Friday
26
April
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22140)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13067)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16463)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32834)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28228)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21884)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22712)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19715)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Nguồn gốc Mùa Chay

Tuesday, February 28, 201710:09 PM(View: 11880)
Nguồn gốc Mùa Chay - Mùa Chay là thời gian đặc biệt để cầu nguyện, sám hối, hy sinh và làm việc lành để chuẩn bị mừng lễ Phục sinh.
~~~~~~~~~~~~~~~
mua chay
Muốn canh tân phụng vụ Giáo hội, Hiến pháp về Phụng vụ Thánh của Công đồng Vatican II nói: “Hai yếu tố là đặc tính của mua chaymùa Chay – nhớ lại Bí tích Thánh Tẩy hoặc chuẩn bị cho Bí tích này, và sám hối – nên được nhấn mạnh trong phụng vụ và giáo lý. Qua đó, Giáo hội chuẩn bị cho các tín hữu về việc cử hành lễ Phục sinh, trong khi họ lắng nghe Lời Chúa nhiều hơn và dành thời gian cầu nguyện nhiều hơn” (số 109). Chữ Lent (mùa Chay) được rút ra từ chữ Lencten trong ngôn ngữ Anglo-Saxon, nghĩa là “mùa Xuân”, và Lenctentid không chỉ có nghĩa là “mùa Xuân” mà còn có nghĩa là “tháng Ba”, vì mùa Chay thường rơi vào tháng này.
Từ thời Giáo hội sơ khai, có chứng cớ về mùa Chay để chuẩn bị lễ Phục sinh. Chẳng hạn, Thánh Irênê (qua đời năm 203) đã viết cho Thánh Giáo hoàng Victor I, nói về việc cử hành lễ Phục sinh và sự khác nhau giữa hai việc cử hành này trong Giáo hội Đông phương và Tây phương: “SỰ tranh luận không chỉ về ngày này, mà còn về đặc tính của việc ăn chay. Một số người nghĩ rằng họ nên ăn chay một ngày, một số người nghĩ nên ăn chay hai ngày, một số người khác lại nghĩ nên ăn chay nhiều ngày hơn; một số người khác lại nghĩ nên ăn chay 40 giờ cuối cùng. Sự khác nhau trong cách giữ luật như vậy đã không có nguồn gốc như ngày nay, mà rất khác trước, từ thời xa xưa” (Eusebius, Lịch sử Giáo hội, V, 24).
Mua chay 2
Khi Rufinus dịch đoạn văn này từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Latin, có dấu phẩy giữa số 40 và chữ “giờ” khiến ý nghĩa hóa thành 40 ngày, mỗi ngày 24 giờ. Do đó, tầm quan trọng của đoạn văn vẫn là từ thời tổ tiên xa xưa – luôn được diễn tả là thời các tông đồ, và thời gian 40 ngày mùa Chay đã xuất hiện. Tuy nhiên, việc thực hành thực sự và thời gian mùa Chay vẫn chưa tương ứng trong cả Giáo hội.
song mua chay
Mùa Chay trở nên phổ biến hơn sau khi Kitô giáo được công nhận năm 313 (sau công nguyên). Công đồng Nicê (325), trong giáo luật ghi rằng hai công nghị nên được tổ chức hằng năm, “một công nghị trước 40 mùa Chay”. Thánh Athanasiô (qua đời năm 373) trong các “Lễ Thư” (Festal Letters) kêu gọi giáo đoàn ăn chay 40 ngày trước khi ăn chay nghiêm ngặt hơn trong Tuần Thánh. Thánh Cyril thành Giêrusalem (qua đời năm 386) nói trong các bài giảng giáo lý, ngày nay gọi là RCIA (Rite of Catholic Initiation for Adults, nghi thức khai tâm Công giáo cho người lớn), trong đó có 18 điều hướng dẫn trước khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội được trao cho các tân tòng trong mùa Chay. Thánh Cyril thành Alexandria (qua đời năm 444) viết trong một loạt “Lễ Thư” cũng cho biết rằng việc thực hành đó trong mùa Chay chú trọng thời gian 40 ngày ăn chay.

