? Vì tôi muốn không làm mà vẫn có ăn, thậm chí còn trở nên giàu có nữa. Kiêu ngạo ư? Cũng chỉ vì muốn đưa mình lên cao hơn mọi người để bản thân được hường lợi (đứng hàng đầu, ngồi “cỗ nhất”…). Đến như ganh ghét, thù hận, chém giết nhau, rồi khủng bố, chiến tranh … chung quy cũng chỉ là muốn đem về cho mình những lợi lộc (cả vật chất lẫn tinh thần). “Ích kỷ hại nhân” (益 己 害 人 : lợi mình hại người) là đương nhiên vậy. Ích kỷ là mưu lợi cho bản thân, nên có thể nói con người chỉ thích “vị kỷ” (為 己 : vì mình) hơn là “vị tha” (為 他 : vì người), để từ đó sa vòng tội lỗi rồi tự gây nên đau khổ như một án phạt tất yếu. Vì thế nên Hiến chế “Mục Vụ về Giáo Hội” viết: “Mọi sinh hoạt hằng ngày của con người đang lâm nguy vì kiêu ngạo, và lòng ích kỷ thái quá, cần được thanh tẩy và hoàn thiện nhờ thập giá và sự sống lại của Chúa Ki-tô” (“Gaudium et Spes”, số 37).
 

Nhưng nếu ích kỷ là nguồn gốc phát sinh tội lỗi, thì tội lỗi lại là cơ hội Thiên Chúa biểu lộ tình thương xót nhân từ không biết mệt mỏi của Người, hầu đưa toàn thể nhân loại đạt tới cùng đích là sự sống đời đời. Quả thật "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn." (Lc 5, 31-32). Chính vì thế nên “Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (Rm 5,20); “Khi từ cõi chết sống lại, Đức Giê-su Ki-tô đã đổ tràn ân sủng trên thế giới tội lỗi” (Rm 5,21). Do đó, người ta chỉ có thể vào được Thiên Đàng khi họ có đầy tràn tình yêu và không còn chút tính ích kỷ nào nữa. Nắm vững điều này, ta mới hiểu được ý nghĩa sâu xa Lời dạy của Đức Giê-su, khi có người thanh niên – vốn đã giữ rất chu đáo các lề luật – hỏi Người về cách đạt được sự sống đời đời: “Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi” (Mc 10,21). Điều đó có nghĩa là phải biết yêu thương và thật sự thể hiện tình yêu ấy thì mới được hạnh phúc đích thực là sự sống đời đời.

 

Người trộm lành trong bài Tin Mừng hôm nay là một ví dụ. Anh đã thể hiện được tinh thần vị tha trong tình yêu ấy. Trong cảnh đau khổ tột cùng (bị treo lên thập giá) nhưng anh không như tên gian phi đối diện chỉ nghĩ tới đau khổ của bản thân và mong được cứu vớt (“Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!” – Lc 23, 39). Trái lại, người trộm lành chỉ nghĩ tới đau khổ của Đức Giê-su, thương cho Người bị hàm oan: “Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!” Chính vì thế, anh đã được Đức Giê-su ân thưởng: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng”. Người trộm lành tuy đầy tội lỗi, nhưng cuối cùng tình yêu đã biến anh thành người tốt lành, xứng đáng hưởng hạnh phúc Thiên Đàng, đúng như lời dạy của thánh Phê-rô: “Tình yêu che phủ muôn vàn tội lỗi” (1Pr 4, 8).
 
Thánh Gio-an Tông đồ đã viết: “Nếu ai nói: ‘Tôi yêu mến Thiên Chúa’ mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1Ga 4, 20). Hiểu được như vậy, người Ki-tô hữu cần phải thực thi những “chứng tá bác ái” bằng hành vi lành thánh như nêu trên, không chỉ trong tháng Cầu Hồn, mà là trong cả năm Phụng vu; hơn thế nữa, trong suốt cả cuộc đời của mình trên hành trình tiến về quê Trời. Ấy cũng bởi vì “cầu nguyện cho người chết để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một ý tưởng lành thánh” (GH, 50); “Khi cầu nguyện cho họ, chúng ta không chỉ giúp họ, mà còn làm cho lời họ chuyển cầu cho chúng ta hiệu quả hơn” (Giáo lý HTCG, điều 958). Thật thế, hành vi bác ái cầu cho các linh hồn chính là Tình Yêu, mà Thiên Chúa là Tình Yêu, nên “ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1Ga 4, 16). Tình yêu đó không chỉ là “cho đi” mà còn là “nhận về” cho chính bản thân mình những lợi ích siêu nhiên, bởi vì “eros và agape – tình yêu nhận về và cho đi – không bao giờ có thể hoàn toàn tách rời.” (Tđ “Thiên Chúa là Tình Yêu”, số 7).

