Thursday
2
May
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22235)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13100)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16496)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32886)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28275)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21923)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22752)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19745)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

CỦA CẢI !

Tuesday, October 9, 201212:00 AM(View: 57878)
SUY NIỆM TIN MỪNG CN 28 TN(B)
 
(Mc 10, 1-31) nằm trong phần c) Bổ túc: Thuộc phần loan báo cuộc Tử Nạn & Phục Sinh II.

Phần nầy gồm bốn vấn đề :

* 1) Ly dị
* 2) Trẻ em
* 3) Của cải
* 4) Phần thưởng

Tuần trước CN 27 (B), được nói về 2 vấn đề Li dị và Trẻ em. Nói đến trẻ em là nói đến hôn nhân, vì trẻ em là hệ quả của hôn nhân. Còn li dị là luật bất khả phân ly của Kitô giáovì hệ quả hôn nhân của nó chính là trẻ em, chứ không phải là ly dị.

Tuần trước các tác giả chia sẻ Lời Chúa đã phân tích nhiều về 02 vấn đề hôn nhân và trẻ em. Đây là điều thực trạng của xã hội, sự nhức nhối ,sự nóng bỏng hôm nay và mai sau. Con người sống trong một trật tự xã hội, thì cần phải có những qui cũ của nó, vì xã hội muốn tồn tại thì phải có sự phát triển, muốn có sự phát triển thì phải có lề thói lành mạnh. Sự sống của con người cần có sự sinh sôi theo tự nhiên và siêu nhiên.

Qua đoạn Tin Mừng Mc10, chúng ta thấy Chúa Giêsu thật sự đã ảnh hưởng đáng kể đến những nhu cầu của xã hội người Do-thái lúc bấy giờ (Mc10.2). Có mấy người Pha-ri-sêu đến gần Đức Giêsu và hỏi rằng: “ Thưa Thầy, chồng có được phép rẫy vợ không?” Họ hỏi thế là để thử Người. Nếu Người trả lời được thì không phù hợp với những gì Người rao giảng, vì Người đến để kiện toàn, sửa đổi, chứ không phải giữ nguyên, vì luật của Môisen là luật du di, luật chiều lòng dân, chứ không phải là luật đích thực. Luật đích thực phải là từ Thiên Chúa ban ra, luật từ Thiên Chúa là luật bác ái, chứ không phải là luật của con người.

niaga_fall_ba_camera_2012_565-contentRồi sau khi dẫn giải, Chúa Giêsu đã đi đến kết luận: “ Vậy, sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, thì loài người không được phân ly”( c 9). Từ đó, hôn nhân công giáo không được chia rẻ. Qủa thật, từ đó giáo hội được thi hành một ân sũng của Chúa Giêsu là cử hành Bí tích hôn phối. Để phối hợp hai người một nam, một nữ lại với nhau thành một, theo trật tự được xây dựng từ ban đầu. Với sự khôn ngoan của Chúa Giêsu, nhân loại được xây dựng trên một nền tảng có trật tự vũng bền là Hôn nhân Công giáo. Tuy nhiên, ngày nay, con người có tuân giữ hay không, ở nhiều mức độ khác nhau? Nhưng ý nghĩa thiêng thánh của hôn nhân công giáo là trọn vẹn và bất di, bất dịch. Vì nó góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh hóa , nếu không ngày nay còn tệ hại hơn nhiều. Tất cả các Bí tích của Chúa Giêsu, đều đưa con người đến Nước Trời, hôn nhân là một trong các bí tích ấy.