Cuối cùng, Thánh Giáo hoàng Leo (qua đời năm 461) đã giảng rằng các tín hữu phải “hoàn tất việc ăn chay 40 theo luật”, đồng thời chú ý nguồn gốc mùa Chay. Có thể kết luận rằng, vào cuối thế kỷ IV, thời gian 40 ngày ăn chay chuẩn bị lễ Phục sinh được coi là mùa Chay như ngày nay, cầu nguyện và ăn chay đã tạo nên các bài luyện tập tâm linh thời sơ khai.
mua chay 3
Dĩ nhiên, con số 40 luôn có có ý nghĩa tâm linh đặc biệt quan tâm sự chuẩn bị. Trên núi Hô-rép (núi Sinai), chuẩn bị nhận Mười Điều Răn, “Môsê ở đó với Đức Chúa 40 ngày và 40 đêm, không ăn không uống, và ông viết trên những bia các điều khoản của giao ước, tức là Thập Điều” (Xh 34:28). Êlia đi bộ “40 ngày và 40 đêm lên núi Hô-rép để gặp Thiên Chúa” (1 V 19:8). Quan trọng nhất là Chúa Giêsu ăn chay và cầu nguyện “40 ngày và 40 đêm” trong hoang địa trước khi Ngài công khai sứ vụ (Mt 4:2).
mua chay 3
Khi 40 ngày chay được thiết lập, việc kế tiếp là quan tâm mức độ ăn chay. Chẳng hạn, tại Giêrusalem, người ta ăn chay 40 ngày, các ngày từ thứ Hai tới thứ Sáu trong tuần, nhưng không ăn chay vào thứ Bảy hoặc Chúa nhật, do đó mùa Chay kéo dài 8 tuần. Tại Rôma và Tây phương, người ta ăn chay 6 tuần, các ngày từ thứ Hai tới thứ Bảy trong tuần, do đó mùa Chay kéo dài 6 tuần. Cuối cùng, người ta ăn chay 6 ngày mỗi tuần trong 6 tuần, thứ Tư lễ Tro được thiết lập để tăng số ngày cho đủ 40 ngày trước lễ Phục sinh. Luật ăn chay có khác nhau.

Thứ nhất, một số vùng kiêng cữ các loại thịt và các sản phẩm làm từ động vật, một số vùng lại trừ các thực phẩm như cá. Chẳng hạn, Thánh Giáo hoàng Grêgôriô (qua đời năm 604), viết cho Thánh Augustine thành Canterbury, nói về quy luật này: “Chúng ta phải kiêng những đồ tươi như thịt, và các loại tươi khác như sữa, bơ và trứng”.

Thứ nhì, luật chung cho mọi người là mỗi ngày chỉ ăn một bữa, buổi tối hoặc lúc 3 giờ chiều.
Mua chay 2
Luật ăn chay trong mùa Chay cũng thay đổi. Cuối cùng, được phép ăn nhẹ trong ngày để giữ sức khỏe mà làm việc. Được phép ăn cá, và sau đó cũng được phép ăn thịt suốt tuần, trừ thứ Tư lễ Tro và thứ Sáu. Rồi được phép ăn các sản phẩm làm từ sữa, và cuối cùng luật này được hoàn toàn nới lỏng. Tuy nhiên, kiêng cữ cả các sản phẩm sữa cũng dẫn đến việc ăn trứng Phục sinh và ăn bánh kẹp vào thứ Ba béo (Gras Mardi, Shrove Tuesday), trước thứ Tư lễ Tro.

Thời gian trôi qua, luật được thay đổi dần, thế nên ngày nay việc ăn chay không chỉ đơn giản mà còn quá dễ. Thứ Tư lễ Tro vẫn là khởi điểm mùa Chay, từ đó kéo dài 40 ngày, không kể Chúa nhật. Luật ăn chay và kiêng thịt ngày nay rất đơn giản: Chỉ giữ vào thứ Tư lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh, các tín hữu ăn chay (một bữa no, hai bữa nhẹ) và kiêng thịt; còn các thứ Sáu khác trong mùa Chay chỉ phải kiêng thịt. Giáo hội khuyến khích “từ khước cái gì đó” để hy sinh trong mùa Chay. Có điều thú vị vào các Chúa nhật và lễ trọng như lễ Thánh Giuse (19 tháng Ba) và lễ Truyền Tin (25 tháng Ba), người ta “được miễn trừ” và có thể tận hưởng bất cứ thứ gì phải kiêng trong mùa Chay.

Hãy hy sinh từ khước điều gì đó vì Chúa. Làm thật lòng chứ đừng như người Pharisêu (giả hình) để được người ta “chú ý”. Hãy chú trọng hoạt động tâm linh, như tham dự đi Đàng Thánh Giá, Thánh lễ, chầu Thánh Thể, cầu nguyện, đọc sách thiêng liêng, xưng tội và rước lễ. Hãy tập trung vào hoạt động mùa Chay: Sám hối, canh tân đời sống, thể hiện đức tin và chuẩn bị cử hành Mầu Nhiệm Cứu Độ.

TRẦM THIÊN THU, chuyển ngữ từ CatholicEducation.org
(View: 52666)
Tôi được họ ôm sát lồng ngực, nên cánh hoa chúng tôi nghe rõ con tim đau đớn. Họ nuối tiếc một trời quá khứ đã chẳng thương nhau đủ, để đời nhau thổn thức. Giờ đây, kẻ ở, người đi nghìn trùng xa cách. Tôi nghe nước mắt xót thương của người sống rơi trên từng cánh hoa, tôi xúc động lắm, nhưng tôi không theo người chết ra đi mà gởi thương nhớ được.... ở ngoài nghĩa trang. Rồi họ cũng phải từ giã nhau. Nhưng chẳng ai muốn giờ ly biệt của mình là giã từ trong lạnh lẽo tẻ nhạt. Họ cần cho nhau một bông hoa lúc còn sống để biết bông hoa ấy sẽ vẫy chào nhau lúc biệt ly.
(View: 53090)
... "Tình yêu không biết đến sợ hãi; trái lại, tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi, vì sợ hãi gắn liền với hình phạt và ai sợ hãi thì không đạt tới tình yêu hoàn hảo" (1Ga 4,18). Con cảm thấy chính khi con thật sự có tình yêu thì con không sợ đau khổ, mà sẵn sàng đón nhận đau khổ để người khác được hạnh phúc, đồng thời cũng là cách thanh luỵên cho chính bản thân con nên hoàn thiện, hầu được Đức Giê-su Thiên Chúa trìu mến nói với con như với người trộm lành năm xưa: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng”. Ôi! “Lạy Chúa, xin đoái thương nhậm lời chúng con cầu nguyện, để khi chúng con tin Con Chúa đã từ cõi chết sống lại, thì cũng được vững lòng trông cậy rằng các tôi tớ Chúa sẽ sống lại. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Ki-tô, Chúa chúng con. Amen
(View: 53682)
.... Của cải vật tự nó không xấu, vì của cải vật chất được chính Thiên Chúa ban tặng cho ta, để mưu ích cho ta trên đường lữ thứ trần gian. Có một câu nói rất hay: “Của cải vật chất là người đầy tớ tốt, nhưng lại là một ông chủ xấu”. Nếu trong đời sống ta coi của cải vật chất như là phương tiện giúp ta từ việc đời đến việc đạo thì quả là tuyệt vời, bằng ngược lại nếu ta xem của cải vật chất như cứu cánh, thì chính ta biến của cải vật chất trở thành ông chủ của ta. Một khi của cải vật chất là ông chủ, thì tất nhiên ta trở đầy tớ, nô lệ. Từ đây, của cải vật chất sẽ xui khiến ta thực hiện những điều trái với ước muốn của Thiên Chúa, làm ta dần xa rời Thiên Chúa là Đấng làm chủ tất cả
(View: 56642)
Ít có ai phủ nhận nội hàm một ngạn ngữ Trung Quốc rằng tiền bạc có thể mua được đồng hồ quý nhưng không mua được thời gian; tiền bạc có thể mua được giường sang, nệm êm, chăn ấm, nhưng không mua được giấc ngủ ngon; tiền bạc có thể mua được cao lương mỷ vị nhưng không mua được sự ngon miệng… Thế nhưng trong thực tế chúng ta lại hành xử theo kiểu như tiền bạc là nền tảng, là nguyên nhân đem lại hạnh phúc.
(View: 53709)
Khôn ngoan đó phải chăng là nhìn ra cái phận người của con người quá mong manh trong lòng bàn tay của Thiên Chúa là Đấng tạo thành con người. Bao nhiêu lần và bao nhiêu lần Chúa Giêsu đã nhắc nhớ cho chúng ta về vấn đề này : Có nhà vua kia lo xây tháp để cất đồ, để dự trữ vào kho lẫm nhưng rồi nếu tối nay Chúa đến và gọi vua về thì tất cả cái tháp đó để làm gì ? Cái tháp đó để cho ai hưởng đây ? Chỉ xin Chúa cho ta cái ơn khôn ngoan để ta nhận ra đâu là điều cần thiết, đâu là căn cốt trong cuộc đời chúng ta để chúng ta có hướng đi đúng thôi. Xin Chúa cho chúng ta biết từ bỏ bớt đi những của cải chóng qua ở cõi tạm này để ngày mỗi ngày gắn liền với Chúa hơn
(View: 56971)
... Lạy Chúa, "Chúa là tình yêu", xin ban Tình yêu Chúa xuống trong các gia đình đã nguội lạnh tình yêu. Xin cho các bậc cha mẹ luôn biết nhẫn nhục và tha thứ cho nhau, để họ trọn đời chung thủy trong tình yêu mà Chúa đã chúc phúc cho họ trong ngày thành hôn. Amen.
(View: 57837)
Sự nhỏ bé là sự trở về thật sự, là đích điểm của loài thụ tạo, vì không có ai lớn hơn Thiên Chúa. Sự bé nhỏ là sự cậy dựa, sự trung tín , sự đơn sơ, sự phó thác và sự yêu mến chân thành vì con người nếu thiếu những yếu tố nầy thì dễ sinh ra kiêu căng, tự phụ, coi như không có Thiên Chúa,thì làm sao vào Nước Thiên Chúa được. Phải trở nên hoàn toàn như một đứa trẻ, vì đứa trẻ chỉ biết cậy dựa vào người lớn là cha mẹ nó. Nếu như một đứa bé không biết cậy dựa vào cha mẹ nó, thì nó không phải là đứa bé, mà là một người lớn, như vậy, người lớn thì nó phải tự lo cho nó.
(View: 58963)
... Nhiều khi chúng ta, vì vô tình hay thiếu khôn ngoan, không biết hạn chế tự do của mình, nên đã làm tổn thương lương tâm của những người yếu đuối. Tôi có thể gây dịp tội khiến anh em tôi sa ngã, nhưng chính thân xác tôi lại có thể là dịp tội cho tôi. Đức Giêsu đòi ta chặt tay, chặt chân, móc mắt, nếu những bộ phận đó làm ta phạm tội. Hội Thánh không bao giờ hiểu đòi hỏi này theo nghĩa đen (nếu thế thì khó mà có một Kitô hữu lành lặn!). Nhưng chúng ta lại không được coi thường tính chất mạnh mẽ và quyết liệt của đòi buộc này.
(View: 68212)
Phải quyết liệt dứt khoát với sự xấu. Vì sự xấu giống như căn bệnh hay lây. Đã nhiễm vào một phần thân thể, sẽ nhanh chóng lây lan tới cả cơ thể. Lây lan đến đâu làm độc đến đấy. Phải ngăn chặn ngay từ đầu, nếu không sẽ khó mà cứu vãn được mạng sống.
(View: 68140)
Xin giải phóng chúng con khỏi sự mê hoặc của kho tàng dưới đất, nhờ cảm nghiệm được phần nào sự phong phú của kho tàng trên trời. Ước gì chúng con mau mắn và vui tươi bán tất cả những gì chúng con có, để mua được viên ngọc quý là Nước Trời. Và ước gì chúng con không bao giờ quay lưng trước những lời mời gọi của Chúa, không bao giờ ngoảnh mặt để tránh cái nhìn yêu thương Chúa dành cho từng người trong chúng conngười ấy không có tự do (c. 34).
(View: 66087)
Chúa Giêsu đến để ”mở ra”, để giải thoát chúng ta khỏi sự câm điếc nội tâm, và khiến cho chúng ta có khả năng sống tràn đầy tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân.... Nhưng chúng ta tất cả đều biết rằng sự đóng kín của con người, sự lẻ loi của nó không chỉ tùy thuộc các giác quan. Có một sự đóng kín nội tâm, liên quan tới nơi sau thẳm nhất của con người, đó là điều Thánh Kinh gọi là ”trái tim”. Chúa Giêsu đến để ”mở ra”, để giải thoát, để khiến cho chúng ta có khả năng sống tràn đầy tương quan với Thiên Chúa và với các người khác.
(View: 68173)
... ta sống sao để làm chứng nhân. Hãy góp nhặt những hy sinh rải rắc trong đời thường, để làm nên tấm bánh và chén rượu, như những của lễ chúng ta dâng lên Chúa. Từ đó chúng ta đi đến một câu hỏi, một kết luận, đó là chúng ta đã thực sự sống tinh thần thánh lễ giữa lòng cuộc đời của chúng ta hay chưa?
(View: 65618)
... Thân mật với chính mình và với Chúa còn giúp mình đối phó với những giờ phút cô đơn. Có được sự thân mật với mình và với Chúa, nỗi cô đơn sẽ đưa đến sự thanh vắng của tâm hồn, là nơi người ta có được sự tĩnh mịch và phẳng lặng của tâm hồn. Có được sự tĩnh mịch và phẳng lặng của tâm hồn rồi, người ta lại thích tìm đến nơi cô tịch và chốn quạnh hiu để dễ duy trì trạng thái phẳng lặng và tĩnh mịch của tâm hồn hầu dễ cảm nghiệm được sự hiện diện và thân mật với Chúa,
(View: 79867)
... bồng tôi lên lúc tôi say giấc nồng tôi ngụp lặn trong ân tình Thiên Chúa đêm tĩnh lặng tôi nguyện xin thề hứa chỉ yêu “Người” là Thiên Chúa toàn năng.
(View: 78980)
... Có ai tìm được của ăn vật chất mà sống mãi được đâu. Người ta tranh giành, chém giết lẫn nhau để có được của ăn nhưng vẫn chết. Có phải là cứ bám víu vào mớ của ăn trần thế là nhân loại sống mãi, không bao giờ chết? Ngược lại, ăn thì vẫn ăn, uống thì vẫn uống, no thì vẫn no, đói thì vẫn đói, nhưng chẳng có ai sống mãi được, chỉ có những ai đón nhận bánh trường sinh, là chính Mình Máu Đức Kytô, ai nghe, tin và thực hành Lời của Ngài thì mới được sự sống vĩnh cửu: “Tổ tiên các ông đã ăn manna trong sa mạc nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết” (Ga 6, 49-50).
(View: 74510)
... Và chúng ta ngày nay cũng thế thôi, có người khôn và cũng có người dại! Lạy Chúa, xin giúp chúng con được đức khôn ngoan và đức khiêm nhường để sống tốt lành ngay trên trần gian này, để chúng con được mãi mãi “ở lại trong tình thương của Chúa” (Ga 15:9). Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen.
(View: 77426)
... Tuy nhiên, đôi khi có thể dường như Chúa lại cho bạn “Đá” thay vì “Bánh” trong sự khôn ngoan của Ngài. Thực sự là Ngài đang hành động qua những hoàn cảnh của bạn, để cho bạn một điều tốt hơn rất nhiều so với điều bạn xin. Một tác giả vô danh đã nói lên ý này theo những cách sau đây:
(View: 75325)
... khi chúng ta hòa nhã chúng ta sẽ nhận ra nét đó trên khuôn mặt của những người xung quanh. Trái lại, khi chúng ta cau có, khi chúng ta giận dữ, khi chúng ta buồn phiền, khi chúng ta thất vọng, chúng ta cũng sẽ thấy được những nét ấy trên gương mặt của người khác... Tha nhân cũng chính là hình ảnh của Thiên Chúa. Nếu đứa con có thể nhìn thấy gương mặt khỏe mạnh, vui tươi của người mẹ trong tấm gương, nếu người cha nhìn thấy hình ảnh của người vợ trong đứa con, thì với ánh mắt của tin yêu chúng ta cũng có thể nhìn thấy gương mặt Tình Yêu của Thiên Chúa trong mọi người.
(View: 70341)
... Khi tôi phạm tội và còn ở trong tình trạng tội, tôi không thể tự giải thoát tôi. Tôi không thể “tự” mở cửa phòng để ra đi hưởng sự tự do an bình. Đang trong tình trạng tội, những ấp ủ yêu thương người thân, bạn hữu chỉ vẫn là trên bình diện lý thuyết vì trong tình trạng trong ngục tội, tôi bị cách ly và không có khả năng để giao tiếp. Tội cách ly tôi khỏi những khả năng mà tôi vốn sở hữu: tư do, hạnh phúc, bình an.
(View: 74648)
... con người khao khát để mong “chiếm hữu” ước nguyện tiếp theo. Không nhận thấy ân huệ và quà tặng của cuộc đời mà cứ loay hoay khao khát tham lam để chiếm đoạt những điều ngoài giới hạn của mình là điều khốn khổ nhất của kiếp người. Khi bị “cắn câu” vào thứ ma lực này, con người dễ bị phạm lỗi đức bác ái, đức công bằng ngay trong gia đình và người thân của mình.....