Kính nhớ và cầu nguyện cho những người đã khuất chính là thể hiện tình yêu “nhận về” và “cho đi”. Thực thế, chúng ta đã nhận về từ các ngài (tổ tiên, ông bà, cha mẹ, và nói chung là các đấng tiền nhân) những gia sản từ vật chất tới tinh thần, bổn phận chúng ta là phải biết “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Nói cách khác là bày tỏ lòng hiếu thảo để tưởng nhớ công ơn tiền nhân như một hành vi “báo hiếu” – hành vi bác ái. Hành vi đó không hệ tại nhiều ở những việc bề ngoài bằng ở cường độ tình yêu tích cực bên trong, vì các ngài giờ đây không cần mâm cao cỗ đầy dâng cúng, mà cần những tấm lòng vị tha chia sẻ Tình Yêu Thiên Chúa cho các ngài. Một cách cụ thể là cầu nguyện xin Thiên Chúa thương ban cho các ngài sớm được hưởng phúc trên Thiên quốc, hon là những lễ giỗ, lễ tưởng niệm hoành tráng, tiệc tùng linh đình.

Như vậy là đã rõ, sở dĩ chúng ta cần cầu nguyện cho các đẳng linh hồn là vì các ngài đã mất khả năng tự “lập công chuộc tội” cho mình, mà chỉ trông nhờ vào công đức của chúng ta cầu thay nguyện giúp cho các ngài mà thôi. Vả lại, vì chúng ta cùng sống trong mầu nhiệm “các thánh thông công”, nên việc cầu nguyện cho các ngài thực sự là bổn phận của mỗi người chúng ta – những người đang sống trong Giáo Hội Lữ hành. Chúng ta là các chi thể trong cùng một “thân thể duy nhất là Đức Giê-su Ki-tô”, nên chúng ta không thể nào làm ngơ giả điếc khi có một chi thể bị đau đớn. Hơn thế nữa, vì tình yêu là món quà vô giá chúng ta đã “nhận về” từ Thiên Chúa, thì không lý gì mà chúng ta lại quên “cho đi” với người anh em đang rất cần sự trợ giúp. Và khi đã “cho đi” như vậy, thì đừng nghĩ rằng mình sẽ mất đi tất cả. Ngược lại, chính sự “cho đi” ấy lại giúp chúng ta “nhận về” gấp bội từ Thiên Chúa, kể cả những tiền nhân nơi luyện ngục khi các ngài đã trở nên tinh tuyền hưởng nhan Thiên Chúa.

 

Ôi! Lạy Chúa, Thánh Gio-an Tông đồ đã dạy: "Tình yêu không biết đến sợ hãi; trái lại, tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi, vì sợ hãi gắn liền với hình phạt và ai sợ hãi thì không đạt tới tình yêu hoàn hảo" (1Ga 4,18). Con cảm thấy chính khi con thật sự có tình yêu thì con không sợ đau khổ, mà sẵn sàng đón nhận đau khổ để người khác được hạnh phúc, đồng thời cũng là cách thanh luỵên cho chính bản thân con nên hoàn thiện, hầu được Đức Giê-su Thiên Chúa trìu mến nói với con như với người trộm lành năm xưa: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng”. Ôi! “Lạy Chúa, xin đoái thương nhậm lời chúng con cầu nguyện, để khi chúng con tin Con Chúa đã từ cõi chết sống lại, thì cũng được vững lòng trông cậy rằng các tôi tớ Chúa sẽ sống lại. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con. Amen” (Lời nguyện lễ “Cầu cho các tín hữu đã qua đời” – Lễ Nhất).

 

JM. Lam Thy ĐVD.