Hôn nhân bất khả phân ly của Công giáo tạo nên một hệ quả xã hội bền vững ở trần thế nầy, và một định luật bác ái tròn trịa. Vì con người dù tài ba đến đâu, giàu sang cách mấy,rồi cuối cùng khi về Nước Trời cũng phải thu mình nhỏ bé, để trở lại làm người nhỏ bé về tâm hồn, thì mới được vào Nước Trời.Vì khởi đầu vốn nhỏ bé, và về già cũng trở nên nhỏ bé mà thôi. Như vậy, từ lúc trưởng thành đến lúc về già thì khoảng bốn mươi năm. Một thời gian được làm “người lớn”. Được làm người lớn, là để trở nên nhỏ bé như “Con Người” đúng nghĩa thì mới được vào Nước Trời như Chúa Giêsu đã xác định rõ khi Người chúc phúc cho trẻ em : “ Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào” (c 15). Sự nhỏ bé là sự trở về thật sự, là đích điểm của loài thụ tạo, vì không có ai lớn hơn Thiên Chúa. Sự bé nhỏ là sự cậy dựa, sự trung tín , sự đơn sơ, sự phó thác và sự yêu mến chân thành vì con người nếu thiếu những yếu tố nầy thì dễ sinh ra kiêu căng, tự phụ, coi như không có Thiên Chúa,thì làm sao vào Nước Thiên Chúa được. Phải trở nên hoàn toàn như một đứa trẻ, vì đứa trẻ chỉ biết cậy dựa vào người lớn là cha mẹ nó. Nếu như một đứa bé không biết cậy dựa vào cha mẹ nó, thì nó không phải là đứa bé, mà là một người lớn, như vậy, người lớn thì nó phải tự lo cho nó.

Thiên Chúa cũng vậy, Ngài thích những ai có tâm hồn nhỏ bé, nghĩa là họ biết hoàn toàn cậy dựa vào Thiên Chúa mà thôi. Như vậy điều kiện để vào Nước Trời không khó, chỉ khó đối với những ai tự chomình là người lớn. Như vậy, Lời giáo huấn của Chúa Giêsu không phải là những điều kiện khắt khe lắm để không ai có thể theo được.

Từ những ý tưởng trên, chúng thấy rằng, những con người có tâm hồn đơn sơ là những con người đáng yêu. Tâm hồn sẵn sàng cho đi, cho đi không tính toán, như vậy họ không tích lũy gì cho mình, nhưng họ chỉ tích lũy những gì Thiên Chúa muốn cho họ tích lũy là kho tàng không hư mất, vì không có mối mọt đục khoét.

Nên chi ,ý nghĩa của đoạn Tin Mừng (Mc10, 17-30) hôm nay, Chúa Giêsu giáo huấn chúng ta phải biết sử dụng của cải cho đúng mục đích. Nghĩa là những của cải trần gian chỉ để lo cho trần gian mà thôi, những thứ đó không mang được vào Nước Trời. Nhưng chúng ta biết dùng của cải ở trần gian mà lo cho người nghèo, thì chúng ta sẽ có một kho tàng ở trên trời. Hoặc thời giờ chúng ta lo kiếm tiền trong khi chúng ta dư ăn, dư để, thì chúng ta dùng vào việc bác ái để làm việc thiêng liêng, như vậy chính là những của cải đích thực cho chúng ta mai sau.

Đoạn Tin Mừng hôm nay, cho thấy người thanh niên đến hỏi Chúa Giêsu về cách để có được sự sống đời đời. Người nầy cũng đã có tâm hồn tử tế, vì anh ta cũng đã theo dõi Chúa Giêsu từ lâu rồi, và anh ta cũng đã ái mộ Chúa Giêsu lắm. Vì anh ta tuyên xưng Chúa Giêsu là “ Thầy nhân lành”, nhưng chính Chúa bảo: “ Sao anh nói tôi là nhân lành? Không ai là nhân lành cả, ngoại trừ một mình Thiên Chúa” (c 18). Và rồi cũng chính Chúa Giêsu đã khen anh ta vì một con người đã có một cuộc sống tử tế, nhưng cuộc sống tử tế ấy cũng chưa đủ để có được sự sống đời đời, vì anh ta là người giàu có. Giàu có không phải là cái tội để xa cách Thiên Chúa. Nhưng khi con người giàu có, thì chắc chắn họ sẽ chọn của cải để làm gia nghiệp vì người giàu có khó lòng mà xa rời của cải của họ được. “ Vì của cải của các ngươi ở đâu, thì lòng các ngươi cũng ở đó.” Có lần Chúa Giêsu đã nói như vậy,( Mt 6,21).
Và rồi Chúa Giêsu đã kết luận : “Các con ơi!Vào được Nước Thiên Chúa thật khó biết bao ! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa !” (c 24-25).
Người giàu trong đoạn Tin Mừng trên là sự cảnh tỉnh cho tất cả những ai muốn đi theo Chúa Giêsu, mà không từ bỏ chính mình, và của cải trần thế theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, thì cũng giống như người giàu trong Tin Mừng hôm nay. Của cải thật sự cần thiết cho cuộc sống trần thế, nhưng không phải là tất cả, vì cuộc sống trần thế có giới hạn còn cuộc sống thiêng liêng thì vô hạn. Như vậy, phải biết chọn lựa và khôn ngoan trong việc tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài. Đó là sự giàu có đích thực vì là sự khôn ngoan đích thực sẽ dẫn đưa con người đến nguồn của sự sống đời đời.

Sự khôn ngoan là sự hiểu biết về Thiên Chúa và sự công chính của Ngài, để chúng ta sống theo Thiên Chúa thì chúng ta sẽ có sự sống đời đời. Vì không ai giàu có hơn Thiên Chúa và không ai khôn ngoan bằng Thiên Chúa. Sự khôn ngoan đó là Lời Chúa và sự giáo huấn của Ngài. Vì của cải Thiêng liêng thì minh nhiên được ở nơi thiêng liêng, còn của cải trần thế, thì mặc nhiên phải sử dụng nơi trần thế mà thôi. Lời Chúa là minh định và dứt khoát hơn con dao hai lưỡi : xuyên thấu chổ phân cách tâm với linh, cốt với tủy , là Lời sống động, hữu hiệu và sắc bén; Lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người. Vì không có loài thụ tạo nào mà không hiện rõ trước Lời Chúa, nhưng tất cả đều trần trụi và phơi bày trước mặt Đấng có quyền đòi chúng ta trả lẽ.( Dt 4,12-13).

Như vậy, của cải chỉ là phương tiện để mua lấy Nước Trời theo nghĩa rộng, chứ không theo nghĩa hẹp được, đừng tưởng tôi cứ lo làm giàu, và rồi khi nào giáo xứ cần, thì tôi cứ đóng góp lấy cho được vài cái bằng ĐẠI ÂN NHÂN cho lớn treo giữa nhà, đến khi chết đó là tấm giấy thông hành để vào Nước Trời. Nếu nghĩ như thế thật là sai lầm,vì Nước Trời không mua bằng tiền theo nghĩa hẹp được, mà là theo nghĩa rộng, có nghĩa là phải sống theo Lời Chúa là điều căn bản, sau đó nếu Chúa ban cho có dư dật của cải thì nên giúp đỡ cho người nghèo khó, đó là trách niệm, là bổn phận của người Kitô hữu, vì của cải trần gian chỉ dùng cho mục đích trần gian mà thôi!

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy chúng con biết dùng của cải chóng qua ở đời nầy, để làm mưu ích cho đời sau. Xin thương ban cho chúng con biết thực thi Lời Chúa dạy, vì như thế chúng con mới thật sự giàu có vì sự khôn ngoan của Lời Chúa mới là sự sống đời đời cho chúng con. Amen.


14/10/2012

P. Trần Đình Phan Tiến
(View: 56722)
... Trong không gian lạnh, trong vùng tối không còn bầu trời của huyệt mộ làm sao người chết biết đến màu sắc của hoa? Vì thế, hoa ân tình hay hoa xã giap thì cũng chỉ người sống nhìn thấy hoa thôi. Bi thương của con người trong kiếp sống nhân sinh là kẻ sống có thể lấy hoa thật tiễn đưa người chết bằng những tâm tình giả. Bi thương của người chết là có những tâm tình thật, nhưng kẻ đã miền miệt ra đi rồi thì chẳng bao giờ nhìn thấy hoa. Hoa nghĩa trang vẫn là hoa chỉ kẻ sống nhìn thấy thôi. Chết là đi vào thế giới khác rồi. Hoa hãy ở lại, giã từ hoa.
(View: 52689)
Tôi được họ ôm sát lồng ngực, nên cánh hoa chúng tôi nghe rõ con tim đau đớn. Họ nuối tiếc một trời quá khứ đã chẳng thương nhau đủ, để đời nhau thổn thức. Giờ đây, kẻ ở, người đi nghìn trùng xa cách. Tôi nghe nước mắt xót thương của người sống rơi trên từng cánh hoa, tôi xúc động lắm, nhưng tôi không theo người chết ra đi mà gởi thương nhớ được.... ở ngoài nghĩa trang. Rồi họ cũng phải từ giã nhau. Nhưng chẳng ai muốn giờ ly biệt của mình là giã từ trong lạnh lẽo tẻ nhạt. Họ cần cho nhau một bông hoa lúc còn sống để biết bông hoa ấy sẽ vẫy chào nhau lúc biệt ly.
(View: 53111)
... "Tình yêu không biết đến sợ hãi; trái lại, tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi, vì sợ hãi gắn liền với hình phạt và ai sợ hãi thì không đạt tới tình yêu hoàn hảo" (1Ga 4,18). Con cảm thấy chính khi con thật sự có tình yêu thì con không sợ đau khổ, mà sẵn sàng đón nhận đau khổ để người khác được hạnh phúc, đồng thời cũng là cách thanh luỵên cho chính bản thân con nên hoàn thiện, hầu được Đức Giê-su Thiên Chúa trìu mến nói với con như với người trộm lành năm xưa: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng”. Ôi! “Lạy Chúa, xin đoái thương nhậm lời chúng con cầu nguyện, để khi chúng con tin Con Chúa đã từ cõi chết sống lại, thì cũng được vững lòng trông cậy rằng các tôi tớ Chúa sẽ sống lại. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con. Amen
(View: 53736)
.... Của cải vật tự nó không xấu, vì của cải vật chất được chính Thiên Chúa ban tặng cho ta, để mưu ích cho ta trên đường lữ thứ trần gian. Có một câu nói rất hay: “Của cải vật chất là người đầy tớ tốt, nhưng lại là một ông chủ xấu”. Nếu trong đời sống ta coi của cải vật chất như là phương tiện giúp ta từ việc đời đến việc đạo thì quả là tuyệt vời, bằng ngược lại nếu ta xem của cải vật chất như cứu cánh, thì chính ta biến của cải vật chất trở thành ông chủ của ta. Một khi của cải vật chất là ông chủ, thì tất nhiên ta trở đầy tớ, nô lệ. Từ đây, của cải vật chất sẽ xui khiến ta thực hiện những điều trái với ước muốn của Thiên Chúa, làm ta dần xa rời Thiên Chúa là Đấng làm chủ tất cả
(View: 56684)
Ít có ai phủ nhận nội hàm một ngạn ngữ Trung Quốc rằng tiền bạc có thể mua được đồng hồ quý nhưng không mua được thời gian; tiền bạc có thể mua được giường sang, nệm êm, chăn ấm, nhưng không mua được giấc ngủ ngon; tiền bạc có thể mua được cao lương mỷ vị nhưng không mua được sự ngon miệng… Thế nhưng trong thực tế chúng ta lại hành xử theo kiểu như tiền bạc là nền tảng, là nguyên nhân đem lại hạnh phúc.
(View: 53742)
Khôn ngoan đó phải chăng là nhìn ra cái phận người của con người quá mong manh trong lòng bàn tay của Thiên Chúa là Đấng tạo thành con người. Bao nhiêu lần và bao nhiêu lần Chúa Giêsu đã nhắc nhớ cho chúng ta về vấn đề này : Có nhà vua kia lo xây tháp để cất đồ, để dự trữ vào kho lẫm nhưng rồi nếu tối nay Chúa đến và gọi vua về thì tất cả cái tháp đó để làm gì ? Cái tháp đó để cho ai hưởng đây ? Chỉ xin Chúa cho ta cái ơn khôn ngoan để ta nhận ra đâu là điều cần thiết, đâu là căn cốt trong cuộc đời chúng ta để chúng ta có hướng đi đúng thôi. Xin Chúa cho chúng ta biết từ bỏ bớt đi những của cải chóng qua ở cõi tạm này để ngày mỗi ngày gắn liền với Chúa hơn
(View: 56987)
... Lạy Chúa, "Chúa là tình yêu", xin ban Tình yêu Chúa xuống trong các gia đình đã nguội lạnh tình yêu. Xin cho các bậc cha mẹ luôn biết nhẫn nhục và tha thứ cho nhau, để họ trọn đời chung thủy trong tình yêu mà Chúa đã chúc phúc cho họ trong ngày thành hôn. Amen.
(View: 59004)
... Nhiều khi chúng ta, vì vô tình hay thiếu khôn ngoan, không biết hạn chế tự do của mình, nên đã làm tổn thương lương tâm của những người yếu đuối. Tôi có thể gây dịp tội khiến anh em tôi sa ngã, nhưng chính thân xác tôi lại có thể là dịp tội cho tôi. Đức Giêsu đòi ta chặt tay, chặt chân, móc mắt, nếu những bộ phận đó làm ta phạm tội. Hội Thánh không bao giờ hiểu đòi hỏi này theo nghĩa đen (nếu thế thì khó mà có một Kitô hữu lành lặn!). Nhưng chúng ta lại không được coi thường tính chất mạnh mẽ và quyết liệt của đòi buộc này.
(View: 68261)
Phải quyết liệt dứt khoát với sự xấu. Vì sự xấu giống như căn bệnh hay lây. Đã nhiễm vào một phần thân thể, sẽ nhanh chóng lây lan tới cả cơ thể. Lây lan đến đâu làm độc đến đấy. Phải ngăn chặn ngay từ đầu, nếu không sẽ khó mà cứu vãn được mạng sống.
(View: 68183)
Xin giải phóng chúng con khỏi sự mê hoặc của kho tàng dưới đất, nhờ cảm nghiệm được phần nào sự phong phú của kho tàng trên trời. Ước gì chúng con mau mắn và vui tươi bán tất cả những gì chúng con có, để mua được viên ngọc quý là Nước Trời. Và ước gì chúng con không bao giờ quay lưng trước những lời mời gọi của Chúa, không bao giờ ngoảnh mặt để tránh cái nhìn yêu thương Chúa dành cho từng người trong chúng conngười ấy không có tự do (c. 34).
(View: 66133)
Chúa Giêsu đến để ”mở ra”, để giải thoát chúng ta khỏi sự câm điếc nội tâm, và khiến cho chúng ta có khả năng sống tràn đầy tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân.... Nhưng chúng ta tất cả đều biết rằng sự đóng kín của con người, sự lẻ loi của nó không chỉ tùy thuộc các giác quan. Có một sự đóng kín nội tâm, liên quan tới nơi sau thẳm nhất của con người, đó là điều Thánh Kinh gọi là ”trái tim”. Chúa Giêsu đến để ”mở ra”, để giải thoát, để khiến cho chúng ta có khả năng sống tràn đầy tương quan với Thiên Chúa và với các người khác.
(View: 68214)
... ta sống sao để làm chứng nhân. Hãy góp nhặt những hy sinh rải rắc trong đời thường, để làm nên tấm bánh và chén rượu, như những của lễ chúng ta dâng lên Chúa. Từ đó chúng ta đi đến một câu hỏi, một kết luận, đó là chúng ta đã thực sự sống tinh thần thánh lễ giữa lòng cuộc đời của chúng ta hay chưa?
(View: 65655)
... Thân mật với chính mình và với Chúa còn giúp mình đối phó với những giờ phút cô đơn. Có được sự thân mật với mình và với Chúa, nỗi cô đơn sẽ đưa đến sự thanh vắng của tâm hồn, là nơi người ta có được sự tĩnh mịch và phẳng lặng của tâm hồn. Có được sự tĩnh mịch và phẳng lặng của tâm hồn rồi, người ta lại thích tìm đến nơi cô tịch và chốn quạnh hiu để dễ duy trì trạng thái phẳng lặng và tĩnh mịch của tâm hồn hầu dễ cảm nghiệm được sự hiện diện và thân mật với Chúa,
(View: 79916)
... bồng tôi lên lúc tôi say giấc nồng tôi ngụp lặn trong ân tình Thiên Chúa đêm tĩnh lặng tôi nguyện xin thề hứa chỉ yêu “Người” là Thiên Chúa toàn năng.
(View: 79020)
... Có ai tìm được của ăn vật chất mà sống mãi được đâu. Người ta tranh giành, chém giết lẫn nhau để có được của ăn nhưng vẫn chết. Có phải là cứ bám víu vào mớ của ăn trần thế là nhân loại sống mãi, không bao giờ chết? Ngược lại, ăn thì vẫn ăn, uống thì vẫn uống, no thì vẫn no, đói thì vẫn đói, nhưng chẳng có ai sống mãi được, chỉ có những ai đón nhận bánh trường sinh, là chính Mình Máu Đức Kytô, ai nghe, tin và thực hành Lời của Ngài thì mới được sự sống vĩnh cửu: “Tổ tiên các ông đã ăn manna trong sa mạc nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết” (Ga 6, 49-50).
(View: 74556)
... Và chúng ta ngày nay cũng thế thôi, có người khôn và cũng có người dại! Lạy Chúa, xin giúp chúng con được đức khôn ngoan và đức khiêm nhường để sống tốt lành ngay trên trần gian này, để chúng con được mãi mãi “ở lại trong tình thương của Chúa” (Ga 15:9). Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen.
(View: 77459)
... Tuy nhiên, đôi khi có thể dường như Chúa lại cho bạn “Đá” thay vì “Bánh” trong sự khôn ngoan của Ngài. Thực sự là Ngài đang hành động qua những hoàn cảnh của bạn, để cho bạn một điều tốt hơn rất nhiều so với điều bạn xin. Một tác giả vô danh đã nói lên ý này theo những cách sau đây:
(View: 75348)
... khi chúng ta hòa nhã chúng ta sẽ nhận ra nét đó trên khuôn mặt của những người xung quanh. Trái lại, khi chúng ta cau có, khi chúng ta giận dữ, khi chúng ta buồn phiền, khi chúng ta thất vọng, chúng ta cũng sẽ thấy được những nét ấy trên gương mặt của người khác... Tha nhân cũng chính là hình ảnh của Thiên Chúa. Nếu đứa con có thể nhìn thấy gương mặt khỏe mạnh, vui tươi của người mẹ trong tấm gương, nếu người cha nhìn thấy hình ảnh của người vợ trong đứa con, thì với ánh mắt của tin yêu chúng ta cũng có thể nhìn thấy gương mặt Tình Yêu của Thiên Chúa trong mọi người.
(View: 70368)
... Khi tôi phạm tội và còn ở trong tình trạng tội, tôi không thể tự giải thoát tôi. Tôi không thể “tự” mở cửa phòng để ra đi hưởng sự tự do an bình. Đang trong tình trạng tội, những ấp ủ yêu thương người thân, bạn hữu chỉ vẫn là trên bình diện lý thuyết vì trong tình trạng trong ngục tội, tôi bị cách ly và không có khả năng để giao tiếp. Tội cách ly tôi khỏi những khả năng mà tôi vốn sở hữu: tư do, hạnh phúc, bình an.
(View: 74664)
... con người khao khát để mong “chiếm hữu” ước nguyện tiếp theo. Không nhận thấy ân huệ và quà tặng của cuộc đời mà cứ loay hoay khao khát tham lam để chiếm đoạt những điều ngoài giới hạn của mình là điều khốn khổ nhất của kiếp người. Khi bị “cắn câu” vào thứ ma lực này, con người dễ bị phạm lỗi đức bác ái, đức công bằng ngay trong gia đình và người thân của mình.....