SUY NIỆM TIN MỪNG CN 28 TN(B)
(Mc 10, 1-31) nằm trong phần c) Bổ túc: Thuộc phần loan báo cuộc Tử Nạn & Phục Sinh II.
Phần nầy gồm bốn vấn đề :
* 1) Ly dị
* 2) Trẻ em
* 3) Của cải
* 4) Phần thưởng
Tuần trước CN 27 (B), được nói về 2 vấn đề Li dị và Trẻ em. Nói đến trẻ em là nói đến hôn nhân, vì trẻ em là hệ quả của hôn nhân. Còn li dị là luật bất khả phân ly của Kitô giáovì hệ quả hôn nhân của nó chính là trẻ em, chứ không phải là ly dị.
Tuần trước các tác giả chia sẻ Lời Chúa đã phân tích nhiều về 02 vấn đề hôn nhân và trẻ em. Đây là điều thực trạng của xã hội, sự nhức nhối ,sự nóng bỏng hôm nay và mai sau. Con người sống trong một trật tự xã hội, thì cần phải có những qui cũ của nó, vì xã hội muốn tồn tại thì phải có sự phát triển, muốn có sự phát triển thì phải có lề thói lành mạnh. Sự sống của con người cần có sự sinh sôi theo tự nhiên và siêu nhiên.
Qua đoạn Tin Mừng Mc10, chúng ta thấy Chúa Giêsu thật sự đã ảnh hưởng đáng kể đến những nhu cầu của xã hội người Do-thái lúc bấy giờ (Mc10.2). Có mấy người Pha-ri-sêu đến gần Đức Giêsu và hỏi rằng: “ Thưa Thầy, chồng có được phép rẫy vợ không?” Họ hỏi thế là để thử Người. Nếu Người trả lời được thì không phù hợp với những gì Người rao giảng, vì Người đến để kiện toàn, sửa đổi, chứ không phải giữ nguyên, vì luật của Môisen là luật du di, luật chiều lòng dân, chứ không phải là luật đích thực. Luật đích thực phải là từ Thiên Chúa ban ra, luật từ Thiên Chúa là luật bác ái, chứ không phải là luật của con người.
Rồi sau khi dẫn giải, Chúa Giêsu đã đi đến kết luận: “ Vậy, sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, thì loài người không được phân ly”( c 9). Từ đó, hôn nhân công giáo không được chia rẻ. Qủa thật, từ đó giáo hội được thi hành một ân sũng của Chúa Giêsu là cử hành Bí tích hôn phối. Để phối hợp hai người một nam, một nữ lại với nhau thành một, theo trật tự được xây dựng từ ban đầu. Với sự khôn ngoan của Chúa Giêsu, nhân loại được xây dựng trên một nền tảng có trật tự vũng bền là Hôn nhân Công giáo. Tuy nhiên, ngày nay, con người có tuân giữ hay không, ở nhiều mức độ khác nhau? Nhưng ý nghĩa thiêng thánh của hôn nhân công giáo là trọn vẹn và bất di, bất dịch. Vì nó góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh hóa , nếu không ngày nay còn tệ hại hơn nhiều. Tất cả các Bí tích của Chúa Giêsu, đều đưa con người đến Nước Trời, hôn nhân là một trong các bí tích ấy.
Hôn nhân bất khả phân ly của Công giáo tạo nên một hệ quả xã hội bền vững ở trần thế nầy, và một định luật bác ái tròn trịa. Vì con người dù tài ba đến đâu, giàu sang cách mấy,rồi cuối cùng khi về Nước Trời cũng phải thu mình nhỏ bé, để trở lại làm người nhỏ bé về tâm hồn, thì mới được vào Nước Trời.Vì khởi đầu vốn nhỏ bé, và về già cũng trở nên nhỏ bé mà thôi. Như vậy, từ lúc trưởng thành đến lúc về già thì khoảng bốn mươi năm. Một thời gian được làm “người lớn”. Được làm người lớn, là để trở nên nhỏ bé như “Con Người” đúng nghĩa thì mới được vào Nước Trời như Chúa Giêsu đã xác định rõ khi Người chúc phúc cho trẻ em : “ Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào” (c 15). Sự nhỏ bé là sự trở về thật sự, là đích điểm của loài thụ tạo, vì không có ai lớn hơn Thiên Chúa. Sự bé nhỏ là sự cậy dựa, sự trung tín , sự đơn sơ, sự phó thác và sự yêu mến chân thành vì con người nếu thiếu những yếu tố nầy thì dễ sinh ra kiêu căng, tự phụ, coi như không có Thiên Chúa,thì làm sao vào Nước Thiên Chúa được. Phải trở nên hoàn toàn như một đứa trẻ, vì đứa trẻ chỉ biết cậy dựa vào người lớn là cha mẹ nó. Nếu như một đứa bé không biết cậy dựa vào cha mẹ nó, thì nó không phải là đứa bé, mà là một người lớn, như vậy, người lớn thì nó phải tự lo cho nó.
Thiên Chúa cũng vậy, Ngài thích những ai có tâm hồn nhỏ bé, nghĩa là họ biết hoàn toàn cậy dựa vào Thiên Chúa mà thôi. Như vậy điều kiện để vào Nước Trời không khó, chỉ khó đối với những ai tự chomình là người lớn. Như vậy, Lời giáo huấn của Chúa Giêsu không phải là những điều kiện khắt khe lắm để không ai có thể theo được.
Từ những ý tưởng trên, chúng thấy rằng, những con người có tâm hồn đơn sơ là những con người đáng yêu. Tâm hồn sẵn sàng cho đi, cho đi không tính toán, như vậy họ không tích lũy gì cho mình, nhưng họ chỉ tích lũy những gì Thiên Chúa muốn cho họ tích lũy là kho tàng không hư mất, vì không có mối mọt đục khoét.
Nên chi ,ý nghĩa của đoạn Tin Mừng (Mc10, 17-30) hôm nay, Chúa Giêsu giáo huấn chúng ta phải biết sử dụng của cải cho đúng mục đích. Nghĩa là những của cải trần gian chỉ để lo cho trần gian mà thôi, những thứ đó không mang được vào Nước Trời. Nhưng chúng ta biết dùng của cải ở trần gian mà lo cho người nghèo, thì chúng ta sẽ có một kho tàng ở trên trời. Hoặc thời giờ chúng ta lo kiếm tiền trong khi chúng ta dư ăn, dư để, thì chúng ta dùng vào việc bác ái để làm việc thiêng liêng, như vậy chính là những của cải đích thực cho chúng ta mai sau.
Đoạn Tin Mừng hôm nay, cho thấy người thanh niên đến hỏi Chúa Giêsu về cách để có được sự sống đời đời. Người nầy cũng đã có tâm hồn tử tế, vì anh ta cũng đã theo dõi Chúa Giêsu từ lâu rồi, và anh ta cũng đã ái mộ Chúa Giêsu lắm. Vì anh ta tuyên xưng Chúa Giêsu là “ Thầy nhân lành”, nhưng chính Chúa bảo: “ Sao anh nói tôi là nhân lành? Không ai là nhân lành cả, ngoại trừ một mình Thiên Chúa” (c 18). Và rồi cũng chính Chúa Giêsu đã khen anh ta vì một con người đã có một cuộc sống tử tế, nhưng cuộc sống tử tế ấy cũng chưa đủ để có được sự sống đời đời, vì anh ta là người giàu có. Giàu có không phải là cái tội để xa cách Thiên Chúa. Nhưng khi con người giàu có, thì chắc chắn họ sẽ chọn của cải để làm gia nghiệp vì người giàu có khó lòng mà xa rời của cải của họ được. “ Vì của cải của các ngươi ở đâu, thì lòng các ngươi cũng ở đó.” Có lần Chúa Giêsu đã nói như vậy,( Mt 6,21).
Và rồi Chúa Giêsu đã kết luận : “Các con ơi!Vào được Nước Thiên Chúa thật khó biết bao ! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa !” (c 24-25).
Người giàu trong đoạn Tin Mừng trên là sự cảnh tỉnh cho tất cả những ai muốn đi theo Chúa Giêsu, mà không từ bỏ chính mình, và của cải trần thế theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, thì cũng giống như người giàu trong Tin Mừng hôm nay. Của cải thật sự cần thiết cho cuộc sống trần thế, nhưng không phải là tất cả, vì cuộc sống trần thế có giới hạn còn cuộc sống thiêng liêng thì vô hạn. Như vậy, phải biết chọn lựa và khôn ngoan trong việc tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài. Đó là sự giàu có đích thực vì là sự khôn ngoan đích thực sẽ dẫn đưa con người đến nguồn của sự sống đời đời.
Sự khôn ngoan là sự hiểu biết về Thiên Chúa và sự công chính của Ngài, để chúng ta sống theo Thiên Chúa thì chúng ta sẽ có sự sống đời đời. Vì không ai giàu có hơn Thiên Chúa và không ai khôn ngoan bằng Thiên Chúa. Sự khôn ngoan đó là Lời Chúa và sự giáo huấn của Ngài. Vì của cải Thiêng liêng thì minh nhiên được ở nơi thiêng liêng, còn của cải trần thế, thì mặc nhiên phải sử dụng nơi trần thế mà thôi. Lời Chúa là minh định và dứt khoát hơn con dao hai lưỡi : xuyên thấu chổ phân cách tâm với linh, cốt với tủy , là Lời sống động, hữu hiệu và sắc bén; Lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người. Vì không có loài thụ tạo nào mà không hiện rõ trước Lời Chúa, nhưng tất cả đều trần trụi và phơi bày trước mặt Đấng có quyền đòi chúng ta trả lẽ.( Dt 4,12-13).
Như vậy, của cải chỉ là phương tiện để mua lấy Nước Trời theo nghĩa rộng, chứ không theo nghĩa hẹp được, đừng tưởng tôi cứ lo làm giàu, và rồi khi nào giáo xứ cần, thì tôi cứ đóng góp lấy cho được vài cái bằng ĐẠI ÂN NHÂN cho lớn treo giữa nhà, đến khi chết đó là tấm giấy thông hành để vào Nước Trời. Nếu nghĩ như thế thật là sai lầm,vì Nước Trời không mua bằng tiền theo nghĩa hẹp được, mà là theo nghĩa rộng, có nghĩa là phải sống theo Lời Chúa là điều căn bản, sau đó nếu Chúa ban cho có dư dật của cải thì nên giúp đỡ cho người nghèo khó, đó là trách niệm, là bổn phận của người Kitô hữu, vì của cải trần gian chỉ dùng cho mục đích trần gian mà thôi!
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy chúng con biết dùng của cải chóng qua ở đời nầy, để làm mưu ích cho đời sau. Xin thương ban cho chúng con biết thực thi Lời Chúa dạy, vì như thế chúng con mới thật sự giàu có vì sự khôn ngoan của Lời Chúa mới là sự sống đời đời cho chúng con. Amen.
14/10/2012
P. Trần Đình Phan Tiến
(Mc 10, 1-31) nằm trong phần c) Bổ túc: Thuộc phần loan báo cuộc Tử Nạn & Phục Sinh II.
Phần nầy gồm bốn vấn đề :
* 1) Ly dị
* 2) Trẻ em
* 3) Của cải
* 4) Phần thưởng
Tuần trước CN 27 (B), được nói về 2 vấn đề Li dị và Trẻ em. Nói đến trẻ em là nói đến hôn nhân, vì trẻ em là hệ quả của hôn nhân. Còn li dị là luật bất khả phân ly của Kitô giáovì hệ quả hôn nhân của nó chính là trẻ em, chứ không phải là ly dị.
Tuần trước các tác giả chia sẻ Lời Chúa đã phân tích nhiều về 02 vấn đề hôn nhân và trẻ em. Đây là điều thực trạng của xã hội, sự nhức nhối ,sự nóng bỏng hôm nay và mai sau. Con người sống trong một trật tự xã hội, thì cần phải có những qui cũ của nó, vì xã hội muốn tồn tại thì phải có sự phát triển, muốn có sự phát triển thì phải có lề thói lành mạnh. Sự sống của con người cần có sự sinh sôi theo tự nhiên và siêu nhiên.
Qua đoạn Tin Mừng Mc10, chúng ta thấy Chúa Giêsu thật sự đã ảnh hưởng đáng kể đến những nhu cầu của xã hội người Do-thái lúc bấy giờ (Mc10.2). Có mấy người Pha-ri-sêu đến gần Đức Giêsu và hỏi rằng: “ Thưa Thầy, chồng có được phép rẫy vợ không?” Họ hỏi thế là để thử Người. Nếu Người trả lời được thì không phù hợp với những gì Người rao giảng, vì Người đến để kiện toàn, sửa đổi, chứ không phải giữ nguyên, vì luật của Môisen là luật du di, luật chiều lòng dân, chứ không phải là luật đích thực. Luật đích thực phải là từ Thiên Chúa ban ra, luật từ Thiên Chúa là luật bác ái, chứ không phải là luật của con người.
Rồi sau khi dẫn giải, Chúa Giêsu đã đi đến kết luận: “ Vậy, sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, thì loài người không được phân ly”( c 9). Từ đó, hôn nhân công giáo không được chia rẻ. Qủa thật, từ đó giáo hội được thi hành một ân sũng của Chúa Giêsu là cử hành Bí tích hôn phối. Để phối hợp hai người một nam, một nữ lại với nhau thành một, theo trật tự được xây dựng từ ban đầu. Với sự khôn ngoan của Chúa Giêsu, nhân loại được xây dựng trên một nền tảng có trật tự vũng bền là Hôn nhân Công giáo. Tuy nhiên, ngày nay, con người có tuân giữ hay không, ở nhiều mức độ khác nhau? Nhưng ý nghĩa thiêng thánh của hôn nhân công giáo là trọn vẹn và bất di, bất dịch. Vì nó góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh hóa , nếu không ngày nay còn tệ hại hơn nhiều. Tất cả các Bí tích của Chúa Giêsu, đều đưa con người đến Nước Trời, hôn nhân là một trong các bí tích ấy.
Hôn nhân bất khả phân ly của Công giáo tạo nên một hệ quả xã hội bền vững ở trần thế nầy, và một định luật bác ái tròn trịa. Vì con người dù tài ba đến đâu, giàu sang cách mấy,rồi cuối cùng khi về Nước Trời cũng phải thu mình nhỏ bé, để trở lại làm người nhỏ bé về tâm hồn, thì mới được vào Nước Trời.Vì khởi đầu vốn nhỏ bé, và về già cũng trở nên nhỏ bé mà thôi. Như vậy, từ lúc trưởng thành đến lúc về già thì khoảng bốn mươi năm. Một thời gian được làm “người lớn”. Được làm người lớn, là để trở nên nhỏ bé như “Con Người” đúng nghĩa thì mới được vào Nước Trời như Chúa Giêsu đã xác định rõ khi Người chúc phúc cho trẻ em : “ Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào” (c 15). Sự nhỏ bé là sự trở về thật sự, là đích điểm của loài thụ tạo, vì không có ai lớn hơn Thiên Chúa. Sự bé nhỏ là sự cậy dựa, sự trung tín , sự đơn sơ, sự phó thác và sự yêu mến chân thành vì con người nếu thiếu những yếu tố nầy thì dễ sinh ra kiêu căng, tự phụ, coi như không có Thiên Chúa,thì làm sao vào Nước Thiên Chúa được. Phải trở nên hoàn toàn như một đứa trẻ, vì đứa trẻ chỉ biết cậy dựa vào người lớn là cha mẹ nó. Nếu như một đứa bé không biết cậy dựa vào cha mẹ nó, thì nó không phải là đứa bé, mà là một người lớn, như vậy, người lớn thì nó phải tự lo cho nó.
Thiên Chúa cũng vậy, Ngài thích những ai có tâm hồn nhỏ bé, nghĩa là họ biết hoàn toàn cậy dựa vào Thiên Chúa mà thôi. Như vậy điều kiện để vào Nước Trời không khó, chỉ khó đối với những ai tự chomình là người lớn. Như vậy, Lời giáo huấn của Chúa Giêsu không phải là những điều kiện khắt khe lắm để không ai có thể theo được.
Từ những ý tưởng trên, chúng thấy rằng, những con người có tâm hồn đơn sơ là những con người đáng yêu. Tâm hồn sẵn sàng cho đi, cho đi không tính toán, như vậy họ không tích lũy gì cho mình, nhưng họ chỉ tích lũy những gì Thiên Chúa muốn cho họ tích lũy là kho tàng không hư mất, vì không có mối mọt đục khoét.
Nên chi ,ý nghĩa của đoạn Tin Mừng (Mc10, 17-30) hôm nay, Chúa Giêsu giáo huấn chúng ta phải biết sử dụng của cải cho đúng mục đích. Nghĩa là những của cải trần gian chỉ để lo cho trần gian mà thôi, những thứ đó không mang được vào Nước Trời. Nhưng chúng ta biết dùng của cải ở trần gian mà lo cho người nghèo, thì chúng ta sẽ có một kho tàng ở trên trời. Hoặc thời giờ chúng ta lo kiếm tiền trong khi chúng ta dư ăn, dư để, thì chúng ta dùng vào việc bác ái để làm việc thiêng liêng, như vậy chính là những của cải đích thực cho chúng ta mai sau.
Đoạn Tin Mừng hôm nay, cho thấy người thanh niên đến hỏi Chúa Giêsu về cách để có được sự sống đời đời. Người nầy cũng đã có tâm hồn tử tế, vì anh ta cũng đã theo dõi Chúa Giêsu từ lâu rồi, và anh ta cũng đã ái mộ Chúa Giêsu lắm. Vì anh ta tuyên xưng Chúa Giêsu là “ Thầy nhân lành”, nhưng chính Chúa bảo: “ Sao anh nói tôi là nhân lành? Không ai là nhân lành cả, ngoại trừ một mình Thiên Chúa” (c 18). Và rồi cũng chính Chúa Giêsu đã khen anh ta vì một con người đã có một cuộc sống tử tế, nhưng cuộc sống tử tế ấy cũng chưa đủ để có được sự sống đời đời, vì anh ta là người giàu có. Giàu có không phải là cái tội để xa cách Thiên Chúa. Nhưng khi con người giàu có, thì chắc chắn họ sẽ chọn của cải để làm gia nghiệp vì người giàu có khó lòng mà xa rời của cải của họ được. “ Vì của cải của các ngươi ở đâu, thì lòng các ngươi cũng ở đó.” Có lần Chúa Giêsu đã nói như vậy,( Mt 6,21).
Và rồi Chúa Giêsu đã kết luận : “Các con ơi!Vào được Nước Thiên Chúa thật khó biết bao ! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa !” (c 24-25).
Người giàu trong đoạn Tin Mừng trên là sự cảnh tỉnh cho tất cả những ai muốn đi theo Chúa Giêsu, mà không từ bỏ chính mình, và của cải trần thế theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, thì cũng giống như người giàu trong Tin Mừng hôm nay. Của cải thật sự cần thiết cho cuộc sống trần thế, nhưng không phải là tất cả, vì cuộc sống trần thế có giới hạn còn cuộc sống thiêng liêng thì vô hạn. Như vậy, phải biết chọn lựa và khôn ngoan trong việc tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài. Đó là sự giàu có đích thực vì là sự khôn ngoan đích thực sẽ dẫn đưa con người đến nguồn của sự sống đời đời.
Sự khôn ngoan là sự hiểu biết về Thiên Chúa và sự công chính của Ngài, để chúng ta sống theo Thiên Chúa thì chúng ta sẽ có sự sống đời đời. Vì không ai giàu có hơn Thiên Chúa và không ai khôn ngoan bằng Thiên Chúa. Sự khôn ngoan đó là Lời Chúa và sự giáo huấn của Ngài. Vì của cải Thiêng liêng thì minh nhiên được ở nơi thiêng liêng, còn của cải trần thế, thì mặc nhiên phải sử dụng nơi trần thế mà thôi. Lời Chúa là minh định và dứt khoát hơn con dao hai lưỡi : xuyên thấu chổ phân cách tâm với linh, cốt với tủy , là Lời sống động, hữu hiệu và sắc bén; Lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người. Vì không có loài thụ tạo nào mà không hiện rõ trước Lời Chúa, nhưng tất cả đều trần trụi và phơi bày trước mặt Đấng có quyền đòi chúng ta trả lẽ.( Dt 4,12-13).
Như vậy, của cải chỉ là phương tiện để mua lấy Nước Trời theo nghĩa rộng, chứ không theo nghĩa hẹp được, đừng tưởng tôi cứ lo làm giàu, và rồi khi nào giáo xứ cần, thì tôi cứ đóng góp lấy cho được vài cái bằng ĐẠI ÂN NHÂN cho lớn treo giữa nhà, đến khi chết đó là tấm giấy thông hành để vào Nước Trời. Nếu nghĩ như thế thật là sai lầm,vì Nước Trời không mua bằng tiền theo nghĩa hẹp được, mà là theo nghĩa rộng, có nghĩa là phải sống theo Lời Chúa là điều căn bản, sau đó nếu Chúa ban cho có dư dật của cải thì nên giúp đỡ cho người nghèo khó, đó là trách niệm, là bổn phận của người Kitô hữu, vì của cải trần gian chỉ dùng cho mục đích trần gian mà thôi!
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy chúng con biết dùng của cải chóng qua ở đời nầy, để làm mưu ích cho đời sau. Xin thương ban cho chúng con biết thực thi Lời Chúa dạy, vì như thế chúng con mới thật sự giàu có vì sự khôn ngoan của Lời Chúa mới là sự sống đời đời cho chúng con. Amen.
14/10/2012
P. Trần Đình Phan Tiến