Chú thích: ‘*’ – “Còn công việc của ai bị thiêu huỷ, thì người ấy sẽ phải thiệt. Tuy nhiên, bản thân người ấy sẽ được cứu, nhưng như thể băng qua lửa” (1Cr 3, 15); “Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, - vàng là của phù vân, mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Giê-su Ki-tô tỏ hiện, đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự” (1Pr 1, 7).
(View: 56722)
... Trong không gian lạnh, trong vùng tối không còn bầu trời của huyệt mộ làm sao người chết biết đến màu sắc của hoa? Vì thế, hoa ân tình hay hoa xã giap thì cũng chỉ người sống nhìn thấy hoa thôi. Bi thương của con người trong kiếp sống nhân sinh là kẻ sống có thể lấy hoa thật tiễn đưa người chết bằng những tâm tình giả. Bi thương của người chết là có những tâm tình thật, nhưng kẻ đã miền miệt ra đi rồi thì chẳng bao giờ nhìn thấy hoa. Hoa nghĩa trang vẫn là hoa chỉ kẻ sống nhìn thấy thôi. Chết là đi vào thế giới khác rồi. Hoa hãy ở lại, giã từ hoa.
(View: 52689)
Tôi được họ ôm sát lồng ngực, nên cánh hoa chúng tôi nghe rõ con tim đau đớn. Họ nuối tiếc một trời quá khứ đã chẳng thương nhau đủ, để đời nhau thổn thức. Giờ đây, kẻ ở, người đi nghìn trùng xa cách. Tôi nghe nước mắt xót thương của người sống rơi trên từng cánh hoa, tôi xúc động lắm, nhưng tôi không theo người chết ra đi mà gởi thương nhớ được.... ở ngoài nghĩa trang. Rồi họ cũng phải từ giã nhau. Nhưng chẳng ai muốn giờ ly biệt của mình là giã từ trong lạnh lẽo tẻ nhạt. Họ cần cho nhau một bông hoa lúc còn sống để biết bông hoa ấy sẽ vẫy chào nhau lúc biệt ly.
(View: 53736)
.... Của cải vật tự nó không xấu, vì của cải vật chất được chính Thiên Chúa ban tặng cho ta, để mưu ích cho ta trên đường lữ thứ trần gian. Có một câu nói rất hay: “Của cải vật chất là người đầy tớ tốt, nhưng lại là một ông chủ xấu”. Nếu trong đời sống ta coi của cải vật chất như là phương tiện giúp ta từ việc đời đến việc đạo thì quả là tuyệt vời, bằng ngược lại nếu ta xem của cải vật chất như cứu cánh, thì chính ta biến của cải vật chất trở thành ông chủ của ta. Một khi của cải vật chất là ông chủ, thì tất nhiên ta trở đầy tớ, nô lệ. Từ đây, của cải vật chất sẽ xui khiến ta thực hiện những điều trái với ước muốn của Thiên Chúa, làm ta dần xa rời Thiên Chúa là Đấng làm chủ tất cả
(View: 56684)
Ít có ai phủ nhận nội hàm một ngạn ngữ Trung Quốc rằng tiền bạc có thể mua được đồng hồ quý nhưng không mua được thời gian; tiền bạc có thể mua được giường sang, nệm êm, chăn ấm, nhưng không mua được giấc ngủ ngon; tiền bạc có thể mua được cao lương mỷ vị nhưng không mua được sự ngon miệng… Thế nhưng trong thực tế chúng ta lại hành xử theo kiểu như tiền bạc là nền tảng, là nguyên nhân đem lại hạnh phúc.
(View: 53742)
Khôn ngoan đó phải chăng là nhìn ra cái phận người của con người quá mong manh trong lòng bàn tay của Thiên Chúa là Đấng tạo thành con người. Bao nhiêu lần và bao nhiêu lần Chúa Giêsu đã nhắc nhớ cho chúng ta về vấn đề này : Có nhà vua kia lo xây tháp để cất đồ, để dự trữ vào kho lẫm nhưng rồi nếu tối nay Chúa đến và gọi vua về thì tất cả cái tháp đó để làm gì ? Cái tháp đó để cho ai hưởng đây ? Chỉ xin Chúa cho ta cái ơn khôn ngoan để ta nhận ra đâu là điều cần thiết, đâu là căn cốt trong cuộc đời chúng ta để chúng ta có hướng đi đúng thôi. Xin Chúa cho chúng ta biết từ bỏ bớt đi những của cải chóng qua ở cõi tạm này để ngày mỗi ngày gắn liền với Chúa hơn
(View: 56987)
... Lạy Chúa, "Chúa là tình yêu", xin ban Tình yêu Chúa xuống trong các gia đình đã nguội lạnh tình yêu. Xin cho các bậc cha mẹ luôn biết nhẫn nhục và tha thứ cho nhau, để họ trọn đời chung thủy trong tình yêu mà Chúa đã chúc phúc cho họ trong ngày thành hôn. Amen.
(View: 57879)
Sự nhỏ bé là sự trở về thật sự, là đích điểm của loài thụ tạo, vì không có ai lớn hơn Thiên Chúa. Sự bé nhỏ là sự cậy dựa, sự trung tín , sự đơn sơ, sự phó thác và sự yêu mến chân thành vì con người nếu thiếu những yếu tố nầy thì dễ sinh ra kiêu căng, tự phụ, coi như không có Thiên Chúa,thì làm sao vào Nước Thiên Chúa được. Phải trở nên hoàn toàn như một đứa trẻ, vì đứa trẻ chỉ biết cậy dựa vào người lớn là cha mẹ nó. Nếu như một đứa bé không biết cậy dựa vào cha mẹ nó, thì nó không phải là đứa bé, mà là một người lớn, như vậy, người lớn thì nó phải tự lo cho nó.
(View: 59005)
... Nhiều khi chúng ta, vì vô tình hay thiếu khôn ngoan, không biết hạn chế tự do của mình, nên đã làm tổn thương lương tâm của những người yếu đuối. Tôi có thể gây dịp tội khiến anh em tôi sa ngã, nhưng chính thân xác tôi lại có thể là dịp tội cho tôi. Đức Giêsu đòi ta chặt tay, chặt chân, móc mắt, nếu những bộ phận đó làm ta phạm tội. Hội Thánh không bao giờ hiểu đòi hỏi này theo nghĩa đen (nếu thế thì khó mà có một Kitô hữu lành lặn!). Nhưng chúng ta lại không được coi thường tính chất mạnh mẽ và quyết liệt của đòi buộc này.
(View: 68261)
Phải quyết liệt dứt khoát với sự xấu. Vì sự xấu giống như căn bệnh hay lây. Đã nhiễm vào một phần thân thể, sẽ nhanh chóng lây lan tới cả cơ thể. Lây lan đến đâu làm độc đến đấy. Phải ngăn chặn ngay từ đầu, nếu không sẽ khó mà cứu vãn được mạng sống.
(View: 68183)
Xin giải phóng chúng con khỏi sự mê hoặc của kho tàng dưới đất, nhờ cảm nghiệm được phần nào sự phong phú của kho tàng trên trời. Ước gì chúng con mau mắn và vui tươi bán tất cả những gì chúng con có, để mua được viên ngọc quý là Nước Trời. Và ước gì chúng con không bao giờ quay lưng trước những lời mời gọi của Chúa, không bao giờ ngoảnh mặt để tránh cái nhìn yêu thương Chúa dành cho từng người trong chúng conngười ấy không có tự do (c. 34).
(View: 66133)
Chúa Giêsu đến để ”mở ra”, để giải thoát chúng ta khỏi sự câm điếc nội tâm, và khiến cho chúng ta có khả năng sống tràn đầy tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân.... Nhưng chúng ta tất cả đều biết rằng sự đóng kín của con người, sự lẻ loi của nó không chỉ tùy thuộc các giác quan. Có một sự đóng kín nội tâm, liên quan tới nơi sau thẳm nhất của con người, đó là điều Thánh Kinh gọi là ”trái tim”. Chúa Giêsu đến để ”mở ra”, để giải thoát, để khiến cho chúng ta có khả năng sống tràn đầy tương quan với Thiên Chúa và với các người khác.
(View: 68214)
... ta sống sao để làm chứng nhân. Hãy góp nhặt những hy sinh rải rắc trong đời thường, để làm nên tấm bánh và chén rượu, như những của lễ chúng ta dâng lên Chúa. Từ đó chúng ta đi đến một câu hỏi, một kết luận, đó là chúng ta đã thực sự sống tinh thần thánh lễ giữa lòng cuộc đời của chúng ta hay chưa?
(View: 65655)
... Thân mật với chính mình và với Chúa còn giúp mình đối phó với những giờ phút cô đơn. Có được sự thân mật với mình và với Chúa, nỗi cô đơn sẽ đưa đến sự thanh vắng của tâm hồn, là nơi người ta có được sự tĩnh mịch và phẳng lặng của tâm hồn. Có được sự tĩnh mịch và phẳng lặng của tâm hồn rồi, người ta lại thích tìm đến nơi cô tịch và chốn quạnh hiu để dễ duy trì trạng thái phẳng lặng và tĩnh mịch của tâm hồn hầu dễ cảm nghiệm được sự hiện diện và thân mật với Chúa,
(View: 79916)
... bồng tôi lên lúc tôi say giấc nồng tôi ngụp lặn trong ân tình Thiên Chúa đêm tĩnh lặng tôi nguyện xin thề hứa chỉ yêu “Người” là Thiên Chúa toàn năng.
(View: 79020)
... Có ai tìm được của ăn vật chất mà sống mãi được đâu. Người ta tranh giành, chém giết lẫn nhau để có được của ăn nhưng vẫn chết. Có phải là cứ bám víu vào mớ của ăn trần thế là nhân loại sống mãi, không bao giờ chết? Ngược lại, ăn thì vẫn ăn, uống thì vẫn uống, no thì vẫn no, đói thì vẫn đói, nhưng chẳng có ai sống mãi được, chỉ có những ai đón nhận bánh trường sinh, là chính Mình Máu Đức Kytô, ai nghe, tin và thực hành Lời của Ngài thì mới được sự sống vĩnh cửu: “Tổ tiên các ông đã ăn manna trong sa mạc nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết” (Ga 6, 49-50).
(View: 74556)
... Và chúng ta ngày nay cũng thế thôi, có người khôn và cũng có người dại! Lạy Chúa, xin giúp chúng con được đức khôn ngoan và đức khiêm nhường để sống tốt lành ngay trên trần gian này, để chúng con được mãi mãi “ở lại trong tình thương của Chúa” (Ga 15:9). Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen.
(View: 77461)
... Tuy nhiên, đôi khi có thể dường như Chúa lại cho bạn “Đá” thay vì “Bánh” trong sự khôn ngoan của Ngài. Thực sự là Ngài đang hành động qua những hoàn cảnh của bạn, để cho bạn một điều tốt hơn rất nhiều so với điều bạn xin. Một tác giả vô danh đã nói lên ý này theo những cách sau đây:
(View: 75348)
... khi chúng ta hòa nhã chúng ta sẽ nhận ra nét đó trên khuôn mặt của những người xung quanh. Trái lại, khi chúng ta cau có, khi chúng ta giận dữ, khi chúng ta buồn phiền, khi chúng ta thất vọng, chúng ta cũng sẽ thấy được những nét ấy trên gương mặt của người khác... Tha nhân cũng chính là hình ảnh của Thiên Chúa. Nếu đứa con có thể nhìn thấy gương mặt khỏe mạnh, vui tươi của người mẹ trong tấm gương, nếu người cha nhìn thấy hình ảnh của người vợ trong đứa con, thì với ánh mắt của tin yêu chúng ta cũng có thể nhìn thấy gương mặt Tình Yêu của Thiên Chúa trong mọi người.
(View: 70368)
... Khi tôi phạm tội và còn ở trong tình trạng tội, tôi không thể tự giải thoát tôi. Tôi không thể “tự” mở cửa phòng để ra đi hưởng sự tự do an bình. Đang trong tình trạng tội, những ấp ủ yêu thương người thân, bạn hữu chỉ vẫn là trên bình diện lý thuyết vì trong tình trạng trong ngục tội, tôi bị cách ly và không có khả năng để giao tiếp. Tội cách ly tôi khỏi những khả năng mà tôi vốn sở hữu: tư do, hạnh phúc, bình an.
(View: 74664)
... con người khao khát để mong “chiếm hữu” ước nguyện tiếp theo. Không nhận thấy ân huệ và quà tặng của cuộc đời mà cứ loay hoay khao khát tham lam để chiếm đoạt những điều ngoài giới hạn của mình là điều khốn khổ nhất của kiếp người. Khi bị “cắn câu” vào thứ ma lực này, con người dễ bị phạm lỗi đức bác ái, đức công bằng ngay trong gia đình và người thân của mình